meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các thương vụ M&A bất động sản “rình rang" liệu có sôi động thời hậu Covid-19?

Thứ tư, 09/02/2022-07:02
Mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều năm liên tiếp bởi dịch Covid-19, tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, năm 2022, các thương vụ M&A “khủng” ngành bất động sản sẽ tiếp tục xuất hiện trên thị trường.

M&A bất động sản chiếm ưu thế

Cách đây không lâu, vào đầu năm 2022, vụ M&A văn phòng hạng A của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Viva Land trị giá 550 triệu USD đã khiến thị trường bất động sản dậy sóng. Theo đó, văn phòng “5 sao” cung cấp 100.000 m2 mặt nằm ở vị trí đất vàng đã về tay chủ mới.

Trong năm 2021, Công ty Cổ phần Vinhomes đã mua khu đô thị Đại An tại xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Theo đó, dự án này có quy mô 300 ha trị giá hơn 3.100 tỷ đồng. Dự án KĐT Đại An do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại An làm chủ đầu, dân số khoảng 42.000 người. Trong số hơn 3.100 tỷ đồng, Vinhomes đóng góp 15%, số còn lại huy động từ các nguồn lực khác.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Trước đó, một ông lớn ngành bất động sản là Tập đoàn Danh Khôi cũng khiến nhiều người ngạc nhiên khi M&A dự án bất động sản dự án Sun Frontier tại Đà Nẵng. Điều đáng ngạc nhiên là tập đoàn này đã thâu tóm dự án trên từ một nhà đầu tư Nhật Bản.

Mặc dù giá trị của dự án không được tiết lộ, tuy nhiên, theo dự đoán của giới bất động sản, thương vụ này lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Bởi, dự án áng ngữ trên đại lộ Bạch Đằng, con đường mà có giá đắt đỏ bậc nhất TP.Đà Nẵng. Chưa dừng lại ở đó, Sun Frontier còn tiếp giáp tới đường Bình Minh 5 năm đường Trần Văn Trứ. Sau khi về tay Danh Khôi, dự án này được “thay tên đổi họ” thành The Royal – Boutique & Condo Da Nang (The Royal). Với tầm nhìn ra song Hàn và biển Mỹ Khê, dự án này được chờ đợi bậc nhất TP du lịch Đà Nẵng.

Cũng tại Đã Nẵng, trong khi dịch bệnh đang trải qua giai đoạn cao trào thì Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt đã thông qua chủ trương tiến hành mua lại 99% vốn tại Công ty đầu tư Bắc Cường - hiện đây là công ty sở hữu quỹ “đất vàng” của TP. Đà Nẵng. Tháng 6/2021 trước đó, Phát Đạt cũng gây xôn xao giới bất động sản khi mua 99,5% vốn của Công ty cổ phần bất động sản đầu tư và phát triển cao ốc Bình Dương và chính thức sở hữu trong tay dự án chung cư Bình Dương Tower có diện tích 45.510 m2 với tổng mức đầu tư dự kiến lên đến 5.600 tỷ đồng. 

Đây chỉ là 3 trong số rất nhiều vụ M&A bất động sản lớn trong những năm gần đây. Điều này cho thấy, M&A ngành bất động sản sôi động và tiềm năng như thế nào.

Mới đây, một thống kê từ Phòng Kiểm soát Tập trung kinh tế, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), các thương vụ M&A tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Trong đó, bất động sản là ngành có nhiều thương vụ M&A nhất tính trong năm 2021.

Từ các dự án mới là đất nền đến dự án đã hình thành cũng đều được mua bán một cách sôi động. Cụ thể, trong năm 2021, phòng Kiểm soát Tập trung kinh tế, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã xử lý 14 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế trong lĩnh vực bất động sản.

Các doanh nghiệp lớn vẫn đang miệt mài thâu tóm quỹ đất trong khi quỹ đất ngày một khan hiếm. Nhiều doanh nghiệp nhỏ “sống dở chết dở” sau 4 làn sóng Covid-19 cũng sẽ phải nhả quỹ đất vì không còn lực để triển khai dự án. M&A ngành bất động sản năm 2022 sẽ càng trở nên sôi động.

Cuộc chơi của các “cá mập”

Đánh giá về vấn đề này, Tiến sĩ Kinh tế Trần Khắc Tâm, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long cho rằng, việc M&A trong ngành bất động sản là điều hết sức bình thường.

“Thay vì phải đền bù, giải phóng mặt bằng, xin thủ tục, giấy phép…, họ mua lại các dự án đã xin cấp phép nhưng chưa triển khai sau đó thay tên đổi họ. Đây là cách nhanh nhất có được quỹ đất. Nhưng, cách chơi này chỉ dành cho những “ông lớn” thực thụ trong ngành bất động sản mà người ta gọi là cá mập”, Tiến sĩ kinh tế Trần Khắc Tâm nói.

Theo Tiến sĩ Kinh tế Trần Khắc Tâm, dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho nhiều doanh nghiệp nhỏ rơi vào tình cảnh phá sản hoặc đứng trên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, nó cũng chính là cơ hội của nhiều “ông lớn”. Để tồn tại qua cơn “hoan nạn” chung của cả kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp nhỏ sẽ phải bán sang tay quỹ đất mà họ đã nắm hoặc bán cổ phần. Các công ty có tiềm lực tài chính mạnh sẽ rút ngắn được khoảng thời gian và khi dự án xây lên, xã hội cũng có lợi.


TS. Trần Khắc Tâm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long
TS. Trần Khắc Tâm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long nói: Nhìn nhiều mảnh đất vị trí đẹp rơi vào tay các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế yếu, bỏ hoang 5-10 năm mà xót xa. Thay vì họ cứ ôm khư khư mảnh đất đó thì chuyển nhượng cho các doanh nghiệp lớn. Như vậy, những người dân có nhu cầu mua nhà thực sự sẽ có cơ hội có nhà.

Vị này nhận định, trong năm 2022, các thương vụ M&A lớn sẽ tiếp tục xảy ra. Nó sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Thứ nhất, thị trường bất động sản sẽ sôi động hơn. Thứ hai, các doanh nghiệp lớn tiết kiệm được chi phí. Thứ ba, doanh nghiệp nhỏ có nguồn vốn để tiếp tục tồn tại, phục hồi kinh doanh. Thứ tư, nguồn cung thị trường sẽ dồi dào hơn, người lao động có nhiều cơ hội trong việc mua nhà. “Để có được điều này cũng cần phải nói rằng hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt có tiềm lực kinh tế rất lớn. Có thể kể đến Vingroup, Novaland, Hưng Thịnh… Họ có đủ nguồn lực, kinh nghiệm để thực hiện những thương vụ M&A đình đám trong thời gian tới”, Tiến sĩ Kinh tế Trần Khắc Tâm chia sẻ.

Dưới góc nhìn pháp lý, Luật gia Nguyễn Hữu Châu cho rằng, việc M&A không chỉ là một cuộc mua bán, thâu tóm thông thường. Nó còn thể hiện cho tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp Việt. “Như chúng ta đã biết, trước việc nhiều dự án BĐS được cấp phép nhưng không triển khai gây lãng phí, các cơ quan chức năng cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế, trong đó có các thủ tục pháp lý chặt chẽ hơn, quy củ hơn. Chính vì vậy, việc xin cấp phép một dự án mới ngày càng khó khăn. Việc M&A sẽ tiếp kiệm được rất nhiều công sức và thơi gian cho “kẻ thâu tóm”. Tôi được biết hiện nay trên thị trường bất động sản có một số thương vụ M&A đang diễn ra và trong thời gian rà soát lại thủ tục pháp lý”.

 

Cảnh Châu
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

14 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

14 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

14 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

14 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước