meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5 - 1%

Thứ sáu, 18/03/2022-14:03
Ngân hàng Nhà nước thông tin sẽ phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2022 và 2023, đặc biệt là đối với các lĩnh vực ưu tiên. 

Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản trả lời kiến nghị cử tri các tỉnh Bạc Liêu, Yên Bái, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng… về vấn đề lãi suất vốn vay ngân hàng, nới lỏng điều kiện đối với các khoản vay mới. Cơ quan này cho biết đang triển khai xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, sẽ phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm nay và 2023, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên.


Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5 - 1% trong năm 2022 và 2023.
Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5 - 1% trong năm 2022 và 2023.

Nhằm bảo đảm an sinh xã hội, đời sống của người dân, trong đó đặc biệt là người lao động, người nghèo, người yếu thế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Tại Nghị quyết số 43/2022/QH (ngày 11/1/2022) và Nghị quyết số 11/NQ-CP (ngày 30/1/2022) về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã chỉ đạo hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022-2023 đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm và được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trong giai đoạn 2022-2023 với tổng nguồn vốn hỗ trợ lãi suất tối đa 3.000 tỷ đồng.

“Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh; tiếp tục rà soát cơ chế, thủ tục cho vay phù hợp hơn với thực tiễn thị trường và tình hình mới nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống để hỗ trợ các doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng thuận lợi”, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.

Trả lời về đề nghị nới lỏng điều kiện cho vay, Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian qua ngành ngân hàng đã và đang triển khai các giải pháp đặc thù nhằm gỡ “khó” cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh.

Tuy nhiên, chính sách tiền tệ có mục tiêu xuyên suốt và nhất quán là phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng. Do đó, việc quy định các điều kiện cấp tín dụng là cần thiết để đảm bảo chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu phát sinh. Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc nới lỏng các điều kiện này cần phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng.

Bên cạnh các giải pháp tích cực từ ngành ngân hàng thì cũng cần có sự phối hợp đồng bộ từ các chính sách khác để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn. 

Ngân hàng Nhà nước cho rằng: “Khi hoạt động sản xuất kinh doanh được khơi thông, phương án kinh doanh khả thi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn”.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Về vấn đề cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn cho người dân và doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước sẽ kéo dài đến ngày 30/6/2022 (thay vì đến ngày 31/12/2021 như kế hoạch trước đó).

Trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp giải quyết khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu thiệt hại bởi đại dịch ở mọi ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có chính sách giảm lãi suất.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã giảm nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành (1,5-2%/năm) ngay trong năm 2020, năm đầu tiên hứng chịu tác động của đại dịch. Đưa Ngân hàng Nhà nước vào nhóm các ngân hàng Trung ương giảm lãi suất nhanh và mạnh nhất khu vực. Đồng thời, giữ lãi suất điều hành ở mức thấp trong năm 2021 nhằm giảm chi phí tiếp cận vốn, từ đó tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay.

Trong năm 2020, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1%/năm. Còn trong năm 2021, mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 0,82%. 

Hệ thống các tổ chức tín dụng đã sử dụng nguồn lực tài chính của mình để thực hiện miễn giảm lãi, phí, tham gia công tác an sinh xã hội, với tổng số tiền lên tới gần 40.000 tỷ đồng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

44 phút trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

44 phút trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

44 phút trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

44 phút trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước