Đồng yen rớt giá, Nhật Bản đối diện cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ
BÀI LIÊN QUAN
NHTW Nhật Bản vẫn quyết đi ngược xu hướng, muốn giữ lãi suất gần 0 dù lạm phát vượt quá mục tiêuĐồng Yên suy yếu đưa Nhật Bản đến thử tháchInternet Explorer bị "khai tử" khiến các doanh nghiệp Nhật Bản "hoảng loạn"Theo Nhịp sống kinh tế, Nhật Bản nhập khẩu khoảng 90% năng lượng chủ yếu bằng USD. Thực tế là chi phí đã lên vùn vụt do giá dầu, khí đốt và than toàn cầu tăng vọt lên trước khi đồng yen giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ qua.
Giá dầu Brent đã tăng hơn 40% tính theo đồng USD trong năm nay. Nhưng nếu tính theo đồng yen, thì mức tăng là gần 70%. Theo dữ liệu thương mại mới nhất, chi phí trung bình để có thể nhập khẩu một tấn khí đốt tự nhiên hoá lỏng bằng đồng nội tệ của Nhật Bản vào tháng 5 cao hơn gần 120% so với một năm trước.
Một thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế, Jane Nakako cho biết rằng: "Sự kết hợp của những yếu tố, bao gồm giá nhiên liệu cao hơn kể từ sau xung đột và đồng tiền rớt giá, đang gây ra áp lực đáng kể lên an ninh năng lượng của Nhật Bản, khiến đây trở thành một trong những cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng nhất mà Nhật Bản đã từng trải qua.
Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida là một trong những quốc gia G7 áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với Nga và tránh xa dầu và than của nước này. Giờ đây, quốc gia châu Á này còn rất ít lò phản ứng hạt nhân hoạt động kể từ sau thảm hoạ Fukushima cách đây tới hơn một thập kỷ.
Theo dữ liệu từ IEA, năng lượng tái tạo chỉ chiếm tới chưa đến 10% nguồn cung năng lượng chính của Nhật Bản trong năm kết thúc vào tháng 3/2019, khiến nước này không còn thêm sự lựa chọn nào khác ngoài việc trả thật nhiều tiền cho nhiên liệu hoá thạch để nền kinh tế này được vận hành trơn tru.
Nguồn cung rơi vào tình trạng căng thẳng hơn bởi một mùa hè nóng gắt bất thường, với nhiệt độ tại thủ đô Tokyo đạt tới gần 37 độ C vào tuần trước, so với mức trung bình trong 30 năm là 22,5 độ C. Mùa mưa tại Tokyo cũng đã kết thúc sớm kỷ lục, sớm nhất tính từ năm 1951 tới nay. Vì vậy, chính phủ hiện đang yêu cầu người dân trên toàn quốc tiết kiệm điện hơn.
Tác động của mọi yếu tố hiện đang đặt chính quyền của ông Kishida vào tình thế khó khăn, đặc biệt là khi cuộc bầu cử thượng viện sẽ diễn ra vào 10/7 tới. Giá nhiên liệu không phải là mặt hàng nhập khẩu duy nhất bị ảnh hưởng bởi đồng yen giảm giá và cạnh tranh nguồn cung trên toàn thế giới. Giá thực phẩm và nguyên liệu thô để làm mọi thứ từ giấy cho tới thép và bê tông cũng tăng vọt.
Chi phí nhiên liệu đắt đỏ và đồng yen yếu đi đã nhập khẩu thương mại của Nhật Bản lên mức cao kỷ lục trong tháng 5, tăng tới gần 50% so với một năm trước đó, giữ cho cán cân thương mại của nước này tiếp tục bị thâm hụt.
Trong khi đồng tiền yếu đi có thể mang lại lợi nhuận cho những nhà xuất khẩu của Nhật Bản thì nhiều nhà sản xuất của nước này phụ thuộc vào hàng hoá ở nước ngoài đã buộc phải chuyển chi phí gia tăng cho người tiêu dùng.
Giám đốc điều hành của Hiệp hội Giấy Nhật Bản, Tamio Akiyama cho biết rằng: "Ngành công nghiệp của chúng tôi đang bị ảnh hưởng kép. Trước đây, chúng tôi chưa từng thấy chi phí nhiên liệu tăng cao và nhanh vậy và tương lai của đồng yen vô cùng khó đoán.
Chi phí than và dăm gỗ tăng đã khiến nhiều nhà sản xuất bao gồm Nippon Paper Industries Co. và Oji Holdings Corp tăng ít nhất 15% đối với giá giấy in và giấy truyền thống kinh doanh. Hai nhà sản xuất thép lớn nhất của quốc gia này hiện đang đàm phán về việc tăng giá với khách hàng.
Nhật Bản đã có một thời gian nhẹ nhõm hơn nhiều khi giá dầu Brent giảm đi khoảng 2,8% trong hai tuần qua nhưng quốc gia này có vẻ sẽ phải trải qua một mùa hè vô cùng nóng nực và đắt đỏ.
Được biết, hai trang trại điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên của Nhật Bản đang được xây dựng bởi Marubeni Corp. dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay và việc thay đổi quy tắc đấu thầu có thể sẽ đẩy nhanh những dự án mới. Mặc dù điều đó có thể giúp khử cacbon đối với những nguồn năng lượng, nhưng nó có nguy cơ gây thêm bất ổn cho mạng lưới điện vốn đã vô cùng quá tải.
Cuộc khủng hoảng cũng đã khơi mào lại cuộc tranh luận sôi nổi về việc sử dụng năng lượng hạt nhân, từ lâu đã được coi là một chủ đề khá nhạy cảm từ sau thảm hoạ hạt nhân Fukushima vào năm 2011. Theo Noriaki Oba, Chủ tịch Viện Chiến lược Hậu dầu mỏ tại Tokyo, chính phủ Nhật Bản có thể sẽ tìm cách khởi động lại nhiều nhà máy điện hạt nhân vốn đang ngừng hoạt động.