Học hỏi được gì từ kênh phân phối của Coca Cola?
BÀI LIÊN QUAN
Brand identity là gì? Vai trò của nó trong sự phát triển của doanh nghiệpBusiness Model là gì? Các yếu tố cấu thành lên Business ModelHolding là gì? Tìm hiểu từ A đến Z về mô hình công ty HoldingNghiên cứu tổng quan về kênh phân phối của Coca Cola
Công ty Coca Cola và các kênh phân phối bán hàng
Coca Cola đã có lịch sử hình thành và phát triển trong một thời gian dài. Đến nay, khi đã có sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh với các sản phẩm tương tự nhưng Coca Cola vẫn đứng ở một vị trí quan trọng trong tâm trí của khách hàng. Vậy điều gì đã làm nên sự thành công của Coca Cola?
Chắc hẳn với những bạn đã học tập và làm việc trong ngành marketing đã quá quen thuộc với thuật ngữ 4P trong marketing mix, gồm: Price, Place, Promotion và Place. Thực tế, kênh phân phối đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động marketing của doanh nghiệp, nó có tác động không nhỏ tới sự thành công của toàn doanh nghiệp.
Các kênh phân phối đang được Coca Cola sử dụng
Phân phối trực tiếp
Đây là kênh phân phối đầu tiên và xuyên suốt trong quá trình hình thành, phát triển được Coca Cola sử dụng. Trong thời gian đầu, Coca Cola chưa được nhiều người biết đến, họ đã dùng hình thức bán hàng trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng. Bằng cách này, họ vừa chủ động được kênh phân phối và nguồn hàng, vừa nhận biết được nhu cầu cũng như phản ứng của khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Cho đến nay, hình thức phân phối trực tiếp này vẫn được Coca Cola áp dụng. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy nước giải khát Coca Cola trên các sàn giao dịch điện tử như Shopee, Lazada hay tại các máy bán hàng tự động hoặc các điểm bán của riêng Coca Cola.
Tuy nhiên, hình thức này hiện không còn là hình thức mang lại nguồn lợi luận lớn cho Coca Cola nữa mà đã có nhiều kênh phân phối bán hàng hiệu quả hơn khác thay thế.
Cửa hàng bán lẻ
Coca Cola phân phối hàng hóa của mình đến các cửa hàng tạp hóa, bách hóa, cửa hàng tự chọn trên toàn quốc. Từ thành thị tới nông thôn, từ cửa hàng lớn tới cửa hàng nhỏ, đâu đâu cũng dễ dàng thấy được các chai (lon) nước giải khát của Coca Cola. Kênh phân phối này đã mang lại nguồn tiêu thụ vô cùng lớn đến từ người dân khu vực địa phương, từ đó mang lại giá trị kinh tế lớn cho Coca Cola.
Không chỉ ở các vùng nông thôn mà người dân thành phố vẫn thích mua hàng ở các cửa hàng tạp hóa hơn ở trong siêu thị. Bởi so với siêu thị, các cửa hàng tạp hóa có vị trí gần hơn, dễ dàng tìm kiếm, tiện lợi và không mất nhiều thời gian gửi xe hay thanh toán. Khi phát sinh nhu cầu thì chỉ cần lướt qua mua mà không cần phải đắn đo suy nghĩ quá nhiều.
Ở Việt Nam, các cửa hàng bán lẻ chính là mảnh đất màu mỡ giúp các doanh nghiệp chuyên kinh doanh thực phẩm, hàng tiêu dùng có thể khai thác triệt để và tận dụng tiềm năng, lợi thế để phát triển doanh số.
Tại các cửa hàng bán lẻ, Coca Cola sẽ đưa ra các mức chiết khấu cụ thể cho người bán để họ có thể dễ dàng đẩy sản phẩm của Coca Cola lên kệ. Đồng thời cũng hỗ trợ người bán chuẩn bị biển quảng cáo, giá đựng đồ hay ô dù che nắng có in logo của Coca Cola. Qua đó, vừa làm hài lòng người bán hàng, vừa giúp cho công ty có địa điểm tuyên truyền miễn phí.
Đại lý, siêu thị
Chúng ta đều thấy các sản phẩm của Coca Cola tại hầu hết các siêu thị ở Việt Nam. Việc phân phối qua các siêu thị hay đại lý sẽ giúp cho mỗi lần xuất hàng của Coca Cola được tiêu thụ với số lượng lớn hơn, từ đó việc quản lý cũng dễ dàng hơn và không phải vận chuyển đi quá nhiều nơi.
Mặt khác, để kích thích người mua hàng, Coca Cola thường xuyên có các chương trình ưu đãi, giảm giá sản phẩm. Những người dân đến siêu thị không hề có ý định mua hàng nhưng khi nhìn thấy các chương trình ưu đãi khuyến mại của Coca Cola rất có thể sẽ phát sinh nhu cầu. Để tăng thêm cơ hội tiếp xúc khách hàng, Coca Cola đã đặt sản phẩm của mình ở nhiều khu vực trong siêu thị.
Nhà hàng, khách sạn
Đây là một kênh phân phối được Coca Cola chú trọng đầu tư phát triển. Để tăng khả năng sử dụng sản phẩm của khách hàng nhiều nhà hàng còn tạo ra các combo sản phẩm của mình với Coca Cola.
Đến các quán lẩu nướng hay các quán ăn có đồ chiên rán, khi muốn gọi nước uống, chắc chắn Coca Cola sẽ nằm ở vị trí ưu tiên. Sử dụng Coca Cola sẽ giúp cho các bạn khơi dậy cảm giác, ăn được ngon miệng hơn.
Bài học kinh doanh từ kênh phân phối của Coca Cola
Coca Cola vô cùng hiểu sản phẩm và nắm rõ được nhu cầu của khách hàng. Trong thời gian đầu, khi sản phẩm chưa được nhiều người biết đến, Coca Cola chọn cách phân phối trực tiếp, biến mình trở thành những người bán hàng nhằm tới gần hơn với người tiêu dùng. Sau đó, khi sản phẩm đã được nhiều người biết đến, họ vẫn duy trì kênh phân phối này để nắm được sự chủ động trong phân phối, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa tăng thêm cơ hội bán hàng.
Tiếp đó, việc áp dụng kênh phân phối nhà hàng, khách sạn cũng thể hiện được sự thấu hiểu sản phẩm, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và đặt sản phẩm đúng chỗ. Thêm vào đó, việc đa dạng hóa các kênh phân phối cũng là cơ sở giúp cho Coca Cola có thể tăng thêm cơ hội bán hàng, tiếp cận được các khách hàng tiềm năng.
Các doanh nghiệp khác có thể học hỏi và áp dụng linh hoạt các kênh phân phối ở trên cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, các bạn nên lưu ý áp dụng chứ không sao chép toàn bộ, bởi rất có thể sẽ gây ra phản ứng ngược. Việc sử dụng kênh phân phối nào còn phải phụ thuộc nhiều vào đặc điểm sản phẩm, nhu cầu của người tiêu dùng và nguồn lực công ty ra sao thì mới có thể phát triển một cách hiệu quả được.
Việc cố chấp theo đuổi mở rộng kênh phân phối mà không có nền tảng vững chắc rất dễ làm hao hụt nguồn tài chính, lãng phí mà không mang lại hiệu quả.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về kênh phân phối của Coca Cola. Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn sẽ học hỏi được các kiến thức về việc thiết lập kênh phân phối cho sản phẩm. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và chúc các bạn thành công!