meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuỗi giá trị là gì? Những thông tin cần biết của chuỗi giá trị

Thứ năm, 27/10/2022-11:10
Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng đã từng nghe và từng sử dụng cụm từ “giá trị” rồi phải không nào? Nhưng “chuỗi giá trị” thì chưa chắc ai cũng được nghe đến. Vậy chuỗi giá trị là gì? Ứng dụng của nó như thế nào với các doanh nghiệp hiện nay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chuỗi giá trị trong bài viết này nhé!

Những thông tin cơ bản cần biết của Chuỗi giá trị

Khái niệm Chuỗi giá trị là gì? 

Chuỗi giá trị là gì? Chuỗi giá trị trong tiếng Anh gọi là Value chain, còn được gọi với một cái tên khác chính là chuỗi giá trị phân tích. Đây là một thuật ngữ thường được sử dụng nhiều trong quản lý kinh doanh. Nó có ý nghĩa dùng để chỉ một loạt các hoạt động trong một quy trình của sản phẩm.

Hiểu đơn giản thì chuỗi giá trị chính là một dãy các hoạt động với mục đích làm tăng giá trị tại từng bước ở quy trình tạo ra sản phẩm từ việc thiết kế, lên ý tưởng cho đến sản xuất và giao sản phẩm tới tay khách hàng. 


Chuỗi giá trị được hiểu là gì?
Chuỗi giá trị được hiểu là gì?

Sản phẩm sẽ đi qua từng quy trình, giai đoạn khác nhau. Ở mỗi giai đoạn đó, chúng ta sẽ nhận thấy giá trị gia tăng của sản phẩm cũng sẽ được tăng lên. Điều này được hiểu là việc tổng giá trị của sản phẩm ở mỗi giai đoạn sẽ cao hơn giá trị của sản phẩm sau chuỗi các hoạt động cộng lại. 

Đặc điểm của Chuỗi giá trị là gì? 

Sau khi đã đi tìm hiểu về khái niệm chuỗi giá trị là gì, ta sẽ đi tìm hiểu về đặc điểm của chúng. 

Chuỗi giá trị là khái niệm về quản lý kinh doanh lần đầu được mô tả bởi Michael Porter trong cuốn Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance vào năm 1985. Đây được coi là cuốn sách bán chạy nhất của ông. 

Việc phân tích các giá trị này mục đích đánh giá các hoạt động bên trong cũng như các hoạt động xung quanh của tổ chức. Thông qua điều này mà ta có thể đánh giá cũng như nhận định được khả năng của nó có thể cung cấp thêm giá trị cho đồng tiền, giá trị cho sản phẩm và các dịch vụ khác của công ty, doanh nghiệp. 

Đối với Michael Porter thì trong quá trình phân tích được chuỗi giá trị sẽ có 2 bước chính. Đầu tiên là xác định được từng giai đoạn riêng lẻ trong một quá trình của sản phẩm, dịch vụ. Tiếp theo sẽ phân tích chuỗi các giá trị có được và tăng thêm qua từng hoạt động của giai đoạn trong quy trình đó và liên hệ điều đó tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình trong thị trường hoạt động hiện tại. 


Quá trình phân tích được chuỗi giá trị sẽ có 2 bước chính 
Quá trình phân tích được chuỗi giá trị sẽ có 2 bước chính 

Hoạt động của Chuỗi giá trị 

Trước hết, chúng ta sẽ đi tìm hiểu qua phân chia các hoạt động của chuỗi giá trị. 

Cách phân chia các hoạt động của chuỗi giá trị 

Theo ý kiến của tác giả Porter nên chia các hoạt động của doanh nghiệp thành hai mảng chính với mục đích cho việc phân tích chuỗi giá trị. Hai mảng này đó là hoạt động chủ yếu và hoạt động bổ trợ. Trong đó:

  • Hoạt động chủ yếu hay Primary Activities là hoạt động bao gồm hoạt động Logistics đầu vào, hoạt động sản xuất, các hoạt động logistics đầu ra, các hoạt động marketing & sales và cuối cùng là hoạt động dịch vụ. 
  • Hoạt động bổ trợ là các hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ cho hoạt động chủ yếu gồm thu mua, công nghệ, nhân sự và cơ sở hạ tầng. 

Các bước trong hoạt động chủ yếu của chuỗi giá trị 

Các bước trong hoạt động chủ yếu bao gồm: 

  • Logistics đầu vào: Đây là bước có nhiệm vụ nhận hàng, lưu trữ, phân phối các yếu tố đầu vào như các nguyên liệu, nguồn cung cấp hàng hóa,... 
  • Sản xuất: là quá trình biến đổi nguyên vật liệu sản xuất thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 
  • Logistics đầu ra: Ở quá trình này sẽ diễn ra hoạt động thu gom hàng và phân phối nó tới tay của người tiêu dùng. 
  • Marketing & sales: Đây là bước quan trọng giúp khách hàng, người tiêu dùng hiểu hơn về sản phẩm, dịch vụ. Qua đó, kích thích nhu cầu mua hàng của khách. 
  • Dịch vụ: Bước này gồm các hoạt động nhằm mục đích làm tăng giá trị của sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp mình cung cấp. 
  • Thu mua: Quá trình này giúp tăng số lượng sản phẩm, dịch vụ bán ra, nhằm kích cầu nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng. 
  • Công nghệ: Việc áp dụng công nghệ vào sản xuất, tiêu thụ hàng hóa là điều cần thiết. Điều này giúp giảm được thời gian sản xuất và sức lao động phải bỏ ra. Bên cạnh đó, nó cũng giúp kiểm soát, nắm bắt được số lượng sản phẩm ở mỗi giai đoạn được tốt hơn rất nhiều. 
  • Nhân sự: Có nhiệm vụ thực hiện, quản lý các hoạt động trong tất cả các các quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ, đưa nó tới tay của người tiêu dùng đồng thời làm tăng giá trị của nó. 
  • Cơ sở hạ tầng: giúp cho việc hoàn thành sản phẩm một cách thuận tiện, dễ dàng hơn. 

Nhìn chung, chuỗi giá trị sẽ gồm nhiều hoạt động mà ở đó, mỗi hoạt động sẽ giúp làm tăng các giá trị của sản phẩm, dịch vụ và giảm được chi phí sản xuất cũng như chi phí đầu tư của doanh nghiệp.


Các bước trong hoạt động chủ yếu của chuỗi giá trị
Các bước trong hoạt động chủ yếu của chuỗi giá trị

Ứng dụng của chuỗi giá trị

Dưới đây là một số ứng dụng của chuỗi giá trị 

Ứng dụng chuỗi giá trị vào trong quá trình sản xuất 

Trong quá trình sản xuất, chuỗi giá trị chính là quá trình biến đổi các nguyên liệu thành các sản phẩm được sử dụng để đưa tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, để tăng tính cạnh tranh thì các sản phẩm này cần phải có sự khác biệt hay có giá trị tạo ra lớn hơn so với chi phí sản xuất hoặc giảm thiểu được những chi phí không cần thiết. 


Ứng dụng chuỗi giá trị vào trong quá trình sản xuất 
Ứng dụng chuỗi giá trị vào trong quá trình sản xuất 

Ứng dụng chuỗi giá trị vào trong Marketing - bán hàng 

Quá trình này bao gồm các hoạt động như tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi qua các kênh phân phối,.... để đem sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng đồng thời thúc đẩy nhu cầu mua hàng của họ. Qua các hoạt động này giúp làm tăng chuỗi giá trị của sản phẩm và thúc đẩy doanh thu đồng thời mang thương hiệu đến gần hơn với trái tim của người tiêu dùng. 


Ứng dụng chuỗi giá trị vào trong Marketing - bán hàng
Ứng dụng chuỗi giá trị vào trong Marketing - bán hàng

Ứng dụng chuỗi giá trị vào trong xây dựng khung năng lực 

Với mỗi doanh nghiệp thì việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực là điều vô cùng quan trọng vì đây là yếu tố mang tính sống còn với mỗi công ty. Áp dụng khung năng lực vào trong việc quản trị nhân sự với chuỗi giá trị giúp các doanh nghiệp có thể quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Phân biệt sự khác nhau giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng 

Chúng ta sẽ đi phân tích sự khác biệt này qua 3 yếu tố dưới đây. 

Về bản chất

Chuỗi giá trị làm tăng giá trị của các sản phẩm, dịch vụ thông qua từng hoạt động trong một quy trình từ việc bắt đầu sản xuất tới tiêu thụ còn chuỗi cung ứng là sự hợp nhất giữa các hoạt động, con người và doanh nghiệp qua đó di chuyển sản phẩm qua các nơi khác nhau để đến tay người tiêu dùng. 

Về concept

Chuỗi giá trị bắt nguồn từ quản trị kinh doanh và thông qua từng hoạt động trong một quy trình để làm tăng giá trị sản phẩm. Còn chuỗi cung ứng thì lại bắt nguồn từ quản trị hoạt động, nó đồng nhất giữa các hoạt động, con người cũng như doanh nghiệp để vận chuyển sản phẩm từ nơi này đến nơi khác


Chuỗi giá trị bắt nguồn từ quản trị kinh doanh
Chuỗi giá trị bắt nguồn từ quản trị kinh doanh

Về sự khởi nguyên 

Chuỗi giá trị tập trung chính vào việc cung cấp giá trị đồng thời làm tăng các giá trị sản phẩm. Điều này bắt đầu từ yêu cầu của khách hàng và kết thúc chính là các sản phẩm được tạo ra. 

Chuỗi cung ứng lại bao gồm các hoạt động vận chuyển những sản phẩm tới các nơi khác nhau. Chúng bắt đầu từ sự yêu cầu hay nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và kết thúc bằng việc đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. 

Có thể nói, chuỗi giá trị có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng đối với từng doanh nghiệp. Chúng không chỉ làm tăng giá trị của sản phẩm và làm giảm bớt được những chi phí không cần thiết mà còn làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ.

Tổng kết

Như vậy, chúng ta đã đi tìm hiểu qua về khái niệm chuỗi giá trị là gì và các ứng dụng của nó trong từng lĩnh vực, việc làm cụ thể. Việc nắm bắt những thông tin có liên quan đến chuỗi giá trị là điều kiện quan trọng giúp các doanh nghiệp quản trị doanh nghiệp mình hiệu quả.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

18 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

18 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

18 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

18 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

18 giờ trước