meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lại là chiêu trò thổi giá của cò đất, khu vực ven vành đai 4 có nơi tăng tới 150 triệu đồng/m2

Thứ hai, 06/06/2022-09:06
Dù dự án xây dựng tuyến vành đai 4 vẫn chưa chính thức triển khai nhưng giá đất khu vực quanh đây đã tăng lên rất mạnh, thậm chí có nơi tăng gấp 5 - 6 lần. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, mức giá này là quá cao và không đúng thực tế sẽ gây ra nhiều hậu quả cho thị trường.

Theo VTC New, một lô đất nền tại xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn vào cuối năm 2021 chỉ có mức giá bán khoảng 5 triệu đồng, nhưng sau khi qua tay một vài môi giới thì lô đất này hiện đã bị đẩy lên 30 triệu đồng/m2, tức tăng gấp 6 lần chỉ trong vài tháng. Tìm hiểu kỹ hơn, được biết lô đất này đã qua tay 4 - 5 đời chủ. 

Môi giới tên Tùng cho biết nếu mua lại lô đất vào thời điểm này thì vẫn chốt được lời. Anh khẳng định: “Hiện tại, đã có thông tin tuyến Vành đai 4 sắp được xây dựng, do đó khi nào dự án đi vào hoạt động thì chắc chắn giá đất quanh khu vực sẽ tăng gấp 2 đến 3 lần hiện tại”.


Quy hoạch tuyến vành đai 4 khiến giá đất quanh khu vực tăng vọt
Quy hoạch tuyến vành đai 4 khiến giá đất quanh khu vực tăng vọt

Tùng cũng nhấn mạnh, các lô đất đang tăng giá rất nhanh, càng nằm sát đường vành đai thì giá càng cao. “Những lô đất có tiềm nay lớn như vậy sẽ được rao bán với giá tuy cao nhưng sau này vẫn tăng mạnh. Nếu đầu tư lâu dài thì nên chốt ngay lô này, còn những lô khác giá có rẻ hơn nhưng tăng cũng ít lắm” - Tùng nói.

Những khu đất trong làng thuộc các xã Minh Trí, Hiền Ninh, Thanh Xuân (thuộc huyện Sóc Sơn) như vài năm trước chỉ có giá bán dao động từ 3 - 4 triệu đồng/m2. Đến nay, giá bán những khu này đã tăng cao gấp 3 - 4 lần. Không chỉ huyện Sóc Sơn mà những quận/huyện có đường Vành đai 4 chạy qua hiện nay đều có giá đất tăng vọt.

Ghi nhận tại huyện Hoài Đức, đất nền các xã Dương Liễu, Đức Thượng Tiền Yên, Song Phương đã tăng giá thêm khoảng 10 - 15 triệu đồng/m2 so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, hiện giá đất trung bình trên địa bàn huyện đang dao động từ 40 - 50 triệu đồng/m2, các lô khu trung tâm rơi vào khoảng 130 - 150 triệu đồng/m2.

Thị trường đất đai tại nhiều xã thuộc huyện Đan Phượng đang nhận được rất nhiều sự chú ý. Lượng rao bán tăng cao, nhất là trong những khu vực hay các trục đường nằm cạnh nút giao của huyện và thị trấn Phùng. Giá đất trên những tuyến đường lớn của huyện dao động khoảng 60 - 70 triệu đồng/m2. Đất tại thị trấn Phùng đang rao bán từ 130 - 140 triệu đồng/m2, tức tăng khoảng 10 - 15% so với năm ngoái.

Tại huyện Thường Tín, khảo sát trên các trục đường lớn, gần khu vực có tuyến vành đai đi qua hiện giá đất cũng tăng khoảng 5 - 6 lần so với đợt đầu năm 2020. Tuy nhiên, vấn đề là hầu hết các lô đất có giá tăng cao đều đã chuyển nhượng qua nhiều đời chủ và môi giới.


Hầu hết các lô đất đều đã qua tay vài chủ sở hữu
Hầu hết các lô đất đều đã qua tay vài chủ sở hữu

Chị Nguyễn Thị An - Một nhà đầu tư đất nền khu vực Thường Tín chia sẻ: “Các lô đất ban đầu có giá khá rẻ, nhưng sau một thời gian ngắn, các lô đất lần lượt qua tay nhiều môi giới nên giá đất mới bị tăng gấp vài lần. Hiện tượng này rất hay xảy ra đối với những khu vực nhận được thông tin quy hoạch”.

Chị An cũng cho rằng, môi giới bất động sản thường hoạt động khá bài bản, họ sẽ tiến hành thu mua, gom đất trước khi thông tin quy hoạch được công bố. Ngay khi thông tin công khai rộng rãi, họ bắt đầu mua đi bán lại với nhau vài lần để đẩy giá bán lên mức cao ngất ngưởng. Do đó, người mua nếu không tỉnh táo sẽ mua phải lô đất có giá cao hơn nhiều so với giá trị thực.

“Nếu khu vực đó được quy hoạch bài bản thì giá đất chắc chắn tăng theo hạ tầng. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều nơi đã có thông tin quy hoạch nhưng hạ tầng giao thông vẫn không được nâng cấp, trong khi đó giá bất động sản liên tục tăng đến mức hạ tầng không theo kịp giá đất. Với những thông tin quy hoạch nằm trên giấy, để được triển khai phải trải qua lộ trình và thời gian dài hạn. Như vậy, giá tăng mạnh đều do “cò” đất dùng chiêu trò để đầu cơ nhằm trục lợi” - Chị An nói.

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam chia sẻ về, việc xây dựng, nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông sẽ đem đến giá trị lớn cho bất động sản xung quanh đó. Tuy nhiên, nếu muốn đầu tư vào những khu vực này thì đối tượng phù hợp nhất là nhà đầu tư có nguồn tiền nhàn rỗi vì các dự án hạ tầng sẽ mất thời gian dài để triển khai. 

Nhưng nhà đầu tư cũng cần tỉnh táo trước thông tin quy hoạch và những đợt sốt đất. Nếu cố tình đón song sẽ có nguy cơ bị “chìm” trong những cơn “sốt ảo” và ôm nợ khi giá đất trở về mức giá thị trường.


Cần thận trọng trước các thông tin quy hoạch
Cần thận trọng trước các thông tin quy hoạch

Ông Đính dẫn chứng từ bài học về đầu tư đất dọc hai bên đường Đại lộ Thăng Long: Do hai bên đường đã được rào lại, không cho các phương tiện lưu thông nhằm đảm bảo an toàn giao thông nên giá bất động sản khu vực này bị sụt giảm mạnh so với thời điểm sốt nóng vì thông tin quy hoạch tuyến đường.

Theo đó, nếu quy hoạch được triển khai đúng tiến độ thì bất động sản khu vực đó cũng như đời sống cư dân cũng được phát triển thuận lợi, ổn định. Tuy nhiên, khi việc triển khai gặp trục trặc, chậm tiến độ sẽ khiến các nhà đầu tư “lướt sóng” gặp nhiều rủi ro.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội theo phương thức PPP có điểm đầu tại Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội); điểm cuối trên đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Tổng chiều dài dự án đầu tư xây dựng tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là 111,2km, trong đó đoạn đi qua TP Hà Nội dài 58,2km (đi qua 7 quận, huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông). 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước