meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lạm phát làm "chao đảo" cuộc sống của người dân châu Âu

Thứ sáu, 10/06/2022-10:06
Thay vì tự lái xe đi làm, người dân Pháp giờ đây phải chấp nhận chia sẻ chặng đường với người khác để giảm chi phí xăng dầu. Hàng hóa được các doanh nghiệp áp dụng “mẹo” đóng gói bao bì giảm khối lượng bên trong nhưng vẫn giữ nguyên giá…

Theo báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) cung với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa công bố cho thấy, viễn cảnh kinh tế hiện nay đang khá u ám với mức tăng trưởng chậm và sức ép từ lạm phát là quá kinh khủng

Thời gian vừa qua lạm phát đã gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của người dân, nhất là những người có thu nhập thấp và trung bình dù là ở quốc gia giàu hay nghèo. Nhiều quốc gia, nền kinh tế đã trải qua mức lạm phát kỷ lục, lặp lại lịch sử sau hàng chục năm. 

Giá cả tăng chóng mặt

Theo số liệu thống kê chính thức của chính phủ Pháp, lạm phát tháng tháng 3/2022 là 4,5%, tháng 4/2022 là 4,8% và tháng 5/2022 là 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng đã tăng giá một cách “chóng mặt” khiến người tiêu dùng phải “xót xa” mỗi khi móc túi tiền. Nhất là nhóm xăng dầu, thực phẩm và những mặt hàng được nhập khẩu từ châu Á.

Hiện nay, giá xăng SP95 tại Pháp đã vượt qua mốc 2euros/lít, tức là tăng gần 25% so với hồi đầu năm 2022. Còn dầu Diesel cũng tăng cao và sắp đạt mốc 2euros/lít. Và một điều đương nhiên là khi giá xăng dầu tăng thì giá vé các phương tiện giao thông công cộng cũng sẽ tăng trong thời gian tới. 

Các mặt hàng về lương thực, thực phẩm cũng tăng giá một cách chóng mặt như bột mì, các loại mì (pates), dầu ăn, thịt đông lạnh,... đã tăng từ 10%-20% trong tháng 4 vừa qua. Còn với các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh như bánh mì kẹp thịt hay hamburger còn tăng nhiều hơn từ 25%-30%.


Các mặt hàng về lương thực, thực phẩm cũng tăng giá một cách chóng mặt
Các mặt hàng về lương thực, thực phẩm cũng tăng giá một cách chóng mặt

Tại châu Âu, các mặt hàng phải nhập khẩu từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và các nước Đông Nam Á thì giá không những tăng cao mà còn gặp phải tình trạng khan hiếm hàng. Ngoài ra các nguyên liệu như gỗ, nhôm,.. để sản xuất các đồ dùng trong nhà cũng tăng giá khiến một số sản phẩm tăng giá đến 50% hoặc hơn.

Người dân vẫn đang tìm cách thích ứng

Bởi giá cả leo thang nhưng đồng lương lại không tăng khiến sức mua của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cuộc sống trở nên khó khăn, vất vả hơn rất nhiều. Nhiều người, nhiều gia đình thay vì tự lái xe đi làm giờ đây đã phải chia sẻ chặng đường với người khác để giảm thiểu tối đa chi phí xăng dầu.

Nhiều người trước đây lựa chọn cho gia đình những sản phẩm tốt nhất như sản phẩm hữu cơ (Bio) thì bây giờ phải chuyển sang sử dụng những sản phẩm đại trà, phổ thông, thậm chí là có giá rẻ. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều siêu thị Bio phải đóng cửa trong thời gian vừa qua và thay vào đó là những chuỗi siêu thị giá rẻ. Ngoài ra, người dân cũng chú ý nhiều hơn đến các chương trình khuyến mại, giảm giá và mua sắm đúng theo nhu cầu sử dụng chứ không lãng phí như trước đây. 


OECD nâng dự báo lạm phát tại các nước thành viên
OECD nâng dự báo lạm phát tại các nước thành viên

Còn đối với các doanh nghiệp, có nhiều phương án được đưa ra. Có một số chấp nhận giảm biên lợi nhuận của mình để giúp khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn, nhưng cũng có một số doanh nghiệp lại chuyển phần chi phí tăng cho khách hàng, hoặc dùng các thủ thuật trong kinh doanh như đóng gói bao bì để khiến cho khách hàng không cảm thấy giá cả tăng.

Ví dụ như một sản phẩm sẽ giữ nguyên giá nhưng trước đây đóng gói ở mức 800gr thì nay chỉ còn 650gr. Ngoài ra, những mặt hàng trước đây bán theo kg như trái cây thì bây giờ được bán theo trái, theo lô.

Nhiều doanh nghiệp đã thay đổi thời hạn báo giá có hiệu lực để tránh rủi ro trong việc giá cả tăng. Có thể trước đây một báo giá có thời hạn 3 tháng thì bây giờ chỉ còn có 1 tháng và sẽ phải cập nhật giá mới nếu tăng giá.

Xoa dịu của chính phủ

Thời gian vừa qua, cuộc sống của một bộ phận người dân gặp nhiều khó khăn, và thậm chí ở Pháp đã xảy ra một số cuộc biểu tình về vấn đề này. Từ đó, Chính phủ đã đưa ra những biện pháp nhằm hỗ trợ cho người dân trên các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều như xăng dầu, thực phẩm,.... Ngoài ra đối với những người có thu nhập thấp, thuộc diện nhận trợ cấp xã hội thì sẽ nhận được những chi phiếu mua lương thực thực phẩm trong thời gian tới.


Chính phủ cũng có nhiều chính sách hỗ trợ để xoa dịu người dân
Chính phủ cũng có nhiều chính sách hỗ trợ để xoa dịu người dân

Vì lo ngại lạm phát sẽ ảnh hưởng một phần tâm lý người dân nên chính phủ cũng thực hiện nhiều biện pháp nhằm tuyên truyền để người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp hiểu hơn và ủng hộ các chính sách được đưa ra từ  chính phủ. Trên các kênh thông tin chính thống, chính phủ liên tục gửi thông điệp đến với người dân rằng tỷ lệ lạm phát xảy ra với tất cả chúng ta, nhưng với mỗi hộ gia đình thì mức lạm phát lại khác nhau. Tỷ trọng chi tiêu trong tổng thu nhập cho các hàng hóa dịch vụ là khác nhau nên có người thấy “lạm phát thực” cao hơn, nhưng cũng có người thấy thấp hơn.

Từ ngày 1/5, ngoài việc hỗ trợ về giá xăng dầu, chi phiếu thực phẩm thì chính phủ Pháp cũng đã tăng lương cơ bản cho người lao động. Không những vậy thời gian sắp tới thuế giá trị gia tăng (VAT) có khả năng sẽ giảm để kích thích sức mua của người tiêu dùng.

Tuy vậy, để giải quyết được tình trạng trên thì Pháp còn phải phụ thuộc vào chính sách của Ngân hàng Trung Ương ECB, cũng như sự phối hợp chính sách tài khóa giữa các nước thành viên EU. Nhưng quan trọng hơn hết 2 ẩn số lớn ảnh hưởng trực tiếp tới lạm phát là chiến tranh Nga - Ukraine và chuỗi cung ứng toàn cầu, bắt nguồn từ Trung Quốc.

Người dân khu vực châu Âu và nhiều nơi khác cần chấp nhận việc giá cả sẽ leo thang một cách chóng mặt trong thời gian tới, có thể 1-2 năm, 3-4 năm,... Nhưng chúng ta cũng nên hy vọng rằng lạm phát khi đến đỉnh thì sẽ đi ngang và giảm dần sau đó. Trong thời gian này, người dân chỉ còn cách thích nghi và tạo ra những thói quen chi tiêu tiết kiệm hơn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ có thể bị giới hạn số lần mua bán trong năm

Vụ hàng trăm căn hộ chung cư Phú Thạnh bị “siết": Chủ đầu tư cam kết trả nợ trong 3 năm

Hà Nội: Đường phố an toàn hơn khi hàng nghìn xe ba bánh tự chế bị xử lý

Nhiều doanh nghiệp lớn bán bớt tài sản để cân đối dòng tiền

Hà Nội phát hiện gần chục nghìn lỗi vi phạm liên quan đến PCCC của loại hình nhà trọ, chung cư mini

Siêu dự án Starlake Tây Hồ Tây: Tiến hành điều chỉnh quy hoạch lô đất công cộng

Chưa hết áp lực đáo hạn, trái phiếu bất động sản lại đối mặt với rủi ro lãi suất

Dự án đã thế chấp nhưng vẫn đem bán: Cần làm rõ có hay không hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản!

Tin mới cập nhật

Vụ hàng trăm căn hộ chung cư Phú Thạnh bị “siết": Chủ đầu tư cam kết trả nợ trong 3 năm

10 giờ trước

Cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ có thể bị giới hạn số lần mua bán trong năm

10 giờ trước

Hà Nội: Đường phố an toàn hơn khi hàng nghìn xe ba bánh tự chế bị xử lý

1 ngày trước

Nhiều doanh nghiệp lớn bán bớt tài sản để cân đối dòng tiền

1 ngày trước

Lo ngại lộ dữ liệu, Mỹ tiếp tục mở cuộc điều tra ba nhà mạng của Trung Quốc

1 ngày trước