meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

'Ngành công nghiệp không khói' toàn cầu chật vật khi thiếu vắng khách du lịch Trung Quốc

Thứ hai, 14/03/2022-10:03
Vào tháng 12/2021, một bài báo được tờ New York Times đăng tải với tựa đề "Khi những người chịu chi nhất chưa thể sớm quay trở lại" để ám chỉ tầm quan trọng của khách du lịch Trung Quốc đối với nghành du lịch toàn cầu

Tại đảo Jeju của Hàn Quốc, các khu chợ hải sản hiện đang chìm trong bóng tối, tại Bangkok (Thái Lan), các con phố đêm hay các quán bán rong chờ những vị khách rất lâu nữa mới có thể quay trở lại. Tại Bali (Indonesia), các doanh nghiệp liên tiếp sa thải những hướng dẫn viên du lịch, còn tại Paris (Pháp) và Rome (Italy), những đoàn khách đông đúc giờ đây đã vô cùng xa lạ.

'Ngành công nghiệp không khói' tổn thất nặng nề

Theo thống kê cho biết, du khách Trung Quốc đã chi tiêu ở nước ngoài với con số lên tới 277 tỷ USD vào năm 2018 và 255 tỷ USD vào năm 2019, chiếm tới gần 20% tổng số tiền được chi tiêu trong ngành du lịch quốc tế.


Với người dân Trung Quốc, việc du lịch ra nước ngoài là một điều họ không dám nghĩ tới tại thời điểm này.
Với người dân Trung Quốc, việc du lịch ra nước ngoài là một điều họ không dám nghĩ tới tại thời điểm này.

Sau hai năm khủng hoảng vì đại dịch Covid-19 toàn cầu, hiện nay các trung tâm mua sắm, nhà hàng trên khắp châu Âu đang rục rịch đón khách du lịch quay trở lại, nhưng có một điểm đáng lưu tâm lớn đó là nhóm khách du lịch chịu chi nhiều tiền nhất là người Trung Quốc hiện vẫn vắng bóng tại các địa điểm du lịch.

Cảnh tượng thiếu vắng người Trung Quốc cũng xảy ra trong những khu vực tại Đông Nam Á - nơi mà 'nghành công nghiệp không khói' vô cùng phát triển và tăng trưởng mạnh. Những bãi biển xanh với bờ cát trắng tại Philippines, hoặc các chợ đêm và các trung tâm thương mại của Thái Lan đều rơi vào cảnh tượng chung - vô cùng vắng vẻ.

Được biết, hiện này Trung Quốc vẫn đang thực hiện biện pháp "Zero Covid" (không Covid), cùng các biện pháp cách ly, giãn cách và phong toả vô cùng nghiêm nghặt. Quốc gia tỷ dân này hiện là nơi duy nhất trên thế giới vẫn bền bỉ sử dụng biện pháp này.

Với người dân Trung Quốc, việc du lịch ra nước ngoài là một điều họ không dám nghĩ tới tại thời điểm này vì khi quay trở lại, họ sẽ phải mất nhiều tuần sau đó để cách ly tại khách sạn, và các chuyến bay không có quá nhiều lựa chọn. Bên cạnh đó, nỗi lo Covid-19 là một trong những rào cản lớn nhất tác động lên suy nghĩ người dân, khiến họ có tâm thế ái ngại hơn khi suy tính du lịch ra khỏi Trung Quốc, vì khi tại đây phát hiện ra ca nhiễm mới, sẽ kéo theo một loạt những biện pháp được kích hoạt để phòng dịch vô cùng nghiêm túc và hà khắc xảy ra trên diện rộng.


Năm 2018, du khách Trung Quốc hiện chi tiêu khi du lịch nước ngoài lên tới con số 277 tỷ USD.
Năm 2018, du khách Trung Quốc hiện chi tiêu khi du lịch nước ngoài lên tới con số 277 tỷ USD.

Với những điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều du khách Trung Quốc, thì vấn đề thiếu vắng họ sẽ trở thành một vấn nạn lớn. Năm 2018, du khách Trung Quốc hiện chi tiêu khi du lịch nước ngoài lên tới con số 277 tỷ USD. Vào năm 2019 con số vẫn vô cùng ấn tượng với mức 255 tỷ USD, con số này chiếm gần 20% tổng chi trong nghành du lịch toàn cầu, theo đó, dữ liệu từ UNWTO (Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc).

Vào năm 2020, thời điểm khi đại dịch bùng phát, chi tiêu của nhóm du khách Trung Quốc ở nước ngoài đã giảm đáng kể xuống chỉ còn 130,5 tỷ USD, hầu hết được tính vào trước tháng 3 - trước khi phần lớn các nước trên thế giới phải đóng cửa vì đại dịch.

Cũng theo dữ liệu từ UNWTO, giờ đây con số này đang có xu hướng thấp hơn nữa. Vào tháng 9/2021, chi tiêu của nhóm du khách Trung Quốc trong nghành du lịch thế giới giảm 61% so với cùng kỳ vào năm 2019 trước đó.


Hoạt động kinh tế của nghành du lịch toàn cầu dự báo sẽ vẫn bị tiếp tục đóng băng trong 18 tháng tới.
Hoạt động kinh tế của nghành du lịch toàn cầu dự báo sẽ vẫn bị tiếp tục đóng băng trong 18 tháng tới.

Imke Wouters - phụ trách khu vực Trung Quốc và Đông Nam Á - Hãng tư vấn Oliver Wyman cho biết rất khó để có thể dự đoán khi nào chúng ta có thể được đón tiếp các nhóm du khách Trung Quốc một lần nữa, kể cả khi nước này có mở cửa biên giới và biện pháp miễn cách ly không còn tác dụng thì nghành du lịch toàn cầu vẫn cần có khoảng thời gian lớn để có thể phục hồi được, do vẫn còn những lo ngại về dịch bệnh nên số lượng khách bất chấp đi du lịch sẽ rất thấp.

Theo một số nhà phân tích cho rằng, mặc dù đã xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy sự bình phục của Bắc Kinh, khi có vẻ chính phủ đang cân nhắc từ bỏ biện pháp "Zero Covid", động thái nới lỏng kiểm soát xuất nhập cảnh và các hạn chế khác rất khó khăn để được thực hiện trước năm 2023.

Trong báo cáo năm ngoái của McKinsey & Co., hoạt động kinh tế của nghành du lịch toàn cầu dự báo sẽ vẫn bị tiếp tục đóng băng trong 18 tháng tới. Còn theo ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs dự báo rằng chính phủ Bắc Kinh có thể sẽ vẫn tiếp tục duy trì nhiều biện pháp hạn chế xuất nhập cảnh trong cả năm nay, nhiều lo ngại có thể kép dài sang mùa xuân năm sau do số lượng ca nhiễm hiện này vẫn trong đà tăng lên vào mấy tháng mùa đông vừa qua.

Vắng bóng khách Trung Quốc

Hồng Kông được biết là một trong những chịu tác động lớn nhất khi có nguy cơ sẽ mất đi vị thế là của một trung tâm kinh doanh toàn cầu. Đặc khu hành chính này hiện được biết vẫn đang duy trì biện pháp "Zero Covid".

Theo Uỷ ban Du lịch Hồng Kông và Tổ chứ Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc chia sẻ trong một thống kế cho biết trong năm 2018, đã có tới khoảng 51 triệu du khách người Trung Quốc đã tới đây, chiếm tới 3/4 tổng số khách du lịch.


Covid-19 là một trong những rào cản lớn nhất đối với 'nền công nghiệp không khói'.
Covid-19 là một trong những rào cản lớn nhất đối với 'nền công nghiệp không khói'.

Hồng Kông vẫn luôn được biết đến là điểm đến số 1 của người Trung Quốc trên toàn cầu, chiếm tới 33% trong tổng số gần 145 triệu khách du lịch Trung Quốc trong năm 2018. Nhóm khách này đã mang về khoảng 27 tỷ USD cho nền kinh tế Hồng Kông.

Tiếp ngay sau nơi được ưa thích nhất đó là kinh đô của casino - Macau với mức 17%, tương đương gần 25,3 triệu du khách Trung Quốc năm 2018. Nơi nổi tiếng thứ ba đối với du khách Trung Quốc đó chính là Thái Lan với tổng 16,9 triệu lượt, mang về tổng số doanh thu lên tới 16,1 tỷ USD.

Trước đại dịch Covid-19 bùng nổ trên toàn cầu, Hàn Quốc - xứ sở Kim Chi, quê hương của K-pop và nền công nghiệp thẩm mỹ hiện đại vô cùng phát triển, cũng được xem là một điểm đến vô cùng thu hút khách Trung Quốc, tăng tới 15% so với năm 2017, chi tiêu tới khoảng 8,9 tỷ USD theo ước tính của trang Bloomberg dựa trên dữ liệu Chính phủ Hàn Quốc đã đăng tải.


Các đường phố vắng lặng bởi đại dịch Covid-19 toàn cầu
Các đường phố vắng lặng bởi đại dịch Covid-19 toàn cầu

Một người đại diện thuộc hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc Hana Tour Service chia sẻ rằng, trước thời điểm bùng phát dịch bệnh, xấp xỉ 70% khách du lịch Trung Quốc tham gia các chương trình tham quan theo đoàn, tới Hàn Quốc nhưng khác trước, giờ đây doanh thu con số này bằng 0. Rất nhiều nhân viên của hãng này được biết đã nghỉ việc và chuyển sang công việc giao hàng.

Còn tại châu Á - đất nước Campuchia, du khách Trung Quốc có thể sẽ chưa quay trở lại ngay cho tới trước năm 2023, theo ước tính của giám đốc khách sạn Jaya House tại Siem Reap - Chritian de Boer. Ông còn cho biết số khách du lịch Trung Quốc chiếm tới 40% tổng số khách du lịch với Campuchia. Jaya House hiện đã đóng cửa hai khách sạn trong chuỗi của mình, hiện tại chỉ duy trì một khách sạn với công suất nhỏ đi rất nhiều.

Ở bên kia bán cầu, tình trạng tương tự cũng đang bao trùm khắp mọi nơi. Tại Venice - thành phố của Italy đã từng rất đông khách tới mức độ gây ô nhiễm và tắc nghẽn nguồn nước, nhưng giờ đây họ đã vắng bớt nhóm du khách Trung Quốc quen thuộc đó.


Ảnh hưởng lớn của du khách Trung Quốc lên nghành du lịch toàn cầu.
Ảnh hưởng lớn của du khách Trung Quốc lên nghành du lịch toàn cầu.

Ranto Costantini - Giám đốc một cửa hàng cà phê có lịch sử từ năm 1720 tại Venice chia rẻ rằng trước đại dịch, nhóm khách du lịch Trung Quốc chiếm đa số, như một dòng chảy liên tục và rất lớn, vì đa phần họ sẽ đi theo đoàn và thường có xu hướng chi tiêu rất nhiều và hào phóng.

Chủ khách sạn Hotel Villa Delle Rose hoạt động lâu đời từ năm 1797 tại Rome - ông Filippo Frank cho biết rằng trước đại dịch, ngoài những khách du lịch Trung Quốc đi theo đoàn thì cũng có rất nhiều những khách lẻ, những người thuộc tầng lớp trung lưu và những người trẻ tuổi.

Ông chia sẻ thêm, tuy nhiên vào năm 2020 khi đại dịch chính thức xảy tới, tất cả bọn họ đã biến mất. Mặc dù khách sạn Hotel Villa Delle Rose đã mở cửa lại từ tháng 9/2020 ngay sau đợt bỏ phong toả nhưng cho tới giờ vẫn chưa thây khách du lịch nào tới từ Trung Quốc. Tất nhiên rằng khách du lịch Trung Quốc không đông như khách châu Âu và châu Mỹ nhưng đây từng được coi là nguồn khách đông đảo và góp phần lớn trong doanh thu.

Các nước loay hoay tìm nguồn thay thế du khách Trung Quốc

Trước tình hình Trung Quốc vẫn đang thực hiện biện pháp "Zero Covid", một số quốc gia khác đang bắt đầu có những động thái tìm kiếm những nguồn khách du lịch từ những nơi khác, nhằm bù đắp sự thiếu hụt của du khách Trung Quốc. Trong đó, được biết Maldives đã từng tăng gấp hai lần tiền đầu tư dành cho tiếp thị và quảng cáo nhằm thu hút những khách du lịch tới từ những quốc gia khác như Australia, Ấn Độ.

Tại "Xứ sở Chùa Vàng", chủ tịch hãng máy bay nổi tiếng của đất nước này Thai Airways International - Piyasvasti Amranand cho biết trong một cuộc phỏng vấn tháng trước rằng, trong kế hoạch, phần lớn lưu lượng khách quốc tế đến thăm quan du lịch tại đây tới từ châu Âu, ông không bao gồm cả những khách du lịch Trung Quốc vào bức tranh phục hồi nghành du lịch năm nay của hãng.


Chiến lược "Zero Covid" vẫn được chính phủ Trung Quốc duy trì.
Chiến lược "Zero Covid" vẫn được chính phủ Trung Quốc duy trì.

Tại Phuket, hiện chỉ có khoảng 30% trên tổng số các khách sạn hiện đã được mở cửa. Phần lớn những khách sạn hiện vẫn đóng cửa vì đa phần họ phụ thuộc vào khách du lịch Trung Quốc. Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Kata Karon - Angkana Tanetvisetkul cho rằng hiện Phuket vẫn phụ thuộc vô cùng nặng nề vào khách du lịch Trung Quốc, đặc biệt là trong những năm trước đai dịch. Ông được biết là chủ tịch Hiệp hội đại diện cho hơn 40 khách sạn thuộc sở hữu của người bản địa ở Phuket.

Theo Amnart Daungsing - Chủ tích hai nhà nghỉ và cũng là người điều hành Hiệp hội Du lịch Chiang Mai chia sẻ, sau khi bộ phim hài "Lost in Thailand" (Lạc lối tại Thái Lan) do Trung Quốc phát hành vào năm 2012, điểm du lịch Chiang Mai trở nên nổi tiếng hơn, thu hút rất nhiều khách du lịch từ quốc gia tỷ dân này.


Goldman Sachs dự báo rằng chính phủ Bắc Kinh có thể sẽ vẫn tiếp tục duy trì nhiều biện pháp hạn chế xuất nhập cảnh.
Goldman Sachs dự báo rằng chính phủ Bắc Kinh có thể sẽ vẫn tiếp tục duy trì nhiều biện pháp hạn chế xuất nhập cảnh.

Du khách Trung Quốc đã chiếm tới 80% hoạt động kinh doanh của ông, đông khách tới mức ông đã thuê giáo viên dạy tiếng Trung về để dạy thêm cho ông và các nhân viên của mình nhằm giao tiếp chỉnh chu với khách hàng hơn.

Làn sóng khách du lịch Trung Quốc hiện nay đã khiến rất nhiều những doanh nghiệp mọc lên như nấm sau mưa tại Chiang Mai, nhưng giờ sau khủng hoảng của đại dịch, một nửa trong số này đã ngừng hoạt động. Daungsing hiện đã phải đóng cửa nhà nghỉ và làm thêm những công việc khách như bán hoa quả trên mạng.

Ông chia sẻ Covid-19 đúng là một đại dịch tàn ác có sức phá huỷ nặng nề đối với nhiều doanh nghiệp, ông muốn quay trở lại kinh doanh nhà nghỉ và khách sạn nhưng mong đợi về một tương lai gần khi khách du lịch đông đúc trở lại là rất khó.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước