meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô giảm 8.700 tỷ đồng vốn đầu tư 

Thứ tư, 09/03/2022-09:03
Liên quan đến dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô, một trong năm dự án quan trọng quốc gia đi qua nhiều tỉnh thành, TP Hà Nội đã có tờ trình gửi Chính phủ về việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng dự án này. 

Giảm vốn đầu tư cho dự án 

Trong tờ trình gửi Chính phủ, UBND TP Hà Nội kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô ngay trong kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 năm nay. 

Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội, dự án quan trọng này có tổng chiều dài 112,8km (trong đó có 103,1km đường vành đai 4 và 9,7km tuyến nối cao tốc theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long). Dự án này được chia thành 7 dự án thành phần vận hành độc lập và triển khai theo hình thức đầu tư công kết hợp đầu tư PPP.

Tính toán sơ bộ, dự án cần sử dụng đất khoảng 1.341 ha, trong đó đất trồng lúa là khoảng 816 ha. Dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô tiến hành giải phóng mặt bằng theo quy hoạch gồm 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành 2 bên, có chiều rộng mặt cắt ngang 120m.


Tổng quan dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô. 
Tổng quan dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô. 

Về phương án đầu tư, UBND TP Hà Nội kiến nghị thực hiện phân kỳ đầu tư. Trong đó phần đường cao tốc quy mô 4 làn xe, rộng 17m đối với phần đường và 17,5m đối với phần cầu sẽ được đầu tư trước. Tuyến đường có vận tốc khai thác 80 km/giờ này sẽ chủ yếu đi trên cao, ngoại trừ 37,43km có nhu cầu liên kết ngang và phát triển quỹ đất 2 bên sẽ đi thấp.

Bên cạnh đó, UBND TP Hà Nội cũng đề xuất đầu tư hệ thống đường song hành 2 bên với quy mô 2 làn xe một bên, nền đường có bề rộng là 12m.

Theo tính toán, phương án đầu tư do UBND TP Hà Nội đề xuất sẽ có tổng mức đầu tư dự án trong giai đoạn phân kỳ là 87.098 tỷ đồng. So với phương án được đưa ra vào tháng 1/2022 thì tổng mức đầu tư mới này giảm hơn 8.700 tỷ đồng. 

Trong số 87.098 tỷ đồng, chủ đầu tư dự kiến huy động từ ngân sách giai đoạn 2021 - 2025 là 32.514 tỷ đồng, gồm 14.250 tỷ đồng ngân sách Trung ương và 18.254 tỷ đồng ngân sách 3 địa phương. Ngân sách giai đoạn 2026 - 2030 là 24.240 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 14.125 tỷ đồng và ngân sách 3 địa phương là 10.115 tỷ đồng. Vốn nhà đầu tư là 27.531 tỷ đồng, tương đương 48% tổng mức đầu tư dự án thành phần hợp tác công - tư (PPP) và 32% tổng mức đầu tư dự án tổng thể.

Dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô đã tiến hành chuẩn bị đầu tư từ năm 2021. Dự kiến đến năm 2027 sẽ hoàn thành, sớm hơn 1 năm so với đề xuất trước đó. 

Đề xuất có cơ chế đặc thù riêng 

Trong tờ trình gửi Chính phủ, UBND TP Hà Nội kiến nghị cho phép áp dụng một số cơ chế đặc thù riêng cho dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô. Các cơ chế này tương tự với những cơ chế đã được Quốc hội thông qua đối với dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông, trong giai đoạn 2021 - 2025.


Phối cảnh dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô.
Phối cảnh dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô.

Cho ý kiến về các cơ chế đặc thù riêng, các chuyên gia cho biết, dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô là cao tốc đô thị, là hạ tầng dùng chung kết nối nhiều khu đô thị của 3 tỉnh, thành phố có dự án đi qua là TP Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh, nguồn tiền đầu tư xây dựng dự án là rất lớn nên cần phải có cơ chế đặc thù riêng.

Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho biết: "Đó là kiến trúc cảnh quan, không phải giao thông đơn thuần. Vì thế, mặt cắt của những tuyến đấy cũng phải để xem xét mặt cắt như thế nào bởi vì nó còn đường vành đai, còn đường gom, còn đường để đi xuống các khu đô thị khác nữa. Do đó, việc lấy đất của Vành đai 4 cũng khác các dự án khác, cần phải có cơ chế đặc thù ở đây".

Kiến nghị áp dụng hình thức chỉ định thầu

Trong nội dung tờ trình UBND TP Hà Nội đề nghị Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu trong giai đoạn triển khai đến khi hoàn thành dự án đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, gói thầu xây lắp của các dự án thành phần chỉ sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đồng thời, UBND TP Hà Nội cũng kiến nghị Quốc hội cho phép Chính phủ phát hành trái phiếu cho các địa phương vay khi thực hiện dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô trong giai đoạn 2021 - 2025. Trong giai đoạn tiếp theo từ 2026 - 2030, khi có nguồn thu từ các dự án khai thác quỹ đất 2 bên đường, các địa phương sẽ cân đối trả nguồn vay cho Chính phủ.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Hà Nội kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép dự án được áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu theo quy định của Luật PPP và sớm hình thành gói tín dụng ưu đãi. Điều này sẽ giúp tăng tính khả thi triển khai theo phương thức PPP, tăng tính hấp dẫn trong việc thu hút nhà đầu tư và huy động vốn.

Các gói tín dụng ưu đãi này sẽ được huy động từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để cho nhà đầu tư vay (nhà nước bảo lãnh lãi suất trong thời gian đầu) và ngân hàng sẽ thu lại phần chênh lãi suất cho vay trong thời gian vận hành, khai thác công trình.

Trước đó vào đầu tháng 1/2022, Hà Nội cũng đã có tờ trình trong đó thành phố dự kiến chia dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô thành 3 dự án thành phần vận hành độc lập và triển khai theo hình thức hỗn hợp đầu tư công và đầu tư PPP. Theo đó, các trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư căn cứ quy mô của từng dự án thành phần theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về đầu tư theo hình thức PPP.

Trong giai đoạn phân kỳ tổng mức đầu tư sơ bộ là 95.425 tỷ đồng. Bao gồm nhu cầu vốn ngân sách giai đoạn 2021 – 2025 là 34.806 tỷ đồng; nhu cầu vốn ngân sách giai đoạn 2026 – 2030 là 28.225 tỷ đồng; 29.391 tỷ đồng là vốn nhà đầu tư PPP (chiếm 50% tổng mức đầu tư dự án thành phần PPP, chiếm 31% tổng mức đầu tư dự án tổng thể); lãi vay là 3.003 tỷ đồng. Trong tờ trình hồi tháng 1/2022, UBND TP Hà Nội đề xuất là chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2021, hoàn thành công trình giao thông quan trọng quốc gia này vào năm 2028.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

4 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

4 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

4 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

4 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước