meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá xăng tăng gấp 10 lần tại Trung Quốc, người dân đối phó ra sao?

Thứ sáu, 15/07/2022-23:07
Tính từ tháng 12/2021 đến tháng 7/2022, giá xăng tại Bắc Kinh Trung Quốc đã tăng từ 7,59 nhân dân tệ/ lít đến 9,95 nhân dân tệ/ lít. Nhiều người tiêu dùng nước này đã đối phó bằng cách cắt giảm chi tiêu của họ.

Tờ SCMP nhắc đến cô Luo Yan, người đã từ việc di chuyển xe hơi chuyển sang xe đạp điện vì giá xăng tăng 10 lần từ đầu năm đến nay. Cô đang sống tại thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc.

Cô làm công việc tổ chức sự kiện. Mỗi lần đổ xăng, cô đã phải tốn thêm 150 nhân dân tệ (tương đương 22 USD) so với 6 tháng trước đây. Tất nhiên, đó là câu chuyện của hồi trước đại dịch còn hiện tại, Zero Covid đang được áp dụng nghiêm ngặt tại Trung Quốc khiến những người như cô phải cắt giảm chi phí vì thu nhập thấp hơn.

Sau khi chứng kiến giá xăng tại Bắc Kinh tăng từ 7,59 Nhân dân tệ/lít vào tháng 12/2021 lên 9,95 Nhân dân tệ/lít vào tháng 7/2022, cô Luo than thở rằng: “Tôi buộc phải cắt giảm chi tiêu vì chẳng thể kiếm được nhiều tiền hơn”.

Sức ảnh hưởng lan rộng

Kể từ năm 2013, hệ thống trợ giá xăng của Trung Quốc đã được lắp đặt để ghi nhận chi phí dầu thô quốc tế nhập khẩu mỗi 10 ngày làm việc. Từ đó có thể đảm bảo giá xăng trong nước bắt kịp so với đà thay đổi của thị trường quốc tế.


"Không kiếm được tiền thì phải cắt giảm chi tiêu thôi"
"Không kiếm được tiền thì phải cắt giảm chi tiêu thôi"

Trung Quốc đã có 10 lần tăng giá xăng và hai lần giảm vào tháng tư và tháng 6 năm nay kể từ đầu năm.

Như một hệ quả tất yếu, những người sử dụng xe chạy xăng từ tài xế taxi đến những người chủ sở hữu ô tô đều đang chật vật và cảm nhận được một phần nào đó khó khăn mà người dân phương Tây đang gặp phải. Vì thiếu hụt nguồn cung dầu khí từ Nga, người dân tại Mỹ và châu Âu đang phải chứng kiến một cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất tính từ thập niên 1970.

Giá xăng tăng lên không chỉ ảnh hưởng đối với những người dân như cô Luo khi phải chuyển sang sử dụng xe đạp điện mà còn ảnh hưởng lan rộng tới toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. Trước hết, giá xăng gây tổn thương cho hàng loạt những ngành nghề có liên quan như mảng vận tải.

Theo tờ SCMP, do không kiếm được lợi nhuận sau mỗi chuyến hàng vì giá nhiên liệu quá cao, rất nhiều hãng vận tải đã buộc phải đóng cửa ngừng hoạt động.

Anh Zhang Liang, chủ một hãng vận tải đã buộc phải đóng cửa cho biết: “Trong năm 2016, thu nhập của ngành vận tải đã giảm từ 10 nhân dân tệ trên mỗi km và kể từ năm 2018 đến nay, thu nhập đó cũng chỉ còn 6-7 nhân dân tệ. Chúng tôi chẳng còn gì nữa nếu giá nhiên liệu và phí cầu đường tiếp tục đà tăng như hiện nay”.

Anh Zhang cho biết với mỗi chuyến chở hàng 3000 km từ Thâm Quyến đến Thượng Hải, một doanh nghiệp trung bình sẽ kiếm được khoảng 21.000 nhân dân tệ tương đương 3.100 USD. Tuy nhiên, công ty sẽ chỉ còn lãi khoảng 1.000 tiền tệ sau khi trừ đi 5000 nhân dân tệ cho lái xe, 6000 nhân dân tệ phí cầu đường và 9000 nhân dân tệ cho chi phí xăng dầu.

Thậm chí, giá vận chuyển xuống chỉ còn 19.500 nhân dân tệ và nhu cầu giảm do đại dịch Covid 19. 

Giá xăng tăng gấp 10 lần tại Trung Quốc, người dân đối phó ra sao? - ảnh 2

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp vận tải áp dụng chính sách thưởng cho mỗi lái xe khoảng 4 nhân dân tệ cho mỗi lít xăng họ tiết kiệm được. Tuy nhiên, kiểu lái xe như vậy sẽ rất nguy hiểm cho những phương tiện tham gia giao thông khác.

Dùng than chống lạm phát

Nhiều chuyên gia trở nên lo ngại vì giá nhiên liệu đi lên cũng đẩy lạm phát tăng cao. Trung Quốc là một trong những quốc gia nhập khẩu dầu thô nhiều nhất thế giới với 513 tấn dầu được nhập về năm 2021. Mức giá nhập dầu bình quân của Trung Quốc tính đến tháng 5/2022 đã tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước, lên 105 USD/thùng.

Từ hóa chất, vận tải cho đến phân bón cũng như các ngành sản xuất và dịch vụ khác của Trung Quốc đều bị ảnh hưởng. Trong tháng 6/2022, các nhà máy tại đây đã phải tăng giá thêm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái do giá nhiên liệu tăng.

Bất chấp điều đó, số liệu lạm phát tại Trung Quốc vẫn thấp hơn so với nhiều quốc gia phương Tây nhờ chiến lược dự trữ nhu yếu phẩm và kiểm soát vật tư tốt. Vào tháng 5, chỉ số giá tiêu dùng CPI của nước này ở mức 2,1% và tăng nhẹ lên 2,5% vào tháng 6. Đây là con số thấp hơn nhiều so với mức 8,6% tại Mỹ và 8,1% ở khu vực châu Âu.

Chuyên gia phân tích Tian Mao của Everbright Securities International cho rằng nhờ gia tăng khai thác than nên Trung Quốc cũng đảm bảo được an ninh năng lượng thông qua các nhà máy nhiệt điện. Đây cũng có thể là một lý do giúp Trung Quốc chống lại ảnh hưởng của giá dầu.

Giá xăng tăng gấp 10 lần tại Trung Quốc, người dân đối phó ra sao? - ảnh 3

Trung Quốc không chịu ảnh hưởng nặng nề vì đà tăng giá dầu mỏ và khí đốt nhiều như tại phương Tây bởi lẽ than chiếm tới 70% nguồn năng lượng được sử dụng tại Trung Quốc.

Chính phủ sẽ có biện pháp bổ sung để điều tiết thị trường khi giá dầu vượt mức 130 USD/thùng hoặc xuống dưới 40 USD/thùng, theo chương trình trợ giá xăng của Trung Quốc hiện nay.

Nhập khẩu dầu từ Nga

Tờ SCMP đưa tin rằng, Trung Quốc chống lại được cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới như hiện nay cũng một phần nhờ nhập khẩu lượng lớn dầu của Nga. Mặt hàng năng lượng này chiếm đến 1/3 tổng kim ngạch thương mại Nga-Trung vào năm ngoái.

Trung Quốc đã nhập 34 triệu tấn dầu thô Nga trong 5 tháng đầu năm nay. So với cùng kỳ năm ngoái, con số này đã tăng 2,8%.

Dẫu vậy, nhập khẩu dầu Nga cũng chỉ là một việc mang tính thời vụ và chính quyền Bắc Kinh đang đẩy mạnh việc cấu trúc lại nền kinh tế để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng. Xe điện chính là một trong những giải pháp dài hạn mà Trung Quốc đưa ra.

Theo thông tin của Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc, nước này có khoảng 10 triệu xe điện tính đến cuối tháng 6 năm nay. Tuy nhiên, so với 310 triệu chiếc ô tô chạy xăng đang tồn tại, con số đó vẫn là quá ít ỏi. Năm 2021, tổng doanh số bán xe điện là 3,52 triệu chiếc.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 giờ trước