meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Coolmate - ‘kẻ chơi trội’ trong ngành thời trang Việt: Chỉ cần khách không hài lòng, quần áo mặc rồi vẫn hoàn tiền như thường

Thứ bảy, 17/09/2022-23:09
Tại Việt Nam, Coolmate được biết đến là một nhà cung cấp hiếm hoi mà người tiêu dùng có thể thoải mái đổi trả hàng hóa trong vòng 60 ngày. Thậm chí, chính sách này còn ưu việt đến nỗi, chỉ cần khách không hài lòng, dù đồ có mặc rồi vẫn có thể trả lại. Mọi việc nhanh chóng đến mức, tiền có thể hoàn vào tài khoản của khách trước khi shipper đến lấy lại hàng. 

Coolmate được thành lập vào năm 2019 vốn đi theo mô hình thương mại điện từ D2C - chuyên về cung cấp sản phẩm trực tiếp thông qua kênh trực tuyến để có thể cắt giảm được chi phí trong phân phối bán lẻ truyền thống. Theo đó, những sản phẩm của Coolmate được sản xuất 100% tại Việt Nam với nguồn vải và phụ kiện chất lượng cao. Nhờ mô hình này, Coolmate có thể thường xuyên kết nối cũng như lắng nghe được toàn bộ yêu cầu của khách hàng và mang đến những trải nghiệm mua sắm tốt nhất. 

Chỉ sau 3 năm hoạt động, Coolmate đã ghi nhận mức doanh thu tăng từ 3-4 lần/năm. Mong muốn của Coolmate là trở thành một điển hình của một doanh nghiệp có trách nhiệm thông qua việc kinh doanh bền vững; có lợi nhuận và mang đến giá trị thiết thực cho khách hàng, nhân viên, đối tác cũng như các cổ đông. 

‘Kẻ chơi trội’ trong ngành thời trang Việt 

Tại Việt Nam, Coolmate được biết đến là một nhà cung cấp hiếm hoi mà người tiêu dùng có thể thoải mái đổi trả hàng hóa trong vòng 60 ngày. Thậm chí, chính sách này còn ưu việt đến nỗi, chỉ cần khách không hài lòng, dù đồ có mặc rồi vẫn có thể trả lại. Mọi việc nhanh chóng đến mức, tiền có thể hoàn vào tài khoản của khách trước khi shipper đến lấy lại hàng. 


Tại Việt Nam, Coolmate được biết đến là một nhà cung cấp hiếm hoi mà người tiêu dùng có thể thoải mái đổi trả hàng hóa trong vòng 60 ngày
Tại Việt Nam, Coolmate được biết đến là một nhà cung cấp hiếm hoi mà người tiêu dùng có thể thoải mái đổi trả hàng hóa trong vòng 60 ngày

Điểm đột phá này xuất phát từ việc CEO của Coolmate là Phạm Chí Nhu nhận ra rằng, nếu như muốn làm online tốt, họ bắt buộc phải xuất phát từ người bán. Trong đó, khó khăn trong việc đổi trả chính là một vấn đề cản trở các khách mua hàng. Vị CEO trẻ bộc bạch: “Làm sao thuyết phục khách hàng khi 50% cảm thấy không hài lòng, mất niềm tin? Họ không tin tưởng vào sản phẩm online, chỉ mua khi rẻ hay có voucher nhiều. Để thay đổi điều này, bắt buộc chúng tôi phải có một chính sách nào đó đủ mạnh. Do đó, tôi nghĩ ra cam kết đổi trả, trước là đổi trả trong vòng 45 ngày, sau nâng lên 60 ngày.

Và chúng tôi đã làm rất quyết liệt. Bằng chứng ở việc chúng tôi cam kết trong 12 tiếng sau khi khách hàng gửi yêu cầu sẽ được hoàn tiền. Họ chỉ cần điền vào một form online nhanh chóng trong đó có số tài khoản và số điện thoại, trong vòng 12 tiếng khách hàng sẽ nhận được tiền. Tiếp đến, sẽ có bưu tá đến nhà lấy hàng sau”.

Thoáng nghe thì có vẻ Coolmate chơi trội, thế nhưng thực tế khái niệm “consumer return” trên thế giới không hề xa lạ. Để chiếm được lòng tin của khách hàng, các nhà cung ứng thường xuyên dùng đến biện pháp này, từ đó thúc đẩy doanh thu thông qua việc cải thiện những trải nghiệm của khách hàng sau khi mua hàng. Đáng chú ý, chính sách đổi trả của Coolmate được ông Nam Nguyễn - Mentor Shark Tank Việt Nam đánh giá là yếu tố giúp khách hàng ra quyết định mua nhanh chóng hơn và cảm thấy an tâm, từ đó tỷ lệ chốt đơn cũng cao hơn. Tuy nhiên, đây cũng là gánh nặng rất lớn cho doanh nghiệp.

Có thể ở Việt Nam, phong trảo này chưa phổ biến nhưng tại Mỹ, nó đã ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp và là một bài toán vô cùng đau đầu. Nếu không có cách xử lý tốt, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ bị dìm xuống vũng bùn. Ngay đến bản thân CEO Phạm Chí Nhu cũng từng thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn gần đây: “Có khách hàng đổi liên tục đến 5 - 6 lần. Thậm chí, có nhiều người cứ gửi yêu cầu là được đổi, họ đổi đến tận lần 3, lần 4 rồi có thể thấy ngại, nên không đổi nữa”.

Không thể phủ nhận, chính sách đổi trả hàng của Coolmate chính là tiền đề để doanh nghiệp này lấy được lòng tin của khách hàng cũng như tạo dựng được uy tín một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận trên góc độ tài chính, nó sẽ tạo ra “gánh nặng” chi phí cho các doanh nghiệp. Trong đó, đáng lưu ý là chi phí sử dụng vốn. Chính sách trả hàng lên tới 60 ngày nếu xét trong 1 chừng mực nào đó có thể khiến cho vòng quay vốn lưu động ngắn lại, từ đó giảm hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp. Chưa kể, doanh nghiệp còn phát sinh thêm những chi phí khác như: chi phí nhân sự xử lý và chi phí vận chuyển nhận lại hàng...


Nhà máy Nobland - một trong những nhà máy sản xuất sản phẩm của Coolmate
Nhà máy Nobland - một trong những nhà máy sản xuất sản phẩm của Coolmate

Đối với ngành thời trang, hầu hết các thương hiệu từ cao cấp cho đến bình dân, thậm chí là cửa hàng nhỏ lẻ đều có chính sách đổi trả sản phẩm trong vòng từ 3-7 ngày sau khi mua. Đương nhiên, việc đổi trả được áp dụng cho những sản phẩm chưa sử dụng, còn nguyên tem mác, không bị rách hay bẩn và chỉ đổi sang những sản phẩm bằng giá hoặc cao hơn, không hoàn tiền. Vì thế, sẽ thật lạ lùng nếu ai đó bỗng nhiên trả lại cửa hàng chiếc áo đã mua được 59 ngày. Phải chăng, đây chính là lý do khiến Coolmate trở nên khác biệt, sản lượng cũng được gia tăng nhanh chóng? 

CEO Phạm Chí Nhu chia sẻ: “Thực tế, chúng tôi có tiến hành đo lường tỷ lệ đổi trả hàng. Nếu trong ngưỡng cho phép, chúng tôi sẽ không thay đổi và cũng không siết lại chính sách. Đưa ra chính sách, quan điểm của chúng tôi là nhìn vào số đông những người được hưởng lợi từ chính sách này. Tất nhiên, bất cứ chính sách nào cũng sẽ có câu chuyện trục lợi, nhưng nếu tỷ lệ trục lợi ít, Coolmate chấp nhận”.

Có một lợi thế đó là, định hướng trước mắt của Coolmate chỉ sản xuất đồ nam, không lấn sân sang mảng dành cho thời trang nữ. Những sản phẩm thời trang nam như áo phông, quần dài, quần đùi, tất, quần lót, áo sơ mi đều tương đối thông dụng và dễ mặc.  

Startup đầu tiên tại Việt Nam nhận vốn từ quỹ đầu tư hàng đầu thế giới

Mới đây Coolmate đã công bố về việc huy động thành công thêm 2,3 triệu USD, trong đó có cổ phần phát hành mới cùng với cổ phần từ những cổ đông hiện hữu từ GSR Ventures và Do Ventures. Điều đáng nói, đây là lần công bố gọi vốn thành công thứ 5 của công ty sau chương trình Shark Tank Việt Nam. 

Trong vòng gọi vốn gần nhất vào tháng 5 năm nay, Coolmate đã huy động thành công được 2 triệu USD cùng với sự dẫn dắt của Access Ventures. Tham gia vòng gọi vốn lần này còn có Do Ventures, CyberAgent Capital cùng với DSG Consumer Partners. Liên quan đến vấn đề này, CEO Phạm Chí Nhu khẳng định: “GSR Ventures là quỹ đầu tư uy tín, có kinh nghiệm dày dặn trong việc dẫn dắt các startup ở giai đoạn đầu trở thành unicorn (chỉ những startup có định giá trên 1 tỷ USD). Chính vì thế, chúng tôi đã quyết định mở rộng vòng Series A mong có thêm cơ hội đồng hành cùng GSR, đồng thời có thể học hỏi thêm những kiến thức quý báu về việc xây dựng chuỗi cung ứng, đưa Coolmate đến giai đoạn phát triển đột phá”.


Trong vòng gọi vốn gần nhất vào tháng 5 năm nay, Coolmate đã huy động thành công được 2 triệu USD cùng với sự dẫn dắt của Access Ventures
Trong vòng gọi vốn gần nhất vào tháng 5 năm nay, Coolmate đã huy động thành công được 2 triệu USD cùng với sự dẫn dắt của Access Ventures

Coolmate dự kiến sẽ sử dụng số vốn cùng với sự hỗ trợ từ GSR Ventures và Do Ventures để nhanh chóng hoàn thiện chuỗi cung ứng đối với dòng sản phẩm may mặc của công ty, bắt đầu từ việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu cũng như công nghệ sản xuất mới cho đến việc trực tiếp làm việc với những nhà cung cấp về vải, may cùng với nguyên phụ liệu với quy mô lớn hơn, đa dạng hơn.

Trong bối cảnh nền thương mại điện tử của Việt Nam đang phát triển như vũ bão, cộng thêm việc ngành dệt may trong nước đang có cơ hội chuyển biến tích cực nhờ quy tụ chuỗi giá trị thay vì hoạt động một cách rời rạc, Coolmate sẽ tận dụng những nguồn lực này một cách hiệu quả, hiện thực hóa mục tiêu doanh số cho năm 2022 và tiến tới IPO vào năm 2025.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

10 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

10 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

10 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

10 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước