Lãi suất cho vay mua nhà khó "hạ nhiệt"
BÀI LIÊN QUAN
Tăng lãi suất cho vay: Áp lực “đè” lên thị trường bất động sảnTăng lãi suất cho vay, siết phân lô tách thửa, kiểm soát chặt thuế đất... tác động thế nào đến nhà đầu tư?Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5 - 1%Đồng loạt tăng lãi suất
Với tình hình hiện tại, mặt bằng lãi suất cho vay sẽ khó có thể đứng yên khi lãi suất huy động liên tục tăng cao. Bằng chứng là thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất cho vay tăng 1%-2% so với trước. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng không còn tung ra các chương trình vay ưu đãi như trước đây.
Bất ngờ khi đồng Yên của Nhật là "nạn nhân" của cuộc đua tăng lãi suất trên toàn cầu
Mới tính từ đầu năm đến nay, yên Nhật đã rơi xuống mức thấp nhất trong 24 năm kể từ năm 1998 và tổng cộng đã giảm giá khoảng 15% so với USD.Đâu là yếu tố chính gây áp lực dồn dập lên lãi suất ngân hàng?
Lãi suất ngân hàng hiện nay đang phải chịu áp lực rất lớn. Nguyên nhân là do Fed tăng lãi suất, lạm phát tăng cao đồng thời các chính sách tiền tệ từ các nước trên thế giới được đưa ra.Fed: Chống lại lạm phát bằng chính sách lãi suất
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) vào tháng 6 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải chống lại lạm phát ngay cả khi nó có nghĩa là làm chậm lại một nền kinh tế đã xuất hiện trên bờ vực suy thoái, theo biên bản cuộc họp được công bố hôm 6/7.Cụ thể, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đã tăng nhẹ 0,2%/năm lãi suất cho vay mua nhà từ mức 8,5% lên mức 8,7%/năm. Theo thông tin từ ngân hàng này, tuy lãi suất cao nhưng khách hàng có thể vay đến 90% giá trị tài sản và thời gian cho vay tối đa 30 năm.
Cùng tăng lãi suất, lãi suất cho vay mua nhà tại Ngân hàng TNHH MTV United Overseas Bank Việt Nam (UOB) cũng đã tăng mạnh 1,2% từ mức 6,49%/năm lên mức 7,69%/năm, số tiền cho vay tối đa lên đến 30 tỷ đồng và thời gian vay tối đa là 25 năm.
Trước đó, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Bank) đang đứng top mức lãi suất thấp nhất thị trường cũng đã có bước tăng lãi suất cho vay mua nhà từ 4,9% lên đến 8,2%/ năm.
Lãi suất cũng neo ở mức cao là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đang cho vay mua nhà với lãi suất 8,5%/năm. Tuy nhiên, khách hàng của Sacombank được ưu đãi có thể vay đến 100% giá trị tài sản trong vòng 25 năm.
Còn Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) đang áp dụng lãi suất cho vay mua nhà dao động từ 8,59%/năm lên tới 10,39%/năm tùy từng điều kiện khác nhau.
Một số ngân hàng đang áp dụng lãi suất cho vay mua nhà từ 7,5-7,7%/năm có thể kể tới Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).
Khảo sát từ đầu tháng 7 tới nay, lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất đang là 4,99%/năm tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB). Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ cố định trong 3 tháng đầu, từ tháng thứ 4 trở đi sẽ thả nổi theo lãi suất thị trường.
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) cũng cho vay người mua nhà với lãi suất vay ưu đãi 5%/năm nhưng chỉ cố định trong 6 tháng đầu. Sau khoảng thời gian này, lãi suất phải trả là 12%/năm.
Lãi suất tại một số ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cho vay mua nhà từ 5,9%/năm, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 6,2%/năm, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) 6,99%/năm,...
Sau nhiều tháng áp dụng gói lãi suất cho vay mua nhà ở mức cao 8,99%/năm, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) lại ngược dòng triển khai chương trình “Nhận khoản vay ưu tiên – Hiện thực mục tiêu sống” với lãi suất từ 6,6%/năm trong 3 tháng đầu cho khoản vay trung và dài hạn phục vụ vay tiêu dùng, mua bất động sản, xây sửa nhà, mua ôtô… Đối với người có nhu cầu vay vốn dài hạn cũng có thể lựa chọn gói vay ưu đãi từ 9,6%/năm trong 18 tháng đầu tiên. Chương trình này áp dụng đến hết 31/12/2022.
Khó có khả năng "hạ nhiệt"
Thực tế cho thấy mặt bằng lãi suất cho vay sẽ khó giữ ổn định khi lãi suất huy động tăng nhanh. Đến thời điểm hiện tại, lãi suất huy động tiền gửi tại một số ngân hàng đã tăng lên mức trên 7%/năm, thậm chí hơn 7,5%/năm cho các kỳ hạn dài. Vì vậy, nếu cuộc đua lãi suất huy động tiếp tục nóng như thời gian qua thì lãi suất cho vay sẽ khó tránh khỏi tăng cao hơn nữa vào cuối năm, thời điểm nhu cầu về vốn tăng mạnh.
Giám đốc Khối cho vay khách hàng cá nhân, Ngân hàng Shinhan Việt Nam, ông Trịnh Bằng Vũ, cho biết, trong điều kiện bình thường, để duy trì thị phần, phần lãi suất cho vay sẽ được các ngân hàng luôn cố gắng giữ ổn định. Tuy vậy, tùy vào từng thời điểm, lãi suất cho vay sẽ chịu áp lực tăng hoặc giảm khi các yếu tố đầu vào như chi phí vốn, chi phí vận hành, chi phí quản lý, … và các yếu tố đầu ra như lợi nhuận mục tiêu, trần tăng trưởng tín dụng... của mỗi ngân hàng có sự thay đổi hoặc biến động.
Theo ông Bằng Vũm, lãi suất cho vay các nhân đang chịu áp lực tăng tương đối cao. Hiện nay, nhiều yếu tố đầu vào của các ngân hàng đang có xu hướng tăng lên, như chi phí quản lý, lãi suất huy động, vận hành… Trong khi đó, áp lực từ áp lực từ cơ chế quản lý bằng trần tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cộng với lợi nhuận từ cổ đông vẫn chưa thể thay đổi.
Tại Ngân hàng Shinhan, các mức lãi suất cho vay mua nhà tăng tương đối so với các quý trước và cuối năm 2021 và đang áp dụng bình quân từ 8%/năm trở lên. Đồng thời, cho tới khi có thông báo mới từ Ngân hàng Nhà nước về room tín dụng năm 2022, ngân hàng sẽ có sự chọn lọc khách hàng để cho vay.
Với phân khúc cho cá nhân vay mua nhà để ở, ông Bằng Vũ thông tin, Ngân hàng Nhà nước vẫn không hạn chế, thậm chí còn khuyến khích như các dự án xây dựng nhà ở xã hội. Tuy vậy, trong trường hợp room tín dụng còn lại quá ít hoặc hết, thì việc hạn chế giải ngân của các ngân hàng sẽ mở rộng tới hầu hết các mục đích sử dụng vốn.
Theo Phó Tổng giám đốc một ngân hàng quốc doanh nhận định, nếu Việt Nam kiểm soát được lạm phát thì mới có khả năng giữ được lãi suất thấp.
Lý do bởi, áp lực của nhiều yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước đang ảnh hưởng lớn tới lãi suất cho vay. Trong đó phải kể đến áp lực do chi phí đầu vào tăng mạnh, cộng thêm việc các ngân hàng trung ương trên thế giới đã bắt đầu thắt chặt các chính sách tiền tệ và tăng lãi suất. Trong bối cảnh đó, nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh lớn vẫn cố gắng giữ lãi suất ở mức thấp.
“Thời điểm hiện tại, trường hợp khách hàng vay vốn của các ngân hàng có sự điều chỉnh tăng mạnh lãi suất thì chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng lớn. Còn với khách hàng đủ điều kiện vay ở các ngân hàng chỉ tăng nhẹ lãi suất hoặc không tăng thì vẫn có cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ” - lãnh đạo ngân hàng này thông tin.
Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM, ông Nguyễn Đức Lệnh, cũng thông tin, trong thời gian qua, một số ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi một số kỳ hạn. Việc tăng này nhằm cơ cấu lại nguồn vốn để phù hợp với nhu cầu vốn từ nền kinh tế và cơ cấu tín dụng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho khách hàng. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất này phải bảo đảm theo định hướng điều hành và quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.
Ông Lệnh cho biết, để đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, ngành ngân hàng hiện đang triển khai thực hiện gói tín dụng hỗ trợ 2% lãi suất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh,… “Các giải pháp này nhằm đảm bảo ổn định lãi suất cho vay trong 6 tháng cuối năm, trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng” - ông Lệnh nói.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo, trong nửa cuối năm nay, lãi suất cho vay thế chấp mua nhà sẽ tiếp tục tăng. Sang năm 2023, mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà có thể đi ngang ở mức 11,2%, lãi suất tiền gửi ngân hàng sẽ ở mức 6%.
Giữa bối cảnh lãi suất đang có xu hướng tăng mạnh, các chuyên gia khuyến cáo người mua nhà cần tính toán kỹ khả năng và dòng tiền trả nợ. Bởi lẽ lãi suất cho vay sẽ thả nổi theo thị trường sau thời gian từ vài tháng đến 1-2 năm được hưởng chính sách lãi suất ưu đãi. Vì vậy, dù lãi suất có ở mức thấp như thời điểm năm 2020-2021 thì cũng sẽ đến lúc được điều chỉnh tăng cao. Vì vậy, người dân không nên dành quá 30-40% tổng thu nhập hàng tháng cho nhà ở, nhằm đảm bảo chi phí cho các nhu cầu cơ bản khác như: ý tế, học phí, thực phẩm, đi lại,...
Tạo điều kiện ổn định lãi suất Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định cơ quan này sẽ tiếp tục điều hành nghiệp vụ thị trường mở chủ động, linh hoạt. Từ đó đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, góp phần ổn định thị trường tiền tệ. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện để tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp. Qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất, kinh doanh. |