meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất ngờ khi đồng Yên của Nhật là "nạn nhân" của cuộc đua tăng lãi suất trên toàn cầu

Thứ bảy, 16/07/2022-18:07
Mới tính từ đầu năm đến nay, yên Nhật đã rơi xuống mức thấp nhất trong 24 năm kể từ năm 1998 và tổng cộng đã giảm giá khoảng 15% so với USD.

Trong phiên giao dịch ngày 14/7, đồng Yên Nhật đã rơi xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 24 năm qua, đó là 139 Yên đổi 1 USD. Nguyên nhân được xác định là do Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 6 tăng vọt lên mức 9,1%. Con số này mạnh hơn so với dự đoán của các chuyên gia và cũng mạnh nhất trong vòng 40 năm qua. Đồng thời làm dấy lên nghi ngờ liệu Mỹ có tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ trong thời gian tới.

Tính từ đầu năm đến nay, so với đồng USD, Yên Nhật đã giảm giá khoảng 15% và rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1998. Theo các chuyên gia kinh tế, "nạn nhân" bất ngờ của cuộc đua tăng lãi suất trên toàn cầu chính là đồng ngoại tệ. Điều này đã và đang gây ra những vấn đề không nhỏ đối với thị trường tài chính của Nhật Bản. Buộc các công ty phải cắt giảm doanh số bán trái phiếu bằng đồng Yên để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh.

Nguyên nhân đồng Yên lao dốc?

Nguyên nhân khiến đồng Yên lao dốc là do sự đối lập trong chính sách tiền tệ giữa Nhật Bản và các nước khác trên thế giới. Kể từ năm 1990 đến nay, việc siết chặt tín dụng được Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thực hiện một cách mạnh mẽ. Trong khi đó, ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) lại đang kiên quyết bảo vệ chính sách nới lỏng tiền tệ.

Bởi thời điểm hiện tại, lạm phát của Nhật vẫn chưa đủ để gây ra áp lực khiến BoJ phải tăng lãi suất như Fed. Nên thống đốc Haruhiko Kuroda lựa chọn không chạy theo các nước khác là có lý do của mình. Từ đó, đồng Yên đã trở thành "van xả" để Nhật Bản nới rộng khoảng cách về lãi suất với Mỹ.


Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản ngày càng thấp hơn so với các nước phát triển khác
Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản ngày càng thấp hơn so với các nước phát triển khác

Một điều tất yếu, khi đồng Yên càng giảm giá thì lượng mua vào ngày càng tăng. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bấp bênh như hiện nay, đồng Yên được coi là một "vịnh tránh bão" hay "hầm trú ẩn an toàn" và lại đang có giá rẻ kỷ lục. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là: Yên đang yếu, liệu đồng tiền này có thật sự rẻ?

Một số nhà đầu tư đưa ra nhận định rằng, đồng Yên đang ở dưới giá trị thực của nó. Tuy nhiên, điều đó được đưa ra khi những cấu trúc cho nền kinh tế Nhật Bản chưa có nhiều thay đổi. Những năm gần đây, thay vì xuất khẩu nhiều, Nhật Bản đã chuyển sang mô hình cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu.

Theo báo cáo trong tháng 5, mức thâm hụt thương mại của Nhật Bản được ghi nhận cao thứ hai trong lịch sử. Nguyên nhân là do giá nhiên liệu và hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh. Ngoài ra, nước này đang chuyển từ thặng dư sang thâm hụt thương mại sau 1 thập kỷ các doanh nghiệp quyết định dịch chuyển nhà máy ra nước ngoài. Điều này khiến xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm mạnh.

Mới đây, Nhật vẫn là quốc gia được các nước noi theo về mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Tuy nhiên, gần đây ngành sản xuất của Nhật Bản đã chuyển sang các mặt hàng có giá trị thặng dư cao hơn. Ngoài ra, để cạnh tranh với các nước đối thủ như Hàn Quốc, Trung Quốc,... nhiều công ty Nhật Bản đã giảm chi phí hoặc dịch chuyển nhà máy ra nước ngoài. Từ đó việc nhập khẩu cũng sẽ nhiều hơn so với xuất khẩu.


Nhật vẫn là quốc gia có mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Nhật vẫn là quốc gia có mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Trước đây để bán sản phẩm ở nước ngoài các công ty của Nhật Bản phải đổi số USD mà họ thu được sang Yên để trả tiền lương cho người lao động. Nhưng ngược lại, ở thời điểm này, đất nước mặt trời mọc lại cần nhiều ngoại hối để có thể mua hàng hóa nhập khẩu. Đó cũng chính là lý do khiến đồng Yên phải chịu áp lực xuống giá.

Bên cạnh đó, việc nhận định Yên Nhật là lá chắn phòng vệ đáng tin cậy trước những biến động của thị trường cũng được các nhà đầu tư cân nhắc một cách kỹ lưỡng. BoJ đã thống kê rằng, khối lượng Yên được các ngân hàng nước ngoài vay qua các chi nhánh của họ ở Tokyo hiện tại chỉ bằng 40% so với thời kỳ trước khủng hoảng tài chính 2008.

Cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn cầu đã khiến làn sóng các nhà đầu tư vội vã bán tháo các tài sản rủi ro đồng thời mua Yên Nhật vào để đóng vị thế khi rút khỏi các giao dịch chênh lệch lợi suất (carry trade) đồng thời đẩy đồng Yên tăng giá 19% so với USD.

Không chỉ người dân mà doanh nghiệp cũng đều bị ảnh hưởng

Trước đây người dân Nhật Bản cho rằng, đồng nội tệ giảm giá là điều tốt lành và may mắn. Thậm chí họ còn kêu gọi Chính phủ áp dụng các chính sách để làm suy yếu đồng Yên. Tuy nhiên tình thế hiện tại không như vậy.

Chủ tịch Fast Retailing, công ty sở hữu thương hiệu thời trang nổi tiếng Uniqlo và là một trong những tập đoàn lớn nhất Nhật Bản đã khẳng định, đồng Yên lao dốc như hiện nay không mang lại chút lợi ích nào. Điều này khiến giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng lên một cách chóng mặt.


Đông Yên lao dốc làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và doanh nghiệp
Đông Yên lao dốc làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và doanh nghiệp

Vậy nguyên nhân khiến đồng Yên ngừng giảm giá là gì? Các biện pháp can thiệp vào thị trường tiền tệ của BoJ chắc chắn không phải là câu trả lời, bởi vì đà giảm giá của Yên không phải do hoạt động đầu cơ mà đến từ các yếu tố vĩ mô cơ bản. Trong thời gian tới, nếu BoJ rút ngắn chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản,thì đó sẽ là cú hích cho đồng Yên trong ngắn hạn. Ngoài ra, sau ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19, Nhật Bản đã có thể mở cửa biên giới trở lại để thu hút thêm du khách tham quan đến từ nước ngoài, từ đó nguồn thu ngoại tệ ngày một tăng cao.

Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là những giải pháp tạm thời. Muốn đồng Yên được tăng giá bền vững thì chắc chắn cán cân thương mại của Nhật Bản phải thay đổi. Ngoài ra, việc tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân nhằm làm giảm nhu cầu nhập khẩu năng lượng cũng có thể là một giải pháp nhằm mang lại giải pháp dài hơn hơi nữa cho Đất nước mặt trời mọc.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

Xử lý vi phạm PCCC tại chung cư: Các công trình không thể khắc phục phải chuyển đổi công năng

Tài khoản bỗng dưng "bốc hơi" và hành trình gian nan đi đòi lại tiền của chính mình

Ngăn tình trạng người đi xe đạp vi phạm giao thông bằng cách tăng xử phạt

Đề xuất nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng đấu giá biển số đẹp xong bỏ cọc

Cơ hội giảm 50% phí trước bạ vẫn đang "treo", hãng xe gặp áp lực kép với tháng cô hồn

Động đất ở Kon Tum: Dự báo sẽ còn tiếp diễn, cường độ khó vượt qua 5,5 độ Richter

Hà Nội: Người dân chật vật "vượt lũ" ở hầm chui bằng xe kéo

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

12 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

12 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

12 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

12 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

12 giờ trước