Business Model là gì? Các yếu tố cấu thành lên Business Model
BÀI LIÊN QUAN
Giải thích thuật ngữ tiếng Anh “business administration là gì?”Governance là gì? Tất tần tật bạn cần biết về corporate governanceChuỗi giá trị là gì? Những thông tin cần biết của chuỗi giá trịTìm hiểu về Business Model là gì?
Business Model là một thuật ngữ chuyên ngành kinh tế khá trừu tượng hiện đang được sử dụng rộng rãi. Dịch sang tiếng việt, cụm từ này có nghĩa đầy đủ là mô hình kinh doanh.
Khái niệm Business Model là gì?
Business Model hay còn được hiểu là mô hình kinh doanh, chính là một mô tả về cách doanh nghiệp kiếm tiền. Đó là một lời giải thích về cách bạn cung cấp giá trị cho khách hàng với một chi phí phù hợp. Nói cách khác, mô hình kinh doanh chính là kế hoạch của công ty lập ra để kiếm lợi nhuận. Nó sẽ xác định các sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp bán, thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới đồng thời xác định các chi phí được dự đoán.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, Business Model là một thuật ngữ được sử dụng một cách rộng rãi với sự ra đời của máy tính cá nhân và bảng tính. Những công cụ này cho phép doanh nhân thử nghiệm liên tục các mô hình theo nhiều cách khác nhau mà họ có thể cấu trúc chi phí cùng dòng doanh thu của họ. Bảng tính cho phép doanh nhân thực hiện những thay đổi nhanh chóng, giả thuyết cho mô hình kinh doanh của họ và lập tức xem xét sự thay đổi có thể làm ảnh hưởng tới doanh nghiệp của họ trong hiện tại và tương lai.
Mô hình kinh doanh hoạt động như thế nào?
Cơ chế hoạt động của Business Model là gì? Một Business Model có thể là một kế hoạch cấp cao để vận hành cho một doanh nghiệp cụ thể. Một thành phần chính của mô hình kinh doanh đó là Tuyên bố giá trị (value proposition). Đây chính là một mô tả về hàng hóa, dịch vụ mà một công ty cung cấp, và lý do vì sao họ mong muốn khách hàng mình sử dụng sản phẩm, dịch vụ bằng cách đưa ra cách phân biết hay đối chiếu sản phẩm, dịch vụ với các đối thủ cạnh tranh.
Một Business Model cho doanh nghiệp mới bao gồm chi phí khởi nghiệp cùng nguồn tài chính dự kiến, cơ sở khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp hay chiến lược tiếp thị, đánh giá về cạnh tranh và dự báo doanh thu, chi phí.
Một sai lầm phổ biến trong việc tạo Business Model là việc đánh giá thấp chi phí tài trợ cho doanh nghiệp cho đến khi nó mang lại lợi nhuận. Đếm chi phí giới thiệu sản phẩm thôi là không đủ, một doanh nghiệp phải duy trì hoạt động kinh doanh cho tới khi doanh thu vượt quá chi phí đã sử dụng.
Một Business Model cũng xác định các cơ hội hợp tác với những doanh nghiệp được thành lập khác. Một ví dụ điển hình đó là một công ty quảng cáo sẽ có thể được hưởng lợi từ việc sắp xếp cho các lượt giới thiệu đến từ một công ty in ấn.
Phân tích các yếu tố tạo nên Business Model
Các yếu tố tạo nên một Business Model là gì? Business Model được cho là cây cầu nối trong mối quan hệ giữa đầu vào kỹ thuật với đầu ra kinh tế. Để thực hiện được vai trò này, Business Model cần 4 yếu tố chính: cơ sở hạ tầng, sản phẩm, khách hàng cùng tài chính.
Khu vực hoạt động
Khu vực hoạt động ứng với cơ sở hạ tầng bao gồm 3 nhân tố như sau:
- Các nguồn lực chính: là năng lực cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của các công ty.
- Mạng lưới đối tác kinh doanh: là những doanh nghiệp khác có quan hệ hợp tác với doanh nghiệp.
- Các hoạt động chính: doanh nghiệp cần thực hiện những hoạt động mang tính chủ chốt khi thực hiện Business Model. Các hoạt động này có thể thực hiện bởi chính doanh nghiệp hoặc thông qua các kênh đối tác khác.
Khu vực sản phẩm, dịch vụ
Như đã nói ở trên, Business Model có một thành phần cấu thành đó chính là tuyên bố giá trị. Đây là khẳng định về những điều tốt đẹp nhất mà khách hàng có thể nhận được từ doanh nghiệp. Bằng cách thức khôn ngoan, doanh nghiệp sẽ khiến cho khách hàng chịu chi để sử dụng các sản phẩm cũng như các dịch vụ.
Khu vực khách hàng
Khu vực khách hàng bao gồm các nhân tố sau đây:
- Phân khúc khách hàng mục tiêu: là nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp luôn chú trọng.
- Kênh phân phối: là một kênh trung gian quan trọng giúp doanh nghiệp có thể giá gia tăng doanh số cũng như lợi nhuận cho mình.
- Quan hệ khách hàng: mọi mối quan hệ đều rất quan trọng nhất là quan hệ khách hàng. Business Model cần chỉ rõ chiến lược và phương thức điều hòa tốt nhất cho các mối quan hệ.
Khu vực tài chính
Yếu tố tài chính bao gồm 2 nhân tố bên trong, đó là:
- Cấu trúc chi phí: là toàn bộ chi phí để vận hành một Business Model hiệu quả mà doanh nghiệp cần chi ra.
- Doanh thu: là lợi nhuận, khoản tài chính mà doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí sản xuất, đã nhận được từ các khách hàng của mình.
Các loại Business Model là gì?
Trên thực tế, có rất nhiều hình thức kinh doanh, vì vậy tất nhiên cũng sẽ bao gồm Business Model đa dạng. Dưới đây là danh sách những mô hình kinh doanh phổ biến bạn có thể sử dụng để bắt đầu kinh doanh.
- Business Model quảng cáo: Với mô hình kinh doanh quảng cáo, bạn phải đáp ứng hai nhóm khách hàng chính là độc giả hoặc người xem và nhà quảng cáo.
- Business Model môi giới: Các doanh nghiệp môi giới sẽ kết nối người mua với người bán, giúp tạo điều kiện cho giao dịch được thực hiện. Họ tính phí cho mỗi giao dịch với người mua hoặc người bán hay đôi khi cả hai.
- Business Model nhượng quyền: Đây là Business Model phổ biến nhất trong ngành công nghiệp nhà hàng. Trong mô hình nhượng quyền, bạn bán công thức để điều hành một doanh nghiệp thành công cho người khác. Thực tế, bạn đang bán quyền truy cập vào trong một mô hình kinh doanh thành công mà bạn đã phát triển.
- Business Model thị trường: Đây là mô hình cho phép người bán liệt kê các mặt hàng cung cấp cho khách hàng với các công cụ để dễ dàng kết nối với người bán. Mô hình kinh doanh này có thể tạo doanh thu từ nhiều nguồn khác nhau, gồm phí cho người mua hoặc người bán để giao dịch thành công hay các dịch vụ bổ sung để giúp cho quảng cáo sản phẩm của người bán và bảo hiểm để người mua yên tâm.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin về Business model là gì và những thông tin có liên quan. Hy vọng, bài viết sẽ khiến bạn suy nghĩ về cách bạn có thể cấu trúc hóa doanh nghiệp của mình. Điều quan trọng là bạn không cần phải phát minh ra một mô hình kinh doanh mới. Sử dụng các mô hình này có thể giúp bạn thành công vì nó đã được chứng minh là có hiệu quả. Chúc các bạn thành công với mô hình của mình.