meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lạm phát tại Mỹ “gõ cửa” đám cưới: Khách mời phải đi vay nợ, không tham dự vì hết tiền

Thứ hai, 06/06/2022-00:06
The Wedding Report dự tính trong năm nay sẽ có khoảng 2,5 triệu đám cưới diễn ra ở Mỹ. Thống kê này được cho là nhiều nhất kể từ năm 1984. Trong cuộc khảo sát của Credit Karma có khoảng 73% khách mời tham gia chỉ ra rằng lạm phát đang ảnh hưởng đến khả năng đến tham dự của họ. Thậm chí, một số khách mời còn phải đi vay nợ, sử dụng tiền tiết kiệm hoặc từ chối đến sự kiện vì không có đủ tiền.

Theo Nhịp sống kinh tế, vào đúng lúc lạm phát đang ở mức cao nhất trong 40 năm qua thì mùa đám cưới bùng nổ trong năm 2022. Vì ảnh hưởng của dịch bệnh việc hoãn tổ chức đám cưới đang khiến nhiều khách mời tham dự gặp khó khăn hơn trong việc chi trả những chi phí liên quan đến sự kiện này, chẳng hạn như vé máy bay, đặt phòng khách sạn, trang phục mới và quà cưới. Thậm chí, do chi phí quá đắt đỏ nên một số khách còn từ chối lời mời cưới.

Theo công ty nghiên cứu The Wedding Report, trong năm nay dự tính có khoảng 2,5 triệu đám cưới diễn ra ở Mỹ, đây là con số nhiều nhất kể từ năm 1984. Nguyên nhân chính là do dịch bệnh Covid-19 nên buộc các cặp vợ chồng phải hoãn lại việc kết hôn hoặc họ đã đính hôn xong trong thời kỳ dịch bệnh. Trong cuộc khảo sát gần đây của Credit Karma cho thấy có 73% khách mời tham gia nói rằng tình hình lạm phát tăng cao đang ảnh hưởng đến khả năng tham dự của họ, một số người còn phải đi vay nợ thậm chí phải dùng tiền tiết kiệm hoặc từ chối đến đám cưới.


Lạm phát "gõ cửa" từng đám cưới
Lạm phát "gõ cửa" từng đám cưới

Ví dụ, cô Issy Berkey – một cư dân sinh sống tại New York đã nhận được 10 tấm thiệp cưới trong năm nay, trong đó có 8 đám cưới diễn ra ở bên ngoài tiểu bang này. Cô cho biết vì vé máy bay cũng nằm ngoài khả năng chi trả của cô nên cô quyết định từ chối tham dự 1 chuyến được tổ chức ở Ý. Theo số liệu CPI thống kê mới nhất cho thấy trong tháng 4, giá vé máy bay ở Mỹ trung bình đã tăng gần 19% so với tháng trước và tăng 33% so với 1 năm trước đó.

Dù vậy nhưng cô vẫn dự định tham dự 8 đám cưới ở những địa điểm từ Arizona đến Canada và Chicago và tham gia những bữa tiệc độc thân. Dự tính tổng chi phí cho những sự kiện này rơi vào khoảng 20.000 USD.

Issy Berkey chia sẻ: "Đó chắc chắn không phải là những khoản chi tiêu nằm trong kế hoạch tài chính của tôi. Trong năm nay, để tiết kiệm tiền tôi sẽ phải cân đối và hoãn chi trả cho một số khoản khác."

Theo thống kê từ cuộc khảo sát của Credit Karma, trung bình ước tính một người Mỹ sẽ dự định tham dự 2,5 đám cưới trong năm nay với số tiền chi trả rơi vào khoảng 1.000 USD cho mỗi đám cưới. Trong số đó, 50% cho biết họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn mức bình thường cho đám cưới bởi không thể tham dự trong thời kỳ dịch Covid-19.

Trưởng nhóm vận động tài chính tiêu dùng tại Credit Karma, Colleen McCreary chia sẻ rằng: "Chúng tôi cho rằng nguyên nhân mà mọi người vẫn tham dự những đám cưới này là trong một thời gian dài họ chưa tham gia bất kỳ đám cưới nào."


 
 

Theo khảo sát, 1/3 số người được hỏi bị ảnh hưởng bởi tâm lý FOMO. Họ nói rằng sợ bản thân sẽ bỏ qua thứ gì đó. Đây là lý do họ sẽ tham dự một đám cưới hoặc sự kiện liên quan, mặc dù có thể họ không đủ khả năng chi trả tiền. Tỉ lệ này là 50% đối với thế hệ Z, và 45% đối với thế hệ Y.

Tâm lý FOMO cũng là một lý do khiến Erin Scanlon - nhân viên marketing công nghệ 24 tuổi sống ở Austin (Texas) đang gặp rắc rối với đám cưới người bạn thân nhất của mình sắp tới. Erin Scanlon đã được mời dự tiệc và đám cưới ở North Carolina.

Cô nói: "Tôi thực sự không thể mua vé máy bay 1 chuyến với 800 USD vào tháng 6 và thực hiện thêm 1 chuyến tương tự vào tháng 7 bởi chi phí vé máy bay quá đắt đỏ. Điều đó chứng minh sự thật rằng bạn thực sự đã bỏ lỡ và có cảm giác như bản thân đang thụt lùi."

Đối với những đám cưới khác vào cuối năm nay, để tiết kiệm chi phí, Scanlon và bạn trai đang cố gắng quyết định xem nên tham dự cùng nhau hay chỉ có 1 người đến tham dự mà thôi. So với năm ngoái, giá vé máy bay cũng như khách sạn đã tăng trung bình 23. Cô nhận ra rằng lạm phát đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của mọi người.


 
 

Jeff Yu ở Seattle (28 tuổi) cũng không thể bỏ lỡ những sự kiện trọng đại của bạn bè. Chàng trai này làm việc tại một startup công nghệ, anh sẽ tham dự 4 đám cưới trong năm nay, cùng với đó là bữa tiệc độc thân của 2 người trong số họ. Mặt khác, anh và vợ sắp cưới cũng đang lên kế hoạch cho chính lễ cưới của mình.

Các lễ cưới tổ chức tại Boston và LA hay những thành phố khác, Jeff Yu dự kiến chi phí anh sẽ phải chi trả vào khoảng 1.000 - 5.000 USD cho mỗi đám cưới. Anh nói: "Rất khó để tính toán quà mừng bởi đó là những người bạn mà chúng tôi không gặp nhau trong nhiều năm. Tôi sẽ coi đây là thời gian thư giãn và nghỉ ngơi bởi trong thời gian dài chúng tôi chưa từng có kỳ nghỉ bình thường nào."

Một số khách mời khác cũng đang cố tìm mọi cách để cắt giảm chi phí cho các chuyến đi tham dự đám cưới. Nancy Nyström – một nhân viên đang làm việc trong ngành quảng cáo ở New York cũng đang có ý định khi tham dự đám cưới sẽ đến thăm hỏi và gặp gỡ người thân ở Florida của mình. Trong năm nay, cô đã nhận được 7 thiệp cưới và phải từ chối 3 đám cưới vì chi phí đắt đỏ. Ngoài ra, cô cũng từ chối tham dự tiệc độc thân trên du thuyền ở Miami vì sẽ tốn gần 1000 USD.

Nhà tư vấn về sự kết nối trong gia đình của Advice and Planning Center thuộc Wells Fargo, bà Mariana Martinez chia sẻ rằng, chuyện từ chối lời mời cưới vốn là một việc làm rất khó khăn và thường được đưa ra dựa trên mức độ quan trọng của mối quan hệ bởi vì quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ với người mời.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước