meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

“Ngân hàng Nhà nước sẽ phát triển hạ tầng số, chia sẻ dữ liệu ngân hàng”

Thứ sáu, 21/01/2022-15:01
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Phạm Tiến Dũng cho biết hoạt động chuyển đổi số ngành ngân hàng thời gian qua đã ghi nhận những kết quả tích cực. 

Covid-19 thúc đẩy ngành ngân hàng chuyển đổi số

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho hay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và bối cảnh đại dịch Covid-19 đặt ra những thách thức đòi hỏi ngành ngân hàng cần có sự chuyển đổi để bắt kịp và thích ứng với bối cảnh mới. 

Tại Nghị quyết 52/NQ-TW của Bộ Chính trị và Quyết định 749/QĐ-TTg của TTgCP phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia, ngành Ngân hàng được xác định là lĩnh vực có tác động lớn tới xã hội, liên quan hàng ngày tới hoạt động kinh tế của người dân, do vậy cần thay đổi nhận thức nhanh nhất, cần ưu tiên chuyển đổi số trước.

Vì vậy, phát triển hạ tầng số, kết nối, chia sẻ dữ liệu ngân hàng với dữ liệu ngành, lĩnh vực khác là một trong những giải pháp trọng tâm. Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung thực hiện để hiện thực hóa kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng.


Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng. 
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng. 

Ông Dũng cho biết, trong thời gian qua hoạt động chuyển đổi số của ngành ngân hàng đã ghi nhận những kết quả tích cực. Trong đó, kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước ban hành. Đồng thời rà soát, ban hành quy định pháp luật nhằm đáp ứng mô hình ngân hàng số, các dịch vụ ngân hàng số, hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng các thành tựu công nghệ mới, bảo vệ dữ liệu, quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn trong lĩnh vực thanh toán, an ninh, an toàn của ngành ngân hàng tại Việt Nam. 

Các dịch vụ cốt lõi của ngành ngân hàng như thanh toán, tín dụng, tiết kiệm cũng đã áp dụng công nghệ 4.0 nhằm rút ngắn thời gian, đảm bảo tính bảo mật, thuận tiện cho khách hàng. Nhờ đó, thanh toán trên thiết bị di động tăng trưởng mạnh hàng năm (90% về số lượng và 150% về giá trị). Có nhiều ngân hàng ghi nhận hơn 90% giao dịch trên kênh số hóa. Theo McKinsey, ngân hàng Việt Nam được đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực.

Hệ sinh thái số, thanh toán số đã được thiết lập thông qua việc kết nối dịch vụ ngân hàng số với hầu hết các dịch vụ số của các ngành khác trong nền kinh tế. Mang lại các trải nghiệm mượt mà trên mọi lĩnh vực và tiện ích cho người dùng dịch vụ trên không gian số.

Phát triển các mô hình ngân hàng số, tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng là những mục tiêu mà ngành ngân hàng đặt ra khi thực hiện chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 

Để đạt được những mục tiêu đó, Phó Thống đốc Ngân hàng cho biết ngành sẽ tập trung vào 5 giải pháp chính. 

Thứ nhất, thay đổi nhận thức. Nguồn lực con người được coi là yếu tố tiên quyết để thực hiện chuyển đổi số. Do đó cần chuẩn bị nguồn lực có tri thức cao và tinh thần sẵn sàng đổi mới. 

Thứ hai, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chặt chẽ. Vừa tạo dư địa cho ngành ngân hàng phát triển số, vừa không để lọt những lỗ hổng luật pháp. 

Thứ ba, phát triển hạ tầng số, đẩy mạnh việc kết nối, chia sẻ dữ liệu số của ngành ngân hàng với dữ liệu của ngành, lĩnh vực khác. Tạo trải nghiệm mượt mà cho khách hàng khi thực hiện các hoạt động giao dịch ngân hàng. 

Thứ tư, phát triển các mô hình ngân hàng số, ứng dụng công nghệ cách mạng công nghiệp 4.0 để cung ứng sản phẩm, dịch vụ an toàn tiện lợi với chi phí thấp. 

Thứ năm là đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng tham gia các hoạt động giao dịch liên quan đến ngân hàng. 

“Chuyển đổi số, xây dựng mô hình ngân hàng số cần có sự tham gia, phối hợp tích cực từ các cơ quan, ban ngành, đơn vị liên quan không chỉ là ngành ngân hàng”,  Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết. 

Ban chỉ đạo và Tổ công tác Chuyển đổi số ngành ngân hàng được thành lập

Với những mục tiêu đưa ngành ngân hàng trở thành một trong những lĩnh vực đi đầu trong quá trình chuyển đổi số. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1977/QĐ-NHNN thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác Chuyển đổi số ngành ngân hàng.

Theo đó, cơ cấu lãnh đạo Ban chỉ đạo và Tổ công tác Chuyển đổi số ngành ngân hàng gồm 1 Trưởng ban là bà Nguyễn Thị Hồng,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 1 Phó trưởng ban thường trực là ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 1 Phó trưởng ban là ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước. 

Các Ủy viên của Ban chỉ đạo gồm Thủ trưởng/đại diện các đơn vị, Vụ, Cục, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam; một số ngân hàng thương mại…

Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và có các nhiệm vụ: Chỉ đạo việc xây dựng, triển khai các chủ trương, nghị quyết, chiến lược, kế hoạch, cơ chế chính sách của chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính, xây dựng phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số và tạo điều kiện cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chỉ đạo thống nhất trong toàn ngành về hoạt động chuyển đổi số.


Nhiều chính sách thúc đẩy chuyển đổi số ngành ngân hàng. 
Nhiều chính sách thúc đẩy chuyển đổi số ngành ngân hàng. 

Tham mưu, giúp Thống đốc chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành ngân hàng trong việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách, chiến lược, đề án, dự án, kế hoạch, giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực ngân hàng.

Giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong ngành ngân hàng nghiên cứu, xây dựng, thực hiện triển khai cơ chế, chính sách, chiến lược, đề án, dự án, kế hoạch, giải pháp nhằm tiếp tục cải cách hành chính và xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số tại Ngân hàng Nhà nước.

Chỉ đạo tổ chức triển khai và sơ kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuyển đổi số ngành Ngân hàng, phát triển Chính phủ điện tử tại Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Tại Quyết định này, Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Thị Hồng thành lập Tổ công tác giúp việc cho Ban chỉ đạo Chuyển đổi số ngành Ngân hàng. Tổ trưởng Tổ công tác là ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Tổ phó thường trực Tổ công tác là Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin. Tổ phó Tổ công tác là Vụ trưởng Vụ Thanh toán.

Các Ủy viên của Tổ công tác là đại diện các đơn vị, Vụ, Cục, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam, một số ngân hàng thương mại…

Ngày 10/12/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ công tác Chuyển đổi số ngành Ngân hàng. 

Như vậy, với những hành động quyết liệt nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Ngành ngân hàng hứa hẹn sẽ đem tới nhiều giải pháp công nghệ 4.0 phục vụ cuộc sống của người dân thuận tiện hơn, an toàn hơn, mượt mà hơn. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Meey Group chia sẻ kinh nghiệm về proptech tại Hội nghị Thượng đỉnh Khoa học và Kinh tế toàn cầu

Chủ nhân giải VinFuture 2024 khuyên người trẻ chấp nhận rủi ro và luôn tò mò

Liên danh FPT Nha Trang muốn làm khu đô thị công nghệ rộng hơn 50ha tại "hòn ngọc biển Đông"

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

12 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

12 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

12 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

12 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước