Shein đại chiến thế giới: Khiến nhiều hãng thời trang nhanh lo sợ, Gen Z Mỹ yêu thích không thôi
BÀI LIÊN QUAN
Piktina - startup thời trang "second-hand" của Co-founder Be Group: Gọi vốn thành công 1 triệu USD chỉ sau 4 thángCoolmate - ‘kẻ chơi trội’ trong ngành thời trang Việt: Chỉ cần khách không hài lòng, quần áo mặc rồi vẫn hoàn tiền như thườngĐại gia bán lẻ AEON hoàn thiện "mảnh ghép" tại Việt Nam với việc thử nghiệm thời trang nhanh giá rẻKẻ "phá bĩnh" ngành thời trang nhanh
Dù thế, công ty non trẻ đến từ Trung Quốc này đang có bất lợi kinh doanh lớn. Các món đồ của họ được vận chuyển đến tay khách hàng trong khoảng 10-15 ngày, so với các đối thủ cạnh tranh thì khoảng thời gian này là quá lâu. Hiện tại, Shein đang thúc đẩy việc vận chuyển những món đồ với giá siêu rẻ đến tay khách hàng nhanh hơn thông qua việc thành lập những trung tâm phân phối tại Midwest và California. Dự kiến, điều này sẽ tạo ra sự thay đổi đáng kể, các đơn hàng cá nhân sẽ được xử lý trực tiếp đến các khách hàng Mỹ thay vì chuyển từ nước ngoài.
Việc đầu tư lớn vào vận chuyển đã cho thấy Shein đang đặt những áp lực to lớn lên những gã khổng lồ ngành thời trang có tên tuổi khác như HM và Forever 21. Ngoài ra, Shein còn đang đe dọa trực tiếp đến biên lợi nhuận của các công ty mới nổi, đồng thời cho thấy rủi ro với môi trường kinh doanh hiện tại của những công ty này.
Chuyên gia bán lẻ Adam Cochrane cho biết: “Trong thế giới thời trang nhanh, thời gian nhận được hàng là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt với những khách hàng trẻ và là nữ giới. Chẳng ai muốn đặt hàng xong nhưng phải đợi đến 2 tuần mới có thể nhận được”.
Vì thế, Shein đã đặt một trung tâm phân phối tại Whitestown, Indiana nhằm giảm thời gian giao hàng xuống tận 4 ngày. Thời điểm hiện tại, trung tâm này đang có 800 nhân viên, kế hoạch đến cuối năm nay sẽ tăng lên gần 1.000 người. Dự kiến, Shein sẽ mở trung tâm thứ hai tại Southern California vào mùa xuân năm tới cùng với một trung tâm thứ 3 nữa tại Northeast.
Được biết, những trung tâm này không chứa đầy đủ những loại hàng may mặc của Shein nhưng sẽ dự trữ một số sản phẩm quan trọng nhất định, đặc biệt là những món đồ cơ bản. Những mặt hàng được lựa chọn sẽ dựa trên dữ liệu những món đồ nào được bán tốt tại Mỹ và theo mùa. Đồng thời, hàng trả về cũng sẽ được những trung tâm ở Mỹ trực tiếp giải quyết.
Bên cạnh đó, hãng thời trang Trung Quốc này cũng đang áp dụng chiến lược tương tự tại những thị trường chủ chốt khác. Mới đây, Shein đã công bố kế hoạch về một trung tâm phân phối tại Ba Lan nhằm phục vụ cho khu vực phương Tây. Công ty cũng tiết lộ đã mở một nhà kho và văn phòng làm việc tại Toronto. Nhớ lại thời điểm năm 2012, công ty này chính thức bắt đầu bán hàng hóa tại Mỹ. Nhờ những dòng sản phẩm mới liên tục được ra mắt, Shein nhanh chóng thu hút được sự chú ý. Cộng thêm chiến lược marketing rầm rộ trên TikTok cũng như giá cả siêu rẻ đã giúp Shein trở thành thương hiệu quần áo phổ biến thứ 9 tại Mỹ với Gen Z, theo thông tin từ công ty tư vấn Morning Consult. Vì thế, Shein nhanh chóng “ngang ngửa” với những thương hiệu Mỹ như Levi’s và Calvin Klein.
Chuyên gia phân tích Caroline Gulliver cho biết: “Luôn có những kẻ phá bĩnh trong mảng thời trang nhanh, thế nhưng Shein đã làm được điều này với quy mô lớn hơn. Đây được coi là một thay đổi đáng kể trong bối cảnh bán lẻ thời trang ở Mỹ”.
Khiến nhiều hãng phải dè chừng
Đáng chú ý, Shein không chỉ nổi lên là một đối thủ đáng gờm của các chuỗi thời trang Mỹ như Forever 21 và American Eagle Outfitter mà còn cạnh tranh trực tiếp với những công ty quốc tế đang có sự hiện diện mạnh ở Mỹ như HM, Zara…
Trong năm nay, dự kiến doanh thu của Shein sẽ đạt 24 tỷ USD. Trong quý đầu năm nay, doanh thu của Shein tại thị trường Mỹ đã tăng thêm 43% so với năm trước đó trong khi doanh thu của HM lại giảm 10%.
Tuy nhiên, việc phát triển mạng lưới phân phối tại Mỹ cũng khiến Shein phải chịu thêm nhiều chi phí mới. Theo như luật tại Mỹ, những đơn hàng có giá từ 800 USD trở xuống khi đến Trung Quốc sẽ không mất thuế. Vì thế, giới hạn này được coi là khá thoải mái với những đơn hàng cá nhân. Thế nhưng, nếu như công ty thời trang Trung Quốc này muốn vận chuyển thêm nhiều hàng hóa mới đến trung tâm phân phối thì họ sẽ phải chịu thêm thuế quan.
Một khi có trung tâm phân phối tại Mỹ, Shein sẽ không làm cho từng đơn hàng nữa. “Bạn sẽ phải ship những lô lớn có thể bán được hoặc không. Tôi không nghĩ rằng kế hoạch của Shein sẽ thành công mỹ mãn nhưng hiện tại vẫn quá sớm để nói về bất kỳ điều gì trong tương lai”, chuyên gia Sucharita Kodali cho biết. Thế nhưng, vẫn có một câu hỏi đặt ra đó là, liệu Shein có thể duy trì được lợi thế về giá cả của mình sau khi đã thiết lập cũng như phải chịu nhiều loại chi phí tại trung tâm phân phối của Mỹ hay không.
Những nỗ lực của Shein nhằm mở rộng mạng lưới phân phối tại Mỹ chính là một phần trong cuộc đua của hãng trong ngành công nghiệp thời trang, mục tiêu xây dựng lại mảng vận chuyển để từ đó tìm ra được lợi thế cạnh tranh. Tương tự như Shein, nhà bán lẻ Boohoo cũng đang tiến hành mở trung tâm phân phối ở Pennsylvania vào năm tới, mục tiêu có thể giao sản phẩm trong 3 ngày tại 95% địa điểm trên toàn nước Mỹ, trong khi thời gian hiện tại là 10 ngày.
Tuy nhiên, chiến lược mới của Shein theo sau một loạt những báo cáo về việc công ty này đã phát thải carbon cao, sử dụng lao động không công bằng, chất lượng sản phẩm thấp. Thế nhưng dường như vẫn chưa có thông tin nào khiến cho sự thèm muốn của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của Shein giảm xuống.