Xu hướng lạ tại Trung Quốc: Săn thực phẩm gần hết hạn
BÀI LIÊN QUAN
Các thương hiệu phương Tây đang dần bị "tẩy chay" bởi người tiêu dùng Trung Quốc'Ngành công nghiệp không khói' toàn cầu chật vật khi thiếu vắng khách du lịch Trung QuốcNhân viên qua đời vì làm việc quá sức và văn hoá làm việc '996' tại Trung QuốcBáo cáo của Công ty chuyên phân tích thị trường iiMedia Research Consulting công bố vào tuần trước rằng nghành công nghiệp thực phẩm sắp hết hạn sẽ sớm đạt giá trị ở mức 6,3 tỷ USD vào năm 2025, tăng cao so với mức 5 tỷ USD vào năm ngoái.
Con số này đồng nghĩa với nghành công nghiệp thực phẩm sắp hết hạn dự kiến duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 6% mỗi năm cho tới năm 2025.
Những thực phẩm sắp hết hạn vẫn có thể sử dụng bình thường nhưng sẽ được bán ra với giá được chiết khấu. Thay đổi này đã giúp thị trường thêm phát triển, sản sinh ra những doanh nghiệp mới chỉ bán những mặt hàng sắp hết hạn.
Với giá thành phải chăng, thị trường sản phẩm 'cận date' này hiện đang thu hút nhiều khách hàng ở các lứa tuổi.
Một khách hàng chia sẻ rằng những cửa hàng chuyên bán đồ gần hết hạn giúp họ có thêm nhiều lựa chọn cho các mặt hàng, việc này còn giúp tránh lãng phí thực phẩm.
Theo một báo cáo của Công ty chuyên phân tích thị trường iiMedia Research Consulting, trong đại dịch Covid-19, số người tiêu dùng chọn mua sắm trực tuyến tăng nhanh, chiếm tới hơn 30% doanh số bán hàng tại Trung Quốc, tạo cơ hội cho những loại thực phẩm sắp hết hạn sử dụng xâm chiếm thị trường.
Trên sàn thương mại điện tử Taobao - trang thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, các nhà kinh doanh đang bán nhiều những mặt hàng khác nhau từ khoai tây chiên giòn, mỳ gói, bánh kẹo cho tới sô cô la gần hết hạn sử dụng với giá chưa bằng một nửa giá bán lẻ tiêu chuẩn.
Người tiêu dùng cũng có thể lựa chọn cách thức tới mua trực tiếp tại cửa hàng như HotMaxx, HitGoo và Hema Fresh - những đơn vị độc quyền chuyên bán những sản phẩm sắp hết hạn.
Một thương nhân trên sàn giao dịch trực tuyến Taobao - ông Peng Peng cho biết rằng mỗi năm có khoảng 2 triệu người tìm kiếm những sản phẩm gần hết hạn trên Taobao với hơn 10.000 nhà bán lẻ chuyên cung cấp những thực phẩm sắp hết hạn.
Những người có thu nhập trung bình cũng là nhóm tiêu dùng phổ biến nhất của những sản phẩm sắp hết hạn.
Một số những cửa hàng chuyên bán thực phẩm sắp hết hạn đã xuất hiện ở thành phố Bắc Kinh và những thành phố lớn khác của Trung Quốc. Vào năm 2020, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thực phẩm sắp hêt hạn tại Trung Quốc là 12 và tăng lên tới 68 công ty vào năm 2021.
Jiayong - bác sĩ tại Bắc Kinh có hơn 500.000 người theo dõi trên mạng xã hội Weibo, đã chia sẻ một video về thực phẩm 'cận date' và khẳng định những mặt hàng này vẫn tốt cho sức khoẻ, chúng chưa hề hết hạn sử dụng, thậm chí còn rẻ hơn và có lợi với môi trường.
Theo báo cáo của iiMedia cho biết những người có thu nhập trung bình cũng là nhóm tiêu dùng phổ biến nhất các sản phẩm sắp hết hạn. Những mặt hàng thường được mua nhiều là đồ ăn vặt, bánh mỳ, bán ngọt và một số sản phẩm từ sữa.
Tới hơn 50% người sử dụng thực phẩm sắp hết hạn tại Trung Quốc sẽ mua lại những sản phẩm mới mỗi tháng, trong khi đó gần 80% sẵn sàng giới thiệu sản phẩm cho người khác.
Tuy nhiên, vẫn còn lượng lớn người tiêu dùng coi thường những người mua sản phẩm sắp hết hạn vì cho rằng loại thực phẩm này chỉ dành cho những khách hàng có thu nhập từ thấp tới rất thấp.
Cũng theo báo cáo, có tới 67,8% người Trung Quốc lo ngại nhất về an toàn thực phẩm và có tới 50% quan tâm với việc liệu thông tin ghi trên nhãn hàng có chính xác hay không.