meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lao động Việt ở nước ngoài ngày càng khó khăn vì đồng tiền mất giá

Thứ hai, 08/08/2022-11:08
Sau một thời gian dài chờ đợi thị trường “tan băng”, người lao động Việt Nam tại nước ngoài hiện lại phải đối mặt với tình trạng thu nhập giảm sút vì đồng tiền mất giá. Đáng chú ý là lạm phát tại các quốc gia đang tăng mức kỷ lục khiến người lao động phải chi tiêu chắt bóp để có thể sinh hoạt nơi đất khách. 

Đồng tiền mất giá

Theo Tiền Phong, anh Nguyễn Văn Quốc (34 tuổi, quê quán Yên Thành, Nghệ An) đang là công nhân trong ngành chế biến thực phẩm tại Hokkaido (Nhật Bản) chia sẻ, đã nhiều tháng qua anh không dám gửi tiền từ Nhật về Việt Nam vì sợ tiền mất giá mạnh. Từ tháng 3/2022 tới nay, đồng Yên Nhật rớt giá tới 20% so với đầu năm, hiện tại là mức giá giảm mạnh nhất trong 24 năm qua, do đo thu nhập của anh Quốc bị giảm trầm trọng. 


Đồng Yên Nhật Bản rớt giá trầm trọng
Đồng Yên Nhật Bản rớt giá trầm trọng

Anh Quốc cho hay, trước đây mỗi tháng thu nhập bình quân của anh tính ra tiền Việt khoảng 20 - 22 triệu đồng, nhưng hiện tại đã giảm xuống 17 triệu đồng/tháng vì giá trị đồng tiền suy giảm. Hơn nữa, tình trạng lạm phát tại Nhật trong thời gian này đang đạt mức cao kỷ lục, kéo theo là giá hàng hóa, thực phẩm và chi phí sinh hoạt đều bị đẩy lên cao chóng mặt.

“Hiện tại tôi rất hạn chế những cuộc gặp gỡ hay giao lưu với bạn bè. Những khoản tiền chi tiêu như di chuyển, tiền ăn đều phải chắt bóp. Lao động nước ngoài đang làm việc tại Nhật hiện nay rất khó để tiết kiệm” - Anh Quốc chia sẻ. 

Tương tự trường hợp trên, cũng sang Nhật lao động được gần 2 năm nay, chị Trần Thị Tuyết (quê quán Can Lộc, Hà Tĩnh) cho hay, tới nay chị mới “gỡ gạc” lại được khoảng một nửa số tiền đã đóng cho công ty môi giới.

Theo chị Tuyết, giai đoạn đầu mới sang Nhật thì thu nhập của chị mỗi ngày có thể lên tới 1 - 1,3 triệu đồng. Chị nghĩ nếu cứ làm việc chăm chỉ sau khoảng 1 năm thì chị có thể tiết kiệm và trả được số tiền vay ngân hàng trước đây. Tuy nhiên, kể từ đợt dịch Covid - 19 năm ngoái bùng phát mạnh mẽ tại Nhật đã ảnh hưởng mạnh lên công việc của chị.

“Từ đầu năm tới nay, đồng Yên liên tục mất giá. Tính ra, mỗi ngày thu nhập của tôi chỉ còn khoảng 600 - 700 nghìn đồng. Bạn bè khuyên tôi nên giữ tiền trong tài khoản, khi nào tỷ giá tăng thì mới rút ra gửi về Việt Nam. Tuy nhiên vì áp lực trả nợ ngân hàng nên tôi phải chấp nhận gửi tiền về nhà luôn” - Chị Tuyết kể.


Lao động Việt tại nước ngoài phải chắt bóp chi tiêu giữa thời kỳ lạm phát, giá thực phẩm tăng cao
Lao động Việt tại nước ngoài phải chắt bóp chi tiêu giữa thời kỳ lạm phát, giá thực phẩm tăng cao

Tình trạng này không phải là hiếm mà đang khá phổ biến với người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, Đài Loan. Bộ LĐ-TB&XH cho biết, mức lương trung bình của người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc hiện tại đang dao động từ 1.400 - 1.800 USD (32 - 40 triệu đồng)/ tháng. Tuy nhiên với tình trạng lạm phát tăng cao ở Hàn, đạt ngưỡng cao nhất trong vòng 14 năm nay đã khiến thu nhập và đời sống của lao động Việt Nam ngày càng khó khăn hơn. 

Anh Lê Văn Tiến (quê quán huyện Như Xuân, Thanh Hoá) là một lao động ngành nông nghiệp tại Hà Quốc chia sẻ, giá cả các mặt hàng nông sản, thực phẩm tại Hàn trong 6 tháng đầu năm nay đã tăng hơn 30%. Điển hình là giá tỏi tính theo tiền Việt đang khoảng 180.000 đồng/kg, thịt lợn hơn 200.000 đồng/kg, rau xà lách khoảng 140.000 đồng/gói…

Người Việt không còn mặn mà với xuất khẩu lao động

Theo thống kê từ các doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng tại thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản,... sau hơn 2 năm đình trệ vì Covid - 19 hiện nay tăng khá nhanh. Nhiều ngành nghề như chế biến thực phẩm, xây dựng, y tế,... đang “khát” lao động. Nhưng vì tình trạng đồng tiền của các nước này mất giá khiến nhiều lao động không còn mặn mà với việc đi ra nước ngoài làm việc.

Bà Trần Thị Vân Anh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Nhân lực số 1 Hà Nội cho hay, việc tuyển dụng lao động cho công ty tại Nhật Bản hiện tại ngày càng khó khăn. Phía công ty đưa ra khá nhiều chính sách ưu đãi hơn để thu hút và tuyển lao động nhưng số lượng đăng ký vẫn rất hạn chế. Theo vị lãnh đạo này, trước những ảnh hưởng từ lạm phát tăng cao, chi phí quản lý lao động phía doanh nghiệp Nhật trả cho phía doanh nghiệp Việt đã giảm gần 30%. 


Lao động mới được xuất cảnh hiện nay gần như không có
Lao động mới được xuất cảnh hiện nay gần như không có

Lãnh đạo một doanh nghiệp phái cử lao động sang Đài Loan (Trung Quốc) chia sẻ, hiện tại thị trường này vẫn đang áp dụng những chính sách phòng chống, kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt. Lao động khi xuất cảnh sang Đài Loan đều phải cách ly trong phòng riêng và thực hiện nhiều thủ tục khắt khe, do đó khiến chi phí xuất cảnh bị đẩy lên cao. Vì thu nhập lao động đã giảm từ đầu năm tới nay nên chủ yếu là các lao động còn tồn động được xuất cảnh, số lượng mới hầu như chưa có.

Theo thông tin từ Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), Nhật Bản hiện có khoảng 250.000 lao động Việt Nam;  230.000 người tại Đài Loan; 40.000 người tại Hàn Quốc. Trong nửa đầu năm 2022, số lượng lao động Việt ra nước ngoài làm việc là 51.677 người. Trong đó, lao động tới Nhật chiếm 62%, Đài Loan chiếm 30%; Hàn Quốc chỉ có 2,3%...

Cục Quản lý lao động nước ngoài cho biết, Nhật và Hàn Quốc đang là thị trường trọng điểm, thu hút lao động Việt. Trước tình trạng lao động Việt đang rất khó khăn ở nước ngoài, Cục sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan đại diện của Việt Nam tại những quốc gia này để xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của lao động Việt. 

Anh Lê Văn Tiến - Lao động Việt tại Hàn Quốc chia sẻ: “Vì chi phí đắt đỏ nên chúng tôi buộc phải giảm khẩu phần ăn. Thậm chí, nhiều người Việt trong công ty tôi còn không ăn tối để tiết kiệm tiền và thường xuyên săn thực phẩm, đồ dùng giảm giá hoặc mua đồ cũ”. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Giá thuê căn hộ chung cư cao cấp tăng phi mã: Người thuê tháo chạy

Mở rộng quỹ đất làm nhà ở thương mại: Những loại dự án nào được thông qua?

Tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án: Khó có thể “một sớm, một chiều”

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Tin mới cập nhật

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

2 giờ trước

Các quảng cáo tài chính trên nền tảng của Meta sẽ phải xác minh thông tin người trả tiền và người nhận

2 giờ trước

Liên danh FPT Nha Trang muốn làm khu đô thị công nghệ rộng hơn 50ha tại "hòn ngọc biển Đông"

2 giờ trước

Giá thuê căn hộ chung cư cao cấp tăng phi mã: Người thuê tháo chạy

3 giờ trước

Đánh thuế mua bán nhà đất theo năm sở hữu: Có thể khiến nhà đầu tư "đẩy" giá cao lên để bù đắp chi phí

3 giờ trước