Khủng hoảng lương thực trầm trọng tại Trung Đông
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường thực phẩm cao cấp thật giả tràn lan hậu Covid-19Người Mỹ ‘méo mặt’ vì lạm phát, chỉ dám mua thực phẩm giá rẻ cho con ăn qua ngàyXu hướng lạ tại Trung Quốc: Săn thực phẩm gần hết hạnTheo trang tin Reuters cho biết ông Frags - 52 tuổi, một người dân sống tại Ai Cập cho biết rằng ông ăn ít hơn để những đứa con không bị đói, ngân sách mỗi ngày chỉ đủ để mua 8 ổ bánh mì nhỏ thay vì 10 cái như trước, ba ngày một lần mới dám ăn no, những bữa còn lại chỉ ăn bánh mì và pho mát rẻ.
Nạn thiếu thốn bánh mỳ
Người lao động nghèo tại Ai Cập hiện đang phải vật lộn với đà tăng cao của giá bánh mì khi đây là nơi nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới với hơn 60% lượng lúa mì tiêu thụ trong nước đều tới từ thị trường nước ngoài, trong đó chủ yếu là Nga và Ukraine.
Chuyên gia cho rằng sự bất ổn trong nguồn cung lúa mì tới từ hệ luỵ của cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine, khiến giá thành mặt hàng tăng vọt.
Trong tháng vừa qua, giá lúa mì tăng 50%, gần với mức cao nhất trong 14 năm trở lại đây. Điều này đã khiến nhiều quốc gia tại Trung Đông, đặc biệt là Ai Cập đã khốn đốn bởi người dân luôn quan niệm rằng bánh mì là cuộc sống, là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Gánh nặng chi tiêu ngày một nặng hơn khi ngân sách của Ai Cập cũng dùng để cùng lúc nhập khẩu cả ngũ cốc và năng lượng. Hiện Ai Cập đang áp dụng những biện pháp mạnh nhằm đảm bảo chương trình trợ cấp lương thực không bị gián đoạn và cho biết rằng kho dự trữ lúa mì của họ còn sử dụng được trong vòng vài tháng tới.
Nhưng theo các nhà phân tích của Goldman Sachs thì Ai Cập vẫn sẽ phải đối mặt với rủi ro trong ngắn hạn khi giá hàng hoá tiếp tục tăng cao trong khi việc trợ cấp cho người dân đang dần được thu hẹp.
Ai Cập không phải quốc gia duy nhất
Khủng hoảng thiếu thốn bánh mì không chỉ mỗi Ai Cập bị ảnh hưởng, đối với những người dân nghèo, việc giá thực phẩm dần vượt ra ngoài tầm kiểm soát khiến tình cảnh dần trở nên bi đát hơn.
Hôm 17,3 vừa qua, tờ DW cho biết rằng vừa qua đã có những cuộc biểu tình đang nhen nhóm tại trung tâm thành phố Nasiriyah, miền Nam Irag khi có tới hàng trăm người biểu tình phản đối giá bánh mì, dầu ăn và nhiều mặt hàng khác. Sau cuộc tấn công tại Ukraine, giá các sản phẩm Irag nhập khẩu từ Ukraine đã tăng tới 50%.
Đại diện Viện Trung Đông có trụ sở tại Washington (Mỹ) nhận định rằng cuộc chiến vũ trang giữa Nga và Ukraine có thể gây ra những cuộc biểu tình mới và gây bất ổn tại một số quốc gia khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Hiện nay, bánh mì được xem là lương thực chủ yếu ở nhiều quốc gia Trung Đông, các chuyên gia cho rằng tuỳ thuộc vào từng quốc gia, bánh mì và ngũ cốc sẽ chiếm tới nửa khẩu phần ăn của người dân địa phương khi tại châu Âu chỉ là 1/4.
Ông Michael Tanchum thuộc Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu cho biết rằng tại những quốc gia này, giá thành bánh mì phải chăng cho người dân lao động được xem là một thoả thuận xã hội.