Department store là gì? Bí quyết để kinh doanh Department Store thành công
BÀI LIÊN QUAN
Hệ thống Walmart và những điều bạn chưa biết!Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn MWGWalmart là gì? Những bí quyết thành công để tạo nên "gã khổng lồ" trong ngành hàng bán lẻDepartment store là gì?
Department store là một hình thức bán lẻ khổng lồ, trong đó các sản phẩm được bày bán theo từng khu vực khác nhau đã được phân chia từ trước, điều này giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và có nhiều chọn lựa trong quá trình mua sắm sản phẩm. Tùy thuộc vào công ty chủ quản, một department store có thể trưng bày, buôn bán đa dạng sản phẩm của nhiều thương hiệu khác nhau hoặc cũng có thể chỉ kinh doanh sản phẩm của một thương hiệu duy nhất.
Department store là một từ tiếng Anh, khi dịch sang tiếng Việt, chúng ta thường nghe với cái tên quen thuộc là “cửa hàng bách hóa” hoặc “cửa hàng tiện lợi”.
Nhiều thương hiệu lớn trên thế giới cũng đang sở hữu cho riêng mình chuỗi department store, trong đó phải kể tới cái tên đình đám John Lewis, chuỗi department store lớn nhất thế giới với doanh thu hằng năm lên đến hàng tỷ bảng Anh. Tại Việt Nam, Vinmart, Lotte là một trong những cái tên được biết đến với những chuỗi cửa hàng bách hóa có tiếng, chất lượng sản phẩm tốt và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.
Các cửa hàng department store đang chứng tỏ sức hút to lớn của mình với người tiêu dùng bằng việc có mặt ở rất nhiều các tỉnh thành. Dòng người di cư từ các khu vựng nông thôn đổ về các đô thị lớn được cho là yếu tố thúc đẩy giúp loại hình kinh doanh này càng ngày càng phát triển, vì khi mật độ dân số cao tại một địa điểm sẽ kéo theo nhu cầu mua sắm cũng tăng mạnh.
Phân biệt Department store và shopping mall
Nhiều người thường nhầm lẫn hai khái niệm department store và shopping mall với nhau vì về cơ bản đây đều là những địa điểm buôn bán nhiều loại sản phẩm, nơi khách hàng có thể mua thứ mà họ cần chỉ trong một cửa hàng thay vì phải di chuyển tới nhiều cửa khác nhau. Dưới đây sẽ là một số điểm khác nhau giữa hai hình thức kinh doanh này, giúp bạn dễ dàng phân biệt được chúng.
Sự khác biệt trong định nghĩa
- Shopping mall: Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là trung tâm mua sắm hoặc tổ hợp mua sắm. Hình thức này ra đời vào năm 1628 và có nguồn gốc từ Marché des Enfants-Rouges, Paris, Pháp. Shopping mall thường được xây dựng quy mô lớn với một hoặc nhiều tòa nhà, trong các tòa nhà lại chứa nhiều gian hàng nhỏ buôn bán và cung cấp nhiều loại hình dịch vụ, sản phẩm khác nhau.
- Department store: Hay còn gọi là cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng tạp hóa xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1734 tại Bennett’s of Iron Gate ở Derby, Vương Quốc Anh. Department store thường chỉ gói gọn trong một tòa nhà, cung cấp đa dạng các mặt hàng khác nhau tới khách hàng. Tùy theo chiến lược kinh doanh của từng công ty mà các department store khác nhau sẽ chọn lựa loại hình buôn bán đa dạng sản phẩm hay chỉ chuyên biệt một loại mặt hàng, thương hiệu.
Khác biệt trong các mặt hàng buôn bán
- Shopping mall: Bên cạnh việc trưng bày, buôn bán những mặt hàng phổ thông như thời trang, hàng tiêu dùng.. shopping mall còn tích hợp nhiều dịch vụ khác nhau như khu vui chơi, cửa hàng ăn uống, rạp chiếu phim…
- Department store: Khác với Shopping mall, trong department store có thể bày bán rất nhiều mặt hàng khác nhau như văn phòng phẩm, đồ chơi trẻ em, mặt hàng thời trang, thiết bị gia dụng… nhưng không cung cấp khu vực vui chơi, nhà hàng ăn uống…
Khác biệt về quy mô
- Shopping mall: Xây dựng trên một diện tích mặt sàn lớn, có thể gồm nhiều tòa nhà khác nhau.
- Department store: Quy mô nhỏ hơn Shopping mall, gói gọn trong một tòa nhà.
Bãi gửi xe
- Shopping mall: Với diện tích xây dựng lớn, gồm nhiều dịch vụ được tích hợp trong một khu vực nên các bãi đỗ xe được xây dựng trong shopping mall thường rất rộng rãi để đáp ứng đủ lưu lượng khách hàng đến thăm quan và mua sắm.
- Department store: Diện tích các bãi đỗ xe của department store thường nhỏ hoặc cũng có thể là không có.
Bí quyết nào giúp các Department Store hoạt động hiệu quả?
Dù trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào bạn cũng phải có những chiến lược phù hợp mới có thể giúp doanh nghiệp phát triển. Vậy để kinh doanh department store hiệu quả thì cần những “bí kíp” nào? Cùng tìm hiểu ở nội dung ngay dưới đây.
Luôn luôn cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ
Các cửa hàng department store đang mọc lên như “nấm sau mưa”, kéo theo đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp để thu hút và níu chân khách hàng. Để trở nên nổi bất giữa hàng loạt các cửa hàng kinh doanh department store đòi hỏi doanh nghiệp của bạn phải cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời. Để đạt được điều này, cửa hàng của bạn phải tập chung cải thiện và nâng cao những yếu tố sau:
- Không gian sạch sẽ, gọn gàng và lịch sự
- Nhân viên thân thiện, chu đáo và nhiệt tình
- Thanh toán nhanh chóng, nhiều hình thức khác nhau như quẹt thẻ, chuyển khoản, thanh toán tiền mặt… tạo sự tiện lợi cho khách hàng.
- Bảo vệ nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ cho khách hàng
- Có khu vực đỗ xe
Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng
“Khách hàng là thượng đế”, câu nói này được coi như một kim chỉ nam cho các nhà kinh doanh. Vậy nên, song song với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, hãy nhớ luôn củng cố mối quan hệ với khách hàng, để họ cảm nhận được sự chăm sóc và quan tâm khi mua hàng và trải nghiệm sản phẩm. Bên cạnh thu hút khách hàng mới, đừng quên giữ chân những khách hàng thân thuộc bằng cách chúc mừng ngày sinh nhật của họ, tạo thẻ ưu đãi cho các khách hàng cũ…
Tạo các chương trình khuyến mãi
Tâm lý của người tiêu dùng, ai cũng muốn được mua sắm với mức giá hời, vậy nên các chương trình khuyến mãi thường thu hút được một lượng lớn khách hàng chú ý và tham gia mua sắm. Những hình thức khuyến mãi dưới đây được sử dụng khá phổ biến.
- Giảm giá giờ vàng
- Mua 1 tặng 1
- Giảm giá cho lần mua tiếp theo
- Tích điểm đổi quà
Quảng cáo trên nhiều nền tảng
Đây là phương thức giúp cửa hàng của bạn được biết đến rộng rãi. Bạn có thể lựa chọn quảng cáo trên nhiều kênh thông tin khác nhau như mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram.. hoặc các loại hình quảng cáo truyền thống như phát tờ rơi, dựng banner quảng cáo.
Các hoạt động quảng cáo sẽ giúp thương hiệu của bạn tiếp cận được với nhiều người dùng, thu hút họ bằng những ưu đãi khi mua hàng và giữ chân họ bằng chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ sẽ là hướng đi chuẩn xác giúp doanh nghiệp của bạn ngày càng lớn mạnh.
Đẩy mạnh các dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng trực tuyến
Thời đại 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới xu hướng mua sắm của khách hàng. Thay vì phải chạy đến tận cửa hàng để lựa chọn sản phẩm, khách hàng có thể đặt hàng tại nhà và chờ người giao sản phẩm đến tận tay.
Nắm bắt được xu hướng này, các cửa hàng nên tăng cường hình thức mua bán trực tuyến. Các thông tin về giá cả, công dụng và cách sử dụng nên được ghi rõ ràng. Bên cạnh đó đừng quên xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng online, giúp khách hàng giải đáp thắc mắc cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh mà không cần đến tận cửa hàng.
Áp dụng công nghệ vào hệ thống quản lý
Sử dụng máy móc, công nghệ vào quy trình bán hàng sẽ giúp department store của bạn hạn chế được tối đa sự sai sót. Sau đây là hai phần mềm thường được sử dụng trong việc quản lý cửa hàng.
- Máy in hóa đơn: Tính toán thủ công đôi khi có thể dẫn tới sai lầm, gây thất thoát cho cửa hàng và đôi khi cũng khiến khách hàng khó chịu. Vậy nên sử dụng hệ thống máy tính vào việc thanh toán cũng như in ấn hóa đơn sẽ giúp cả nhân viên lẫn khách hàng đều thoải mái hơn rất nhiều.
- Máy theo dõi hàng tồn kho kỹ thuật số: Vì số lượng sản phẩm trong một department là rất lớn, tạo áp lực lớn lên do nhân viên kiểm hàng. Để tối giản quy trình cũng như hạn chế lỗi sai do con người tạo ra, sự dụng máy theo dõi đơn hàng là một giải pháp tuyệt vời.
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin cơ bản giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất xoay quanh câu hỏi “department store là gì?”. Mong rằng bạn có thể tìm kiếm được những thông tin cần thiết trong bài. Chúc bạn luôn thành công.