Minh bạch hoạt động đấu giá đất nhằm đem lại nguồn lực tái thiết kinh tế hậu Covid-19
BÀI LIÊN QUAN
Các chuyên gia dự báo thị trường bất động sản 2022 có thể đón làn sóng mớiLàn sóng cạnh tranh khu công nghiệp giữa các địa phương trong năm 2022Khu vực bất động sản nào sẽ lên ngôi hậu làn sóng Covid-19Đấu giá đất giúp mang về những khoản thu lớn cho ngân sách
Thương vụ đấu giá đất tại Thủ Thiêm là một thành công to lớn của thành phố Hồ Chí Minh. Đem lại cho thành phố một nguồn tài chính dồi dào trong kế hoạch tái thiết nền kinh tế đổ vỡ vì dịch Covid. Điều quan trọng là các lô đất có tiềm năng phải được thực hiện đấu giá công khai, rõ ràng minh bạch.
Hơn nữa các lô đất đắc địa không có nhiều nên chính quyền địa phương cần cân nhắc, giữ gìn bởi đó là nguồn tài nguyên hết sức quan trọng. Các nguồn tài nguyên đất có giá trị thương mại kém hơn có thể phục vụ cho việc xây nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp.
Yếu tố chính làm nên sự thành công cho thương vụ đấu giá đất Thủ Thiêm chính là công khai, rõ ràng về thủ tục. Tại một vài địa phương từng xảy ra trường hợp giao "đất vàng" cho nhà đầu tư không qua đấu giá với mức giá trị rất thấp so với khu đất tại Thủ Thiêm. Điều này khiến cho ngân sách nhà nước bị thất thu lớn. Việc không công khai đấu giá cũng sẽ để lại nhiều hệ lụy khó lường. Đó là các doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính là có quyền sử dụng, khai thác các lô đất đẹp, qua đó lãng phí tài nguyên đất.
Trở lại với thành phố Hồ Chí Minh, nơi đây đang phải chịu tổn thất rất lớn cả về người lẫn kinh tế. Nguồn thu ngân sách sụt giảm do các doanh nghiệp thiếu hụt nhân lực hoặc buộc lòng phải thu hẹp quy mô sản xuất. Tuy nhiên trong nguy có cơ, đây là thời điểm thành phố thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ. Định hướng phát triển kinh tế xã hội theo hướng thông minh, xanh sạch.
Việc dịch chuyển các khu công nghiệp, khu chế xuất ra khỏi địa bàn thành phố sẽ khiến chính quyền buộc phải xây dựng quỹ nguồn tài nguyên bất động sản dự trữ để thực hiện đấu giá đất công khai theo đúng quy định của pháp luật. Điều này sẽ giúp thành phố có thêm nguồn vốn tái đầu tư, phát triển kinh tế trong thời gian dài. Ngoài ra, thành phố cũng nên tập trung đầu tư hạ tầng để kết nối khu vực trung tâm thành phố với các tỉnh qua đó đẩy mạnh giá trị bất động sản.
Tình trạng can thiệp vào quy trình đấu giá đất vẫn tồn tại nhiều địa phương
Thời gian qua nhiều địa phương đã tổ chức thành công các cuộc đấu giá đất với giá trị cao hơn nhiều so với giá khởi điểm. Điều này giúp ngân sách Nhà nước thu về hàng trăm ngàn tỷ đồng ngân sách. Thực tế cũng cho thấy các địa phương có sự giám sát quản lý chặt chẽ, có sự can thiệp kịp thời của cơ quan chính quyền thì khó có thể xảy ra tình trạng thông đồng, làm giá. Quy trình đấu giá đất diễn ra minh bạch, tránh tình trạng thất thoát tài sản nhà nước.
Ví dụ có thể kể tới vụ đấu giá đất ở Thanh Hóa đã 2 lần bị hủy kết quả do phát giác những hành vi sai phạm của chính quyền địa phương. Khi tổ chức đấu giá lại thì giá khu đất đã tăng từ hơn 400 tỷ lên tới 1215 tỷ đồng. Một vụ việc khác cũng liên quan tới can thiệp đấu giá đất là Vinashin ở Quảng Ninh. Khi một số đối tượng đã hăm dọa, chèn ép người có tài sản nhằm chiếm đoạt quyền sử dụng với mức giá thấp. Rất may vụ việc đã được kịp thời phát hiện và xử lý.
Một vấn đề nữa cũng cần đề cập là việc định giá tài sản khởi điểm chưa thực sự hợp lý. Mức giá định ra còn chênh lệch lớn so với giá thị trường. Thậm chí kết quả định giá của các đơn vị thẩm định của cùng một tài sản cũng chênh khá lớn.
Quy trình lựa chọn tổ chức đấu giá tại một số địa phương không có tính minh bạch. Tình trạng quân xanh quân đỏ, “sân sau”, ưu tiên người nhà vẫn diễn ra tràn lan, không có sự giám sát. Qua đó chính quyền không kịp thời xử lý các hành vi vi phạm một cách triệt để.
Ngoài ra cũng có hiện tượng doanh nghiệp hoặc cá nhân nhận sự bảo kê của xã hội đen đã cưỡng ép, đe dọa những đơn vị tham gia đấu khác để thao túng cuộc đấu giá. Điều này đã khiến ảnh hưởng rất lớn đến an ninh trật tự trên địa bàn địa phương gây bức xúc dư luận. Điển hình là vụ án Nguyễn Xuân Đường rao bán hàng loạt lô đất đẹp tại tỉnh Thái Bình bất hợp pháp.
Ngăn chặn tối đa tình trạng trục lợi trong đấu giá đất đai
Nhằm thúc đẩy việc quản lý đất đai, bất động sản trong tương lai, Thủ tướng đã ban hành Công điện 1767/CĐ-TTg ngày 21/12/2021 về việc kiểm soát tình hình thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đó, UBND các tỉnh thành phố phải nghiêm túc rà soát, kiểm tra công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trong khu vực.
Các quy trình phải được thực hiện đúng pháp luật hiện hành. Công tác đấu giá đất phải diễn ra công khai, minh bạch. Không được lơ là bỏ sót các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá đất. Các chính quyền địa phương phải kịp thời ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá đất để trục lợi phi pháp hoặc gây mất ổn định thị trường.
Các cơ quan ban ngành cần kiểm tra lại kết quả các phiên đấu giá cao bất thường. Mức giá đưa ra gấp nhiều lần giá khởi điểm hoặc chênh lệch lớn với tình hình thực tế thị trường. Bộ Công an phải chỉ đạo công an địa phương điều tra rà soát nắm tình hình khu vực. Nếu nhân ra các dấu hiệu sai phạm phải có biện pháp kịp thời, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng cho các nhà đầu tư vay tiền để đấu giá đất phải đảm bảo đúng quy định pháp luật. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng làm giả hồ sơ giấy tờ hợp thức hóa các khoản vay dẫn đến khó đòi nợ sau này. Sự minh bạch, rõ ràng trong đấu giá đất sẽ là đòn bẩy giúp thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.