meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đồng Yên Nhật là "nạn nhân" của sự trái chiều chính sách tiền tệ

Thứ ba, 28/06/2022-09:06
"Tỷ giá giữa Yên và USD hiện là một giao dịch mà ở đó Fed đang ra sức thắt chặt hơn, còn Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn chưa hề có thêm động tĩnh gì. Có khả năng đồng yên sẽ còn tiếp tục mất giá".

Theo VnEconomy, tỷ giá đồng Yên của Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong 24 năm qua trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (21/6), trong bối cảnh chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của Nhật Bản trái ngược hoàn toàn với lập trường cứng rắn và quyết tâm chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Từ đầu năm tính tới nay, đồng Yên đã giảm giá 18% so với đồng USD. Trong phiên ngày thứ Ba, tỷ giá Yên so với đồng bạc xanh có lúc giảm còn 136,71 Yên đổi lấy 1 USD, mức thấp nhất tính từ tháng 10/1998.

Mỹ ra sức thắt chặt, Nhật siêu nới lỏng

Nhà phân tích Edward Moya của Oanda đã nhận xét với hãng tin Reuters rằng: "Tỷ giá giữa đồng yên và USD đang là một giao dịch mà ở đó Fed đang ra sức thắt chặt còn Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn chưa có thêm động tĩnh gì. Có khả năng đồng Yên sẽ còn tiếp tục rớt giá".

Đà giảm giá của đồng Yên được đẩy nhanh sau khi BoJ vào hôm thứ Sáu đã đưa ra tuyên bố dập tắt đi kỳ vọng về một sự thay đổi chính sách sớm. Thay vào đó, BoJ vẫn luôn giữ vững quyết tâm "đơn thương độc mã" trong số những ngân hàng trung ương lớn, tiếp tục cam kết giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu nới lỏng.

Đồng Yên Nhật là "nạn nhân" của sự trái chiều chính sách tiền tệ - ảnh 1

Đối với lập trường này, BoJ hiện đang đẩy mạnh chương trình mua vào trái phiếu nhằm giữ cho lợi suất của trái phiếu chính phủ Nhật kỳ hạn 10 năm giữ trong khoảng mục tiêu từ 0 - 0,25%. Mặc cho những nỗ lực này của BoJ, lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật kỳ hạn 10 năm vẫn ở cận trên của khủng hoảng mục tiêu này.

Trong ngày thứ Sáu trước đó, Thủ tướng Nhật Bản, ông Fumio Kishida đã "bật đèn xanh" cho việc bán đồng Yên khi nói rằng BoJ nên duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Tuyên bố này của ông Kishida đã bác bỏ những lời kêu gọi từ Chính phủ Nhật cần điều chỉnh chính sách để có thể xử lý những vấn đề chi phí sinh hoạt gia tăng.

Trong số những đồng tiền chủ chốt, đồng Yên Nhật hiện là đồng mất giá mạnh nhất so với đồng USD trong năm nay, khi chính sách tiền tệ mềm mỏng của BoJ đi ngược chiều với sự cứng rắn nói chung của nhiều nhà hoạch định chính sách tiền tệ trên thế giới.

Đồng Yên Nhật là "nạn nhân" của sự trái chiều chính sách tiền tệ - ảnh 2

Bên cạnh đó, đồng Yên còn đang mất giá khi giá năng lượng tăng cao đã gây ra áp lực lên tài khoản vãng lai của Nhật Bản - quốc gia nhập khẩu nhiều năng lượng - và khoảng cách lợi suất ngày càng lớn hơn giữa trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm có lúc vượt 3,5%, mức cao nhất trong 11 năm trở lại đây.

Sức ép mất giá đối với Yên còn tới từ sự chênh lệch tăng trưởng kinh tế Mỹ - Nhật. Nền kinh tế và thị trường lao động Mỹ đang tăng trưởng mạnh hơn so với những nền kinh tế chủ lực khác, trong khi Nhật Bản tiếp tục chậm chạp trong việc đưa nền kinh tế phục hồi về lại mức trước đại dịch.

Đồng Yên Nhật là "nạn nhân" của sự trái chiều chính sách tiền tệ - ảnh 3

Trong ngày thứ Tư và thứ Năm tuần này, Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ ra điều trần trước Quốc hội Mỹ. Hiện giới đầu tư đang chờ xem liệu ông Powell có phát tín hiệu nào về việc tăng lãi suất với bước nhảy 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 7.

Trong một bài phát biểu mang tính cứng rắn, Chủ tịch Fed chi nhánh Richmond, ông Thomas Barkin vào ngày 21/6 đã nói rằng việc nâng lãi suất 0,5 hoặc 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp tới là khá hợp lý.

Chính phủ Nhật có can thiệp?

Trong tuần trước, cả Fed, Ngân hàng Trung ương Thuỵ Sỹ (SBN) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã cùng nâng lãi suất. Chuyên gia kinh tế trưởng Philip Lane của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nói rằng ECB sẽ nâng thêm lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 7, nhưng mức tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 9 vẫn đang được cân nhắc, đây là một dấu hiệu cho thấy ECB có thể sẽ đưa ra mức tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm.

Ngược lại, Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda đã nói rằng còn quá sớm để có thể giảm bớt chính sách tiền tệ nới lỏng hay nâng thêm lãi suất tại Nhật Bản, quốc gia với mức lạm phát vẫn còn thấp.

Tháng 4 năm nay, lạm phát tại Nhật Bản là 2,1%, chỉ cao hơn một chút so với mức mục tiêu 2% của BoJ. Ông Kuroda khẳng định rằng lạm phát sẽ không tăng bền vững, nhất là khi không có sự tăng mạnh về tiền lương.

Cần phải nói thêm rằng, Nhật Bản từ lâu đã chật vật xoay sở với giảm phát - vòng xoáy đi xuống của giá cảm giác có khả năng "đánh sập" nền kinh tế. Khác với Nhật Bản, lạm phát tại Mỹ trong tháng 5 là 8,6%, cao nhất trong 40 năm.

Đồng Yên Nhật là "nạn nhân" của sự trái chiều chính sách tiền tệ - ảnh 4

Trong cuộc họp hôm thứ Sáu tuần trước, BoJ đã giữ nguyên lãi suất cơ bản tại mức âm 0,1%. Hôm thứ Tư tuần trước, Fed đã nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994, lên mức 1,5 - 1,75%.

Nhiều nhà đầu tư đã đặt câu hỏi với đồng Yên mất giá nhanh như thế, liệu Chính phủ Nhật Bản có thể hành động để can thiệp không?

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki thậm chí còn tránh nhắc tới khả năng can thiệp trực tiếp vào thị trường tiền tệ. Nếu Chính phủ Nhật can thiệp để có thể hỗ trợ tỷ giá đồng Yên, đây sẽ là lần đầu tiên nước này có động thái như vậy tính từ năm 1998 - khi Nhật và Mỹ phối hợp gom mua đồng Yên trên diện rộng. Lần này, nếu Nhật Bản đơn phương hành động thì Mỹ có thể sẽ phản đối.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, khi giá năng lượng và nhiều hàng hoá cơ bản khác tăng cao trên toàn cầu, đồng Yên yếu đi đã khiến chi phí nhập khẩu của Nhật Bản càng tăng cao hơn nữa.

Tình trạng này không chỉ đặt ra sức ép giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Nhật mà còn khiến người tiêu dùng nước này “đau túi tiền". Trong lúc BoJ chưa tính tới việc thắt chặt, Thủ tướng Kishida đã phải triển khai những biện pháp để có thể giảm bớt tác động tiêu cực của đồng Yên mất giá, bao gồm trợ cấp giá xăng dầu.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

59 phút trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

59 phút trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

59 phút trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

59 phút trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước