meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Khủng hoảng thị trường bất động sản Trung Quốc, khách hàng trên 86 thành phố dừng đóng tiền mua nhà

Thứ ba, 19/07/2022-17:07
Các công ty bất động sản tại Trung Quốc vốn được phép mở bán nhà trước khi hoàn thiện. Khách hàng cần đóng tiền cọc trước khi chính thức nhận bàn giao sản phẩm. Số tiền này sẽ được chính các chủ đầu tư sử dụng để hoàn thiện dự án.

Theo Tiền Phong, ghi nhận trong tuần qua, khách hàng mua nhà của 230 dự án bất động sản trên khắp 86 thành phố của Trung Quốc cùng đồng loạt dừng việc đóng tiền nhà trước tiến độ, trừ khi các dự án tiếp tục triển khai. Thông tin này được cập nhật từ nền tảng Github trong dự án “WeNeedHome”. 

Báo chí Trung Quốc đưa tin, cũng như các thông tin từ bất động sản CRIC tại Thượng Hải cho biết, người mua nhà tại 18 tỉnh và 47 thành phố của quốc gia này đã từ chối tiếp tục đóng tiền mua nhà cho đến hết tháng 6 vừa qua.


Khách mua nhà của ít nhất 100 dự án địa ốc chưa hoàn thành tuyên bố dừng đóng tiền
Khách mua nhà của ít nhất 100 dự án địa ốc chưa hoàn thành tuyên bố dừng đóng tiền

Ngày 14/7, một trang tin chính thống của Trung Quốc là Tianmu News đã đưa tin, khách mua nhà của ít nhất 100 dự án địa ốc chưa hoàn thành tuyên bố dừng đóng tiền. Những dự án này đang được thực hiện tại khắp miền Trung, miền Nam và miền Đông Trung Quốc. Một số thông tin ước tính rằng có khoảng 46.000 người mua nhà của 14 dự án như vậy. “Con số vẫn tiếp tục tăng” - Tianmu viết và dẫn số liệu từ một số khách hàng.

Phong trào tẩy chay bắt nguồn từ việc các dự án ngày càng chậm tiến độ hoặc bị tạm dừng vì các tác động lan tỏa của cuộc khủng hoảng nợ từ tập đoàn BĐS Evergrande vào năm ngoái. Nhiều doanh nghiệp khác cũng đã phải tìm đến sự hỗ trợ từ các "chủ nợ".

Ngành bất động sản đã đóng góp tới 30% GDP của Trung Quốc. Hiện tại, giá nhà ở Trung Quốc có xu hướng giảm mạnh. Người mua có thể phải nhận nhà ở với giá trị thấp hơn mức họ đang đóng theo hợp đồng. Những nhà phân tích cho rằng, việc khách mua từ chối đóng tiền sẽ khiến nhiều chủ đầu tư dự án vỡ nợ, gây áp lực lên hệ thống ngân hàng của Trung Quốc. Hơn nữa, đây là thời điểm mà nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn phải loay hoay với đại dịch Covid - 19.

Các nhà phân tích của Nomura ghi nhận trong bài báo cáo nghiên cứu công bố ngày 14/7: "Bán nhà trước khi xây xong là việc phổ biến ở Trung Quốc, vì thế rủi ro rất lớn”.

Đã có ít nhất 7 ngân hàng lớn của Trung Quốc, trong đó có Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp, Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Nông nghiệp vừa thông báo các rủi ro hiện vẫn nằm trong tầm kiểm soát, đồng thời cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ tình hình trên thị trường. Vào tuần trước, giới chức Trung Quốc đã họp khẩn với một số ngân hàng thương mại.

Theo ước tính của Nomura, các công ty bất động sản mới bàn giao khoảng 60% sản phẩm trong giai đoạn 2013 - 2020. Trong khi đó, dư nợ thế chấp tăng thêm 26,3 nghìn tỷ tệ ( tương đương 3,9 nghìn tỷ USD) trong cùng giai đoạn này.

Giới chuyên gia tỏ thái độ lo lắng về cuộc khủng hoảng BĐS có thể dẫn tới bất ổn tài chính và xã hội. Ngân hàng Citi ước tính làn sóng tẩy chay dự án sẽ khiến nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc tăng thêm 83 tỷ USD và dẫn tới bất ổn chính trị trước bối cảnh khủng hoảng hệ thống ngân hàng quy mô nhỏ tại vùng nông thôn chưa được giải quyết.

Tổng hợp số liệu cho thấy, giá nhà mới tại 70 thành phố của Trung Quốc trong suốt 9 tháng liên tục giảm mạnh. Doanh số bán nhà sụt giảm khi khách mua dần quay lưng với thị trường vì ảnh hưởng từ thu nhập, việc làm trong thời kỳ dịch bệnh. Doanh nghiệp BĐS Evergrande đã tuyên bố phá sản từ cuối năm 2021, hiện tại đang trong giai đoạn tái cấu trúc nợ. Tập đoàn này đến nay vẫn đang dang dở nhiều dự án trên khắp cả nước…

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước