sapo-1654184815.jpg
 
a1-1654186440.jpg
 

Theo đó, UBND TP Hà Nội sẽ chi 23.524 tỷ đồng nếu xây dựng hơn 58km đường vành đai 4 Vùng Thủ đô. Tuyến đường này sẽ đi qua địa bàn 7 quận, huyện của thành phố.
UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND TP về việc cung cấp bố trí vốn cho dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 Vùng Thủ đô.

vanh-dai-4-vung-thu-do-1-1654186831.jpg
 

Theo phân kỳ, giai đoạn 2021-2025 dự án này cần hơn 19.000 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 cần hơn 3.800 tỷ đồng.
UBND TP Hà Nội cho biết, trong trường hợp tổng mức đầu tư dự án thành phần do thành phố quyết định đầu tư có điều chỉnh tăng thì phần vốn tăng thêm sẽ đảm bảo bố trí từ nguồn ngân sách thành phố. 
Theo tính toán sơ bộ, tổng mức đầu tư vành đai 4 Vùng Thủ đô là hơn 85.800 tỷ đồng, chia thành ba nhóm với 7 dự án thành phần.
Để thực hiện được dự án, nguồn lực đặc biệt về tài chính là rất lớn. Vậy phương án nào sẽ khả thi, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Đinh Trọng Thịnh về nguồn lực để thực hiện đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

sub-1-1654189250.jpg
 

Phát triển vành đai 4 – Vùng Thủ đô có một vị thế lớn khi giải tỏa sức ép cho sự phát triển của Hà Nội. Vì thế, việc Hà Nội chủ động trong việc bố trí nguồn lực để thực hiện dự án Vành đai 4 thể hiện sự quyết tâm của thành phố trong việc thực thi dự án này. 
Tuy nhiên, nguồn vốn khá lớn tới hơn 23.000 tỷ đồng nên việc xác định nguồn vốn hỗ trợ dự án là rất quan trọng. 
Đây là một dự án lớn, liên quan đến cả các địa phương khác nên chắc chắn rất cần sự góp sức của Trung ương và các địa phương liên quan. 

a3-1654186898.jpg
 

Hiện nay, nguồn vốn của Hà Nội có giới hạn vì nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế kỹ thuật rất lớn. Cụ thể như các vấn đề giải quyết ách tắc giao thông, tiêu thoát nước, cung cấp điện nước …. Vì vậy, việc Thành phố dành ra được một khoản ngân sách để thực hiện dự án Vành đai 4 này là một bài toán lâu dài từ nay đến năm 2030. Tuy nhiên, hiện nay, nhu cầu phát triển hạ tầng trong nội đô là cực lớn, nên bài toán vốn đối với Hà Nội từ nay đến 2030 sẽ tương đối khó khăn.
Nguồn vốn cho dự án là 85.813 tỉ đồng, chia làm 3 dự án thành phần nhưng việc cân đối ngân sách là khó khăn, riêng 3 địa phương phải cân đối trên 28.000 tỉ đồng.
Đặc biệt khó khăn lớn nhất là giải phóng mặt bằng chiếm tới trên 50% khối lượng, bao gồm cả hành lang phát triển đường sắt, nên càng để chậm càng ảnh hưởng tiến độ. Vì vậy cần phải triển khai ngay trong năm 2022 - 2024 để các thành phần kế tiếp diễn ra sau đó vào năm 2022 - 2026, thì mới tạo ra động lực phát triển đô thị.

sub-2-1654189251.jpg
 

Dự án hoàn thành sớm sẽ giúp giảm áp lực đối với nội đô từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của vùng Thủ đô.  
Tuy nhiên vốn đầu tư là có giới hạn, trong khi nhu cầu về vốn của dự án là rất lớn. Dự án cần một lượng vốn lớn để giải phóng mặt bằng và thực hiện các hạng mục của dự án trong một thời gian dài. Đến nay đã là giữa năm 2022, chỉ còn hơn 4 năm để thực hiện khối lượng công việc còn lại cũng là rất khó khăn. 
Do đó, việc giãn thời gian hoàn thành dự án đến năm 2027 nhằm đảm bảo được tiến độ đề ra là cần thiết, giúp bảo đảm tính khả thi và cân đối, bố trí phần vốn cho các dự án quan trọng, cấp bách khác. Tránh trường hợp tập trung bố trí vốn quá nhiều vào một dự án nhưng không bảo đảm tiến độ triển khai, giải ngân, trong khi những dự án khác có thể thực hiện lại không có vốn.

a2-1654188602.jpg
 
sub-3-1654189250.jpg
 

Đây là một vấn đề lớn, cần cả một quá trình tính toán và thực thi một cách chặt chẽ. Đồng thời phải dựa trên cơ sở tính toán khả năng của doanh nghiệp cũng như tình hình của nền kinh tế. 
Trong kế hoạch chung, dự án được chia thành 3 nhóm dự án với 7 dự án thành phần. Trong đó, nhóm 1 với 3 dự án thành phần giải phóng mặt bằng ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên. Nhóm 2 với 3 dự án thành phần đầu tư xây dựng đường song hành trên địa bàn 3 địa phương. Nhóm 3 với một dự án thành phần đầu tư xây dựng cao tốc theo phương thức đối tác công tư loại hợp đồng BOT.
Vậy, với dự án thành phần đầu tư xây dựng cao tốc theo phương thức đối tác công tư loại hợp đồng BOT chúng ta cũng cần lầm bật được lợi ích từ việc thực hiện dự án này. Việc rõ ràng, minh bạch sẽ giúp vấn đề huy động vốn trong xã hội trở thành thực tiễn và giúp cho quá trình gọi vốn thực hiện dự án mới có thể thành công. Nếu cứ trông chờ vào nguồn vốn ngân sách sẽ rất khó khăn.

a3-1654188040.jpg
 

Mặt khác, việc kết hợp với các địa phương khác và sử dụng các nguồn lực khác nhau kể cả ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện nhà nước là cần thiết nhưng phía nhà nước cũng cần tính bài toán thu hồi vốn cho hợp lý. Kể cả áp dụng các hình thức đầu tư công nhưng nhà nước sẽ tiến hành thu hồi theo các cách khác nhau. 
Do đó, chúng ta cần có bài toán tổng thể để giải quyết vấn đề vốn, lúc đó việc huy động vốn mới dễ dàng và thực hiện được. Nếu cứ trông chờ vào ngân sách trung ương và địa phương là rất khó.

sub-4-1654189250.jpg
 

Kênh huy động vốn bằng trái phiếu của ngân sách địa phương hoặc ngân sách thực hiện công trình, dự án cũng là một vấn đề cần đưa ra xem xét. Trước đây, khi gọi vốn của các doanh nghiệp BOT đã có rất nhiều vấn đề. 
Nhiều lần chúng tôi đã có ý kiến, tại sao nhà nước không đứng ra gọi vốn hay đi vay để thực hiện? Phương án này sẽ giảm được rất nhiều chi phí, khi nhà nước kêu gọi BOT của các doanh nghiệp. Trong khi đó doanh nghiệp lại chủ yếu sử dụng vốn vay của ngân hàng hoặc vốn từ trái phiếu để đầu tư thực hiện dự án thì cũng là huy động vốn trong dân mà thôi. 
Rõ ràng, doanh nghiệp huy động thì mức độ tín nhiệm không thể bằng phía chính quyền địa phương hay trung ương được. Mặt khác, kể cả đi vay ngân hàng, nếu cơ quan chính quyền địa phương hay chính quyền trung ương đi vay thì cũng thuận lợi hơn, giá sẽ rẻ hơn và các điều kiện đỡ ngặt nghèo hơn. Tôi cho rằng cần phải thực hiện biện pháp đó! 
Ngay như ở dự án Bắc-Nam, chúng ta đã chuyển việc thực hiện BOT của các doanh nghiệp thành vốn đầu tư công và nhà nước sẽ thu phí. Rõ ràng, việc phát hành trái phiếu cũng là một phương án để gọi vốn, bổ sung nguồn vốn đầu tư cho dự án này một cách nhanh chóng.

a4-1654188586.jpg
 
sub-5-1654189251.jpg
 

Chúng ta có thể thấy, chuyện giải phóng mặt bằng liên quan đến rất nhiều vấn đề nhất là việc đền bù đất đai, hoa màu, nhà cửa cho đến các công trình kiến trúc, các tài sản khác liên quan đến đất. Vì thế, tính phức tạp trong vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng lúc nào cũng rất phức tạp.
Dự án đường Vành đai 4 đi qua nhiều địa bàn, nhiều địa phương, mỗi địa phương lại có một mức đền bù giải phóng mặt bằng khác nhau nhưng tôi đánh giá phần này sẽ không quá phức tạp. Bởi hầu hết diện tích giải phóng mặt bằng này đều ở xa các trung tâm đô thị, phần lớn là đất nông nghiệp, khi đó chi phí sẽ thấp hơn.
Tất nhiên, mức giá, cách thức quản lý và cách thức phân giao còn do từng địa phương thực hiện, yêu cầu phù hợp với kiện của từng địa phương. Vì vậy, giá đền bù giải phóng mặt bằng cũng theo giá của từng đia phương. Còn lại, khi đã thống nhất từ địa phương, việc triển khai từng phân đoạn sẽ không quá phức tạp.

a5-1654188750.jpg
 
sub-6-1654189251.jpg
 

Theo tôi, Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô có vai trò quan trọng trong liên kết vùng, bảo đảm kết nối giữa các địa phương lân cận với TP Hà Nội.
Tăng cường kết nối giao thông đô thị của TP. Với năng lực thông hành lớn, tốc độ cao và an toàn, tuyến đường sẽ góp phần làm giảm áp lực đối với khu vực nội đô, tạo một trục giao thông hữu hiệu để phân luồng giao thông liên tỉnh khi đi qua TP Hà Nội, hạn chế tình trạng ách tắc giao thông, giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường TP và khu vực.
Dự án cũng phục vụ cho sự phát triển của thành phố Hà Nội trong tương lai. Vì thế, dự án này ấn định bộ khung không chỉ của Hà Nội mà còn của các địa phương dự án đi qua. 

a6-1654189017.jpg
 

Vì thế, những dự án bất động sản nằm trong phạm vi quy hoạch này sẽ là một trong những khu có tương lai phát triển rực rỡ trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Do đó, giá bất động sản sẽ lên, các quy hoạch về cơ sở hạ tầng cũng như các quy hoạch khác sẽ phát triển một cách đầy đủ hơn.
Bên cạnh đó, thông tin quy hoạch được ban hành chắc chắn sẽ có sự bùng nổ về giá ở một số khu vực nhưng mà tất cả những điều đó chỉ mang tính tận dụng, lợi dụng thông tin để đẩy “sóng” thị trường lên. Không ngoại trừ khi có thông tin liên quan đến quy hoạch ở những khu vực này sẽ có một số đối tượng lợi dụng để “kích sóng”.
Với những thông tin quy hoạch, nhiều nhà đầu tư ăn theo dễ gặp phải rủi ro chôn vốn lên tới hàng chục năm như nhiều dự án mở đường trước đó.
Thiết nghĩ, các địa phương nên tổ chức công bố công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án BĐS đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính,… tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.

sub-7-1654189250.jpg
 
anh-cuoi-bai-1654186759.jpg
 
tac-gia-1654184815.jpg
 
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

Chung cư tiếp tục dẫn đầu giao dịch trên thị trường bất động sản

Ồ ạt bỏ cọc sau khi trúng giá cao: Chuyên gia đề xuất "thuốc đặc trị"

Đưa tình trạng ngập úng vào tiêu chí định giá đất: Một số “khu nhà giàu” có trở nên bớt "nóng"?

“Tắc” hồ sơ đất đai: Ai sẽ chịu trách nhiệm?

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

Đất RSX là gì? Điểm đặc biệt trong quy định sử dụng đất RSX

Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục chạm đáy trong tháng 8

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

13 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

13 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

13 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

13 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

13 giờ trước