meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

“Kinh đô thời trang” mới của châu Á không nơi nào khác ngoài Seoul 

Thứ tư, 09/11/2022-08:11
Mới đây, Chanel thông báo tăng giá bán các sản phẩm túi xách, đồ trang sức và quần áo mang thương hiệu này tại thị trường Hàn Quốc lên 5 - 12% kể từ tháng 11 này. Đây là lần thứ 4 hãng thời trang xa xỉ của Pháp tăng giá tại xứ sở kim chi trong năm 2022.

Theo VnEconomy, Korea Herald đưa tin, giá bán một chiếc túi Chanel’s Mini Flap Bag tăng lên 7%, từ 5,94 triệu won lên 6,37 triệu won (4.490 USD). Trong khi đó giá bán chiếc túi Chanel’s Classic Large Flap Bag tăng 6%, từ 13,35 triệu won lên 14,2 triệu won. Loạt phụ kiện khác của nhà Chanel cũng được tăng giá từ 7 - 8%, trong đó giá trị chiếc ví cổ điển Classic Wallet tăng 8,3 - 3,99 triệu won lên 4,32 triệu won...

Đợt tăng giá lần này có ý nghĩa rằng việc các sản phẩm nằm trong bộ sưu tập Classic Flap Bag Medium của thương hiệu thời trang xa xỉ tăng tới 84% kể từ năm 2019. Năm 2022, Chanel liên tục tăng giá tại thị trường Hàn Quốc vào các tháng 1, tháng 3 và tháng 8.


Chanel đã 3 lần tăng giá tại thị trường Hàn Quốc trong năm nay
Chanel đã 3 lần tăng giá tại thị trường Hàn Quốc trong năm nay

“Chúng tôi đã áp dụng tốt việc tăng giá sản phẩm của mình theo chính sách giá bán của công ty trên toàn cầu, được bắt đầu từ năm 2015. Điều này là để đảm bảo công bằng cho khách hàng trên toàn thế giới và giảm mức chênh lệch tỷ giá giữa những khu vực” - Đại diện Chanel chia sẻ. 

Tuy Chanel đã đảm bảo rằng việc tăng giá diễn ra công bằng trên thế giới, truyền thông Hàn Quốc đưa tin, giá bán của thương hiệu này tại Hàn Quốc thực tế đang cao hơn những khu vực khác. Chẳng hạn chiếc túi Chanel’s Mini Flap Bag có giá bán mới là 4.490 USD, trong khi tại Mỹ nó chỉ có giá là 4.200 USD và tại Anh là 4.000 USD. 

Thực tế, Chanel không phải thương hiệu hạng sang duy nhất điều chỉnh giá bán tại đây. Trong nửa cuối năm 2022, một số hãng như Louis Vuitton và Fendi cũng tăng giá tại Hàn Quốc vì việc tăng giá nguyên vật liệu và tỷ giá hối đoái tăng. Vào tháng 10, Louis Vuitton cũng công bố mức giá tăng thêm 3%, trong khi Fendi và Hermes lần lượt điều chỉnh tăng 6% và 4%. Đây là lần thứ 2 Louis Vuitton tăng giá trong năm nay, trong khi Fendi đã 3 lần tăng giá bán. 

Với động thái tăng giá của những thương hiệu xa xỉ này khiến giới truyền thông Hàn Quốc phải đặt nghi vấn rằng phải chăng lý do là vì năm 2022, Hàn Quốc chính thức trở thành một trong 10 thị trường tiêu thụ thời trang xa xỉ lớn nhất trên thế giới. 

Công ty cố vấn tài chính và nghiên cứu thị trường Samjong KPMG cho hay, Hàn Quốc đang có sức mua đạt 5,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 29,6% vào năm ngoái. Tuy con số còn khá nhỏ so với 64.1 tỷ USD của Mỹ, 42.7 tỷ USD của Trung Quốc, 26 tỷ USD của Nhật Bản, nhưng con số mà Hàn Quốc đạt được cho thấy tốc độ phát triển chóng mặt,  từ một quốc gia may gia công cách đây 50 năm hiện đã là điểm tiêu thụ thời trang hàng đầu. 


Sức ảnh hưởng của Hàn Quốc lên làng thời trang thế giới thật sự thay đổi nhờ làn sóng Hallyu
Sức ảnh hưởng của Hàn Quốc lên làng thời trang thế giới thật sự thay đổi nhờ làn sóng Hallyu

Trên thực tế, sức ảnh hưởng của Hàn Quốc nói chung và của Seoul nói riêng của làng thời trang thế giới thật sự thay đổi nhờ làn sóng Hallyu. Từ thập niên 1990, các ngôi sao Kpop và Kdrama đã giúp Hàn Quốc ngày càng thu hút sự quan tâm của thế giới, lại giúp thúc đẩy sức tiêu thụ thời trang tại quốc gia này. Không thể phủ nhận rằng, Seoul đã tạo dựng được vị thế là “kinh đô thời trang” nhờ vào các ngôi sao Hallyu của họ. 

Các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng của Hàn Quốc có lực lượng fan hùng hậu cả trong nước và quốc tế. Lượng fan này luôn học tập và săn lùng những món đồ thời trang mà các ngôi sao dùng. Những tên tuổi như G-Dragon, Blackpink, Seo Ye Jin, Oh Sehun,... luôn được nhắc tới là những người tạo ra xu hướng hàng đầu. 

Sức ảnh hưởng của họ tới ngành thời trang là không thể chối cãi. Kỳ vọng vào việc đi đầu xu hướng thời trang tại Seoul là rất lớn. Khi các idol mặc những bộ cánh gây sốt trên mạng xã hội và lập tức hàng loạt người hâm mộ hay các fashionista sẽ chủ động chạy theo xu hướng mà các thần tượng tạo ra. 


Seoul Fashion Week đã thu hút những nhà thiết kế hàng đầu và những người có tầm ảnh hưởng lớn trong ngành
Seoul Fashion Week đã thu hút những nhà thiết kế hàng đầu và những người có tầm ảnh hưởng lớn trong ngành

Đây chính là lý do mà các nhãn hàng lớn toàn cầu bị thị trường Hàn Quốc hấp dẫn. Bản chất là chạy theo xu hướng và phóng tay chi tiêu nhằm phối thời trang một cách hợp mốt nhất để biến Seoul trở thành môi trường hoàn hảo cho ngành thời trang phát triển, tiến tới trở thành kinh đô thời trang Á Đông. Trong những năm gần đây, Seoul Fashion Week đã thu hút những nhà thiết kế hàng đầu và những người có tầm ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp này tới tham dự. 

Trước tình hình đó, việc giữ thế độc quyền là nhu cầu rất bức thiết với các nhãn hàng xa xỉ. Không chỉ điều chỉnh tăng giá, Chanel còn giữ tăng điểm so với các đối thủ cạnh tranh như Hermès, Louis Vuitton… Những thương hiệu này dần mở rộng quy mô và hoạt động kinh doanh online trong thời gian dịch bệnh Covid - 19 bùng phát. 

Có thể thấy, tư duy của Chanel rất rõ ràng, thương mại điện tử sẽ loại bỏ khía cạnh quan trọng của những khách hàng cao cấp. Đây là điều chỉ có thể thấy được tại các cửa hàng của hãng. 

“Hiện tại, thương mại điện tử chỉ cần thông qua vài cú nhấp chuột và những sản phẩm hiện trên một màn hình. Không có một trải nghiệm nào hết, dù chúng tôi có nỗ lực đến mấy thì cũng không thể đem được tiêu chuẩn trải nghiệm cần thiết cho khách hàng” - Chủ tịch Chanel Fashion và Chanel SAS - Bruno Pavlovsky trả lời tờ Vogue Business.

Thông qua việc từ chối tiến vào thị trường trực tuyến, Chanel tuyên bố về sự độc quyền và độ hiếm của sản phẩm. Các vị khách cần nỗ lực để sở hữu chúng thay vì chỉ qua thao tác nhấp chuột. Ngoài ra, việc để khách hàng trực tiếp tới xem sản phẩm tại cửa hàng cũng giúp sản phẩm của Chanel được đánh giá cao hơn. Dĩ nhiên là yếu tố trải nghiệm chính là một phần của lý do.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

6 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

6 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

6 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

6 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước