meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhân viên qua đời vì làm việc quá sức và văn hoá làm việc '996' tại Trung Quốc

Thứ hai, 28/02/2022-11:02
Ngày 21/2 vừa qua, ByteDance - công ty mẹ của Tiktok đã xác nhận cái chết của nhân viên nhưng không tiết lộ nguyên nhân cụ thể. Vụ việc nhanh chóng nổ ra những cuộc thảo luận trên các diễn đàn mạng ở Trung Quốc về áp lực làm việc tại Big Tech (công ty công nghệ lớn)

Áp lực đè nặng lên những nhân viên xấu số

Ảnh: Getty Images
Ảnh: Getty Images

Vào ngày 21/2 vừa qua, một nhân viên tại ByteDance - một trong những kì lân công nghệ có giá trị nhất tại Trung Quốc, đã đột ngột qua đời. Theo ByteDance, Wu được cho là đã qua đời lúc 2 giờ chiều ngày 23/2, sau gần 41 giờ nhập viện cấp cứu.

Theo một ghi chép khác, vào 7h tối ngày 21/2, Wu (nhân viên tử vong) bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt, sau đó nhân viên xấu số này đã gục xuống sau khi có buổi tập gym kéo dài một giờ đồng hồ. Theo huấn luyện viên tại phòng tập, Wu nói rằng anh có triệu chứng hạ đường huyết, sau đó huấn luyện viên này đã đưa cho Wy một cốc nước ngọt. Chỉ một lúc sau, Wu đã được hai nhân viên có chứng chỉ sơ cứu giúp đỡ, anh được đưa tới bệnh viện trong nửa tiếng sau.

Theo South China Morning Post, trên Feishu - một phần mềm quản lý văn phòng của ByteDance, hồ sơ của nhân viên xấu số Wu đã được một người dùng xưng là vợ của anh thay đổi thành thông tin "Wu đã ra đi mãi mãi".

Trên trạng mạng Weibo (mạng xã hội của Trung Quốc), cái chết của nhân viên Wu leo lên vị trí 12 trên bảng xếp hạng các vấn đề đang thịnh hành vào sáng ngày 23/2.

Sau vụ việc này, khắp các diễn đàn mạng ở Trung Quốc xôn xao, bàn tán về áp lực mà các nhân viên văn phòng tại đất nước này phải chịu đựng khi làm việc trong những công ty công nghệ hàng đầu. Văn hoá làm việc '996' một lần nữa được nhắc tới.

Trước đó vài tuần, một nhân viên kiểm duyệt nội dung của Bilibili cũng được đưa tin đã tử vong. Theo ghi chép, vào chiều 4/2, nhân viên này cảm thấy không khoẻ, đã được đưa tới bệnh viện địa phương cấp cứu. Người giám sát, quản lý và giám đốc nhân sự đã có mặt sau khi anh này nhập viện. Vào 20h cùng ngày, nam nhân viên này đã qua đời do xuất huyết não.

Ảnh: Getty Images
Ảnh: Getty Images

Cái chết của nhân viên 25 tuổi này nhanh chóng tạo ra nhiều đồn đoán trên các trang mạng xã hội, nhiều người phỏng đoán nguyên nhân do áp lực công việc, ý kiến này cũng có cơ sở sau khi có nhiều trường hợp nhân viên của các công ty công nghệ hàng đầu đã qua đời do làm việc quá sức. 

Ngày 7/2, lãnh đạo của Bilibili nhanh chóng ra thông báo trên nền tảng video này, phủ nhận sự đồn đoán trên mạng nguyên nhân do làm việc quá sức. Họ chia sẻ rằng, theo kết quả kiểm tra, nhân viên này vẫn làm việc bình thường trong khung giờ từ 9 giờ 30 phút đến 18 giờ 30 phút, anh ấy làm 5 ngày và nghỉ 2 ngày. Phủ nhận việc làm thêm giờ của nhân viên này trong khoảng một tuần trước khi xảy ra sự việc. Sau đó, Bilibili đã thành lập một tổ công tác đặc biệt và sẽ phối hợp cùng cảnh sát và thân nhân của nam nhân viên này để giải quyết vụ việc. Bilibili sau đó từ chối cung cấp thêm chi tiết về vụ việc, phía cảnh sát cũng chưa đưa ra thêm thông báo gì.

Đầu năm ngoái, một kỹ sư 23 tuổi tại Hồ Nam (Trung Quốc) được đưa tin đã nhảy lầu tự tử tại nhà riêng. Theo Sina, từ tháng 7/2020, anh bắt đầu làm việc tại Pindoudou - một trong những công ty hàng trong nghành thương mai điện tử với mức lương khởi điểm 180.000 nhân dân tệ/năm.

Trước đó 1 tháng, cũng tại Pindoudo, một nhân viên trẻ cũng được phát hiện đã ngất xỉu và tử vong trên đường về nhà sau ca làm đêm.Hai nhân viên trên được xem là những nhạn nhân xấu số của văn hoá làm việc '996'. Pindoudo sau đó đã lập nhóm tư vấn tâm lý nhân viên sau những trường hợp đáng tiếc trên và không có bất kì một phản hồi nào cho các cáo buộc về văn hoá làm việc của họ.

Văn hoá làm việc '996' tại Trung Quốc

Ảnh: Getty Images
Ảnh: Getty Images

Tại Trung Quốc, nhiều công ty công nghệ, start up tồn tại văn hoá khốc liệt, được gọi là văn hoá '996', nói về lịch làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối liên tục 6 ngày mỗi tuần, lịch trình làm việc này khuyến khích hoặc ép buộc nhân viên của họ làm việc tới 72 giờ/tuần, gần gấp hai lần so với mức 44 giờ/tuần theo pháp luật của Trung Quốc quy định.

Văn hoá làm việc này ngày càng phổ biến tại các công ty công nghệ từ nhỏ tới lớn. Văn hoá này khiến người lao động mất cân bằng cuộc sống, thậm chí đã khiến một số trường hợp tử vong. Theo Business Insider, quy định bất thành văn này được các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc áp dụng từ nhiều năm nay và là chủ đề đấu tranh của nhiều người lao động cũng như các nhà xã hội học.

Theo South China Morning Post, với lịch trình làm việc quá độ như vậy, các nhân viên trẻ làm việc tại các công ty công nghệ phải làm việc kiệt sức, có ít thời gian hơn cho các hoạt động cơ bản như ngủ nghỉ hay cuộc sống cá nhân

Vào năm ngoái, Toà án tối cao Trung Quốc đã viết trong tuyên bố gửi Bộ Nhân lực và An sinh xã hội nói rằng các nhân viên có quyền "nghỉ ngơi và nghỉ dưỡng", họ cho rằng các người chủ lao động có nghĩa vụ pháp lý phải tuân thủ giờ làm việc của quốc gia. Trong tuyên bố, họ lên án văn hoá làm việc '996' khắc nghiệt này khi yêu cầu nhân viên làm quá giờ là vi phạm nghiêm trọng luật về giới hạn làm thêm giờ, và điều này trái với pháp luật. 

Sau khi Toà án nhân dân tối cao đưa ra xem xét 10 vụ án gần đây, trong đó người lao động đa phần làm việc quá giờ và không được hưởng quyền lợi thích ứng. Trong vụ án, nhân viên này của một hãng truyền thông đã tử vong ngay tại chỗ làm sau khi bị buộc phải làm việc trong thời gian dài.


Ảnh: Getty Images
Ảnh: Getty Images

Nỗ lực loại bỏ văn hoá làm việc '996' là một phần trong chiến dịch của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm đẩy lùi sự bất bình đẳng xã hội và hạn chế quyền lực của các hãng công nghệ lớn nhất đất nước. Tuyên bố của Toà án tối cao Trung Quốc càng được dư luận xã hội quan tâm hơn khi Bắc Kinh đang thắt chặt kiểm soát đối với các tập đoàn tư nhân, họ đưa ra những hình phạt và quy định mới nhắm tới những tập đoàn lớn mạnh nhằm xử lý vấn đề mất an toàn số liệu, bất bình đẳng về giáo dục  ngăn chặn sự bất ổn của xã hội.

Người trẻ Trung Quốc gần đây đã thể hiện sự không ủng hộ với văn hoá '996' và đề cao ước muốn "tang ping" (nằm duỗi), kêu gọi mọi người từ chối áp lực xã hội phải làm việc cực khổ, mua nhà, kết hôn, sinh con và mua nhà, những áp lực vô hình đè nén lên họ và giá trị sau khi nhận được những điều này đối với họ không cao.

Một số nghiên cứu cho rằng làm việc trong thời gian dài không đồng nghĩa với năng suất tốt. Một nghiên cứu từ tạp chí Dịch tễ học của Mỹ cho rằng những người lao động trung niên làm việc 55 giờ/tuần thường có trí nhớ kém hơn người làm việc dưới 41 giờ.

Theo các chuyên gia, việc thực thi pháp luật thiếu quyết đoán và tính chặt chẽ là trở ngại lớn nhất trong việc thay đổi văn hoá '996'. Tín hiệu tốt khi một số chủ doanh nghiệp đã bắt đầu ý thức về tác hại của văn hoá này và quyết định sẽ không áp dụng vào công ty của họ. Những người này được gọi là "doanh nhân Phật giáo", được biết họ là những người đã thành lập nên các doanh nghiệp thành công và không cần vội vàng trong việc huy động vốn.

"Ân huệ" hay "tra tấn"?


Ảnh: Getty Images
Ảnh: Getty Images

Hai năm trước, tỷ phú Jack Ma - đồng sáng lập, cực Chủ tịch tập đoàn Alibaba, đã nhận về nhiều "gạch đá" sau khi ông ủng hộ nhiệt tình và gọi văn hoá '996' là "ân huệ" khi luật của Trung Quốc cấm nhân viên làm quá giờ như vậy.

Vào năm 2019, tỷ phú này đã chia sẻ trên Weibo rằng vấn đề văn hoá làm việc '996' sẽ không tồn tại nếu bạn tìm được công việc mà bản thân yêu thích, nếu không có đam mê với công việc thì phút giây nào cũng sẽ giống như tra tấn vậy. Đối với ông, nhờ văn hoá này mà Alibaba mới đạt được vị thế như ngày hôm nay. Ông chia sẻ rằng ông không cần những người muốn làm việc 8 giờ một ngày, khi mọi người làm việc tại Alibaba, ông mong muốn nhân viên phải sẵn sàng làm việc 12 tiếng/ngày.

Ngoài JackMa, CEO của công ty an ninh mạng Qihoo 360 - Zhou Hongyi cũng lên tiếng bảo vệ văn hoá '996' cho rằng sự cân bằng giữa cuộc sống hàng ngày và công việc là bất khả thi. Các công ty nên xoa dịu và thuyết phục nhân viên hãy làm việc vì bản thân.

Năm 2019, nhà sáng lập kiêm CEO của công ty thương mại điện tử Youzan - Zhu Ning từng chia sẻ trên WeChat rằng các nhân viên không nên tách rời công việc và cuộc sống, phải xem thời gian làm việc như một thói quen thường ngày.


Ảnh: Getty Images
Ảnh: Getty Images

Cũng theo quan điểm trên, Richard Liu - CEO của hãng thương mại điện tử JD.com, cũng chia sẻ trên mạng Wechat rằng đối với ông những kẻ lười biếng không phải là anh em của mình.

Bên cạnh các nhà quản lý doanh nghiệp Trung Quốc, tỷ phú Mỹ Elon Musk - CEO hãng xe điện Tesla, startup hàng không vũ trụ SpaceX cũng ủng hộ văn hoá làm việc này, Elon Musk tin rằng nếu muốn gây ảnh hưởng tới thế giới, mọi người nên làm việc từ 80 - 100 giờ mỗi tuần (12 - 14 giờ/ngày). Ông cho rằng chưa một ai muốn thay đổi được thế giới mà chỉ làm việc 40 giờ một tuần.

Theo một nghiên cứu cho rằng mọi người thường sẽ tập trung và làm việc hiệu quả hơn trong thời gian và cường độ làm việc ngắn. Việc thiếu ngủ dẫn tới những hệ luỵ xấu cho sức khoẻ như ung thư, tăng cân và làm suy giảm trí nhớ.

Trong khi việc tranh cãi về văn hoá làm việc vẫn chưa đi tới hồi kết, nhiều nhân viên có ý kiến cho rằng nếu họ được trả thêm, họ sẵn sàng làm việc thêm giờ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

2 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

2 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

2 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

3 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

3 ngày trước