meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Governance là gì? Tất tần tật bạn cần biết về corporate governance

Thứ năm, 27/10/2022-14:10
Governance là một trong những thuật ngữ thường dùng trong giới kinh doanh. Tuy nhiên, nhắc đến nó ít nhiều người vẫn còn cảm thấy khá xa lạ. Vậy governance là gì? Corporate là như thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Giải nghĩa governance là gì? 

Governance hay Corporate Governance dịch sang tiếng việt có nghĩa là quản trị công ty, quản trị doanh nghiệp. Nó được xem như là bộ khung pháp lý, luật lệ mà các doanh nghiệp dựa vào đó để vận hành.

Corporate Governance xác định sự phân quyền và trách nhiệm quản lý giữa các bên tham gia như hội đồng quản trị, quản lý công ty, các cổ đông, chủ nợ,... hay các bên có liên quan khác. Đây còn là sự tương tác giữa các bên tham gia trong việc đẩy mạnh hoạt động của công ty cũng như cách thức tiến hành chúng. Mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người quản lý trong cùng một tổ chức phải thực sự lành mạnh và không nên phát sinh xung đột giữa hai bên. 


Lý giải corporate governance là gì? 
Lý giải corporate governance là gì? 

Các đặc điểm của governance

Quản trị công ty đặt trên cơ sở tách biệt giữa đối tượng quản lý và đối tượng sở hữu doanh nghiệp

Công ly là của các chủ sở hữu, nhà đầu tư, cổ đông… nhưng để tồn tại và phát triển được được công ty cần có sự dẫn dắt của hội động quản trị dưới sự điều hành của Ban Giám đốc, sự giám sát của Ban kiểm soát và đóng góp nhân lực từ người lao động. 

Thực tế, những người này không phải lúc nào cũng cùng chung ý kiến. Điều này dẫn đến việc tồn tại những mâu thuẫn trái chiều và dần có một thể chế để các nhà đầu tư cũng như cổ đông có thể kiểm soát được việc điều hành công ty nhằm mang lại hiệu quả tối ưu.

Phân định quyền hạn và trách nhiệm giữa các nhóm đối tượng khác nhau

Đặc điểm của governance là gì? Đó là việc xác định quyền hạn, trách nhiệm giữa các nhóm lợi ích, thành viên khác nhau trong công ty như cổ đông, ban kiểm soát, điều hành… Đồng thời, nó cũng lập ra các nguyên tắc, luật lệ nhằm ngăn chặn các hành vi lạm dụng chức quyền, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến xung đột lợi ích, không tuân thủ các quy định về công bố thông tin và không minh bạch…


Các đặc điểm của governance
Các đặc điểm của governance

Nguyên tắc của governance là gì? 

Từ những đặc điểm trên cho thấy, governance rất quan trọng với sự thành công của một doanh nghiệp. Vậy nguyên tắc vận hành của nó là gì? 

  • Đối xử công minh và quyền giữa các cổ đông: Tôn trọng các quyền của cổ đông và giúp các cổ động thực hiện các quyền đò bằng cách truyền đạt thông tin một cách cởi mở, hiệu suất cao và khuyến khích các cổ đông tham gia vào những cuộc họp chung.
  • Đảm bảo lợi ích của những bên liên quan khác: Governance có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý về lợi ích của những bên liên quân như nhân viên cấp dưới, nhà đầu tư, nhà sản xuất, đối tác chiến lược,...
  • Vai trò và nghĩa vụ và trách nhiệm của governance: Governance hay hội đồng quản trị cần phải có đủ kiến thức và kỹ năng để có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ quản trị. 
  • Đạo đức và chính trực: Yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn nhân viên cũng như các thành viên trong hội đồng quản trị. Tính chính trực và đạo đúng nghề nghiệp sẽ giúp công ty phát triển bền vững.
  • Công khai và minh bạch: Quản trị công ty phải đảm bảo công bố thông tin một cách chính xác, kịp thời, minh bạch mọi vấn đề liên quan đến công ty bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, tỷ lệ sở hữu…

Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp gồm những gì?
Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp gồm những gì?

Vai trò của governance là gì trong công ty? 

Vai trò của governance trong công ty gồm những ý sau: 

Nâng cao hoạt động, hiệu quả kinh doanh

Quản trị công ty hiệu quả sẽ mang đến một hệ thống giải trình tốt hơn, ngăn chặn các nguy cơ rủi ro liên quan đến gian lận hoặc giao dịch nhằm vụ lợi của các cán bộ quản lý. Ngoài ra, vận dụng các chính sách quản trị công ty giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả trong việc ra quyết định của doanh nghiệp, hơn nữa còn đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn, quy chế, quyền và nghĩa cụ của các bên liên quan.

Giúp nâng cao cơ hội tiếp cận thị trường vốn 

Cách thức quản trị công ty sẽ quyết định cơ hội tiếp cận thị trường vốn của công ty. Những công ty với bộ máy quản trị tốt thường dành được thiện cảm của các cổ đông và nhà đầu tư, xây dựng niềm tin của công chúng vào việc công ty có khả năng sinh lời mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông. 


Tăng cơ hội tiếp cận với thị trường vốn
Tăng cơ hội tiếp cận với thị trường vốn

Giúp giảm mức chi phí vốn và tăng giá trị tài sản

Mức độ rủi ro của công ty theo cảm nhận của các nhà đầu tư sẽ quyết định mức chi phí vốn mà công ty phải gánh chịu. Rủi ro càng cao thì chi phí bỏ ra cũng cao. Vì vậy, việc quản trị công ty tốt sẽ giành được những khoản tín dụng có kỳ hạn dài hơn với mức lãi suất thấp.

Nâng cao uy tín của doanh nghiệp 

Những biện pháp quản trị công ty hiệu quả sẽ góp phần nâng cao uy tín của công ty. Việc này là dễ hiểu, bởi khi thực hiện quản trị công ty tốt, doanh nghiệp phải luôn tôn trọng quyền lợi của cổ đông, chủ nợ và đảm bảo tính minh bạch về tài chính. Đây đều là những yếu tố quan trọng trong việc giành niềm tin từ nhà đầu tư, từ đó nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu cho doanh nghiệp.


Vai trò của hoạt động quản trị trong công ty
Vai trò của hoạt động quản trị trong công ty

Thực hiện quản trị doanh nghiệp không tốt dẫn đến hậu quả gì?

Thực hiện quản trị doanh nghiệp không tốt sẽ dẫn đến tình trạng cá lớn nuốt cá bé, các cổ đông lớn sẽ chiếm quyền của các cổ đông nhỏ hơn. Các cổ đông nhỏ, ít ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu công ty sẽ bị gạt sang một bên để nhường lợi ích ưu tiên cho các cổ đông lớn hay ban giám đốc, làm xói mòn niềm tin của công chúng, xã hội.

Hơn nữa, thực hành quản trị công ty kém cũng dẫn đến sự nghi ngờ về mức độ tin cậy, tính minh bạch, liêm khiết của công ty đối với cổ đông. Việc bao che, hỗ trợ cho các hành vi bất hợp pháp có thể gây ra những vụ bê bối trên truyền thông.


Thực hiện quản trị doanh nghiệp không tốt dẫn đến hậu quả gì?
Thực hiện quản trị doanh nghiệp không tốt dẫn đến hậu quả gì?

Hành vi thực hiện quản trị doanh nghiệp kém gồm những gì? 

Các hành vi thực hiện quản trị doanh nghiệp kém bao gồm:

  • Công ty, doanh nghiệp không chịu hợp tác đầy đủ cũng kiểm toán viên hoặc không lựa chọn kiểm toán viên đúng tiêu chuẩn theo quy mô và chất lượng. Gây ra hiện tượng giả mạo tài liệu, báo cáo tài chính hay tư liệu không tuân theo quy định.
  • Những khoản bồi thường vì điều hành kém không tạo ra được động lực lớn đối với các nhân viên của doanh nghiệp.
  • Bộ khung yếu kém ngay từ hội đồng quản trị khiến cho cổ đông khó có thể lật đổ được các thành viên làm việc thiếu trách nhiệm và để xảy ra nhiều sai phạm khi chưa hết nhiệm kỳ.

Tổng kết 

Qua bài viết trên, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về vấn đề governance là gì. Mong rằng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ có thêm những thông tin và hành trang bổ ích khi tìm kiếm việc làm cho bản thân nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước