“Hét” giá thuê quá cao, mặt bằng kinh doanh trên phố chịu cảnh đóng cửa im lìm
Đóng cửa cả năm vì chưa tìm được khách thuê
Theo Dân Việt, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, giá thuê mặt bằng tầng trệt tại thị trường Hà Nội trong quý I/2022 tăng khoảng 5% so với quý trước đó và đạt công suất thuê ổn định. Còn tại TP. Hồ Chí Minh cũng có lượng khách thuê lớn đang dẫn dắt nhu cầu thị trường này.
VARS dự kiến, TP. Hồ Chí Minh sẽ tăng mức giá cho thuê mặt bằng từ 1,5 - 3,5% trong năm 2023; Hà Nội vì chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh dịp đầu năm nay nên mức tăng giá thuê mặt bằng sẽ thấp hơn, rơi vào khoảng 1 - 1,5%.
Trên các tuyến đường trung tâm TP. Hồ Chí Minh ghi nhận nhiều chủ nhà đang “mất ăn, mất ngủ” nguồn thu nhập từ hàng trăm triệu đồng mỗi tháng hiện bị đứt quãng bị mặt bằng đã bỏ trống cả năm nay. Dù giá thuê đã giảm và có nhiều hỗ trợ khác nhưng vẫn không có khách thuê.
Hà Nội: Mặt bằng kinh doanh phố lớn sầm uất trở lại sau hơn 2 năm im ắng vì Covid - 19
Hiện tại, những mặt bằng kinh doanh trên các tuyến phố lớn như Hàng Ngang, Hàng Bông, Hàng đào,... đã mở cửa hàng loạt tạo nên không khí sôi động như thời điểm trước Covid - 19.Khách thuê hồi phục, giá mặt bằng kinh doanh chạm mốc 3 triệu đồng/m2/tháng
Hòa cùng tiến độ phục hồi của nền kinh tế, thị trường văn phòng cho thuê đang dần nhận thêm nhiều tín hiệu tích cực. Ngay những tháng đầu năm 2022, nhu cầu thuê đã tăng trở lại cùng các kế hoạch mở rộng của doanh nghiệp khiến cho giá thuê mặt bằng kinh doanh cũng tăng theo.Sau cú rơi tự do vì dịch bệnh, thị trường mặt bằng cho thuê hồi phục đầy ấn tượng
Khi dịch bệnh Covid-19 dần được kiểm soát, thị trường mặt bằng cho thuê dần ấm lại trong những tháng đầu năm 2022. Tại hầu hết các thành phố lớn, phân khúc văn phòng cao cấp có tỷ lệ lấp đầy ở mức trên 90% trước dịch, thậm chí nhiều khu vực xảy ra tình trạng “cháy hàng”.Khảo sát thực tế tại các tuyến đường Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Đồng Khởi, Nguyễn Trãi, Hồ Tùng Mậu,... đang có nhiều mặt bằng vẫn treo biển tìm khách thuê. Thực tế, các mặt bằng tại đây đều trong tình trạng “đóng cửa cài then” suốt đợt dịch Covid - 19. Những mặt bằng từng được cho thuê để kinh doanh buôn bán đồ mỹ nghệ, thổ cẩm cho du khách đều phải đóng cửa vì không có khách du lịch. Người dân địa phương cho biết, trước dịch, những mặt bằng trên tuyến phố Đồng Khởi (Quận 1) trung bình có mức giá thuê từ 15.000 USD/ tháng, tương đương khoảng 350 triệu đồng. Hợp đồng thuê thường kéo dài trong chu kỳ 3 - 5 năm.
Một số chủ mặt bằng tại quận 1 cho biết, địa điểm này vốn có giá thuê rất đắt đỏ nên hiện tại tìm khách thuê với giá hợp lý thì không hề dễ dàng. “Mặt bằng của tôi đã nhiều người hỏi thuê nhưng chưa ai thỏa thuận được giá nên vẫn để trống đến giờ” - Chủ mặt bằng trên đường Đồng Khởi chia sẻ.
Cuối năm 2019, trước khi xảy ra đại dịch, giá thuê mặt bằng kinh doanh trên các tuyến đường Hồ Tùng Mậu, Ngô Đức Kế (Quận 1)… có giá từ 9.000 – 15.000 USD/ tháng (tương đương 205 triệu đồng – 341 triệu đồng/ tháng). Hiện tại, nhiều chủ nhà đã phải đưa ra các mức giá ưu đãi để kích cầu khách thuê nhưng mức giá này vẫn không thể thấp hơn so với giá trị vị trí mặt bằng.
Còn tại Hà Nội, mặt bằng cho thuê trên nhiều tuyến phố quận trung tâm nhìn chung vẫn treo biển tìm khách thuê. Đáng lưu ý là, có những mặt bằng đăng biển cho thuê cả năm nay những vẫn trong tình trạng “im lìm”. Chẳng hạn như trên tuyến phố Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), căn nhà mặt phố có diện tích 200m2, cao 7 tầng đang rao cho thuê là 500 triệu đồng/ tháng; Một căn nhà khác diện tích 40m2, cao 4 tầng có giá cho thuê là 40 triệu đồng/ tháng.
Các mặt bằng trên tuyến phố sầm uất bậc nhất tại Hà Nội như phố Huế có mức giá cho thuê trung bình rất cao. Một căn nhà phố diện tích 160m2, cao 7,5 tầng đang rao cho thuê là 220 triệu đồng/ tháng; Một căn diện tích 105m2, cao 7 tầng có giá cho thuê là 140 triệu đồng/ tháng.
Tại quận Hoàn Kiếm, mặt bằng trên các tuyến phố lớn đang có mức giá cho thuê trung bình cao nhất. Cụ thể, một căn nhà 400m2 mặt tiền phố Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm) có giá cho thuê là 550 triệu đồng/ tháng; Một căn nhà chỉ 10m2 tại tuyến phố này cũng có giá thuê lên đến 17 triệu đồng/ tháng. Căn nhà 200m2 mặt tiền phố Hàng Bông đang rao giá thuê là 120 triệu đồng/ tháng.
Khách thuê chán nản bỏ cuộc
Mặt bằng cho thuê thực tế khá đa dạng và nhiều lựa chọn, tuy nhiên khách thuê vẫn than vãn vì giá còn cao. Hơn nữa, nhiều hình thức kinh doanh khác đã giúp khách thuê không cần sử dụng mặt bằng kinh doanh trực tiếp. Theo anh Nguyễn Quốc Hậu (quận Thanh Xuân, Hà Nội), mới đây anh đã thuê một căn nhà mặt đường Nguyễn Trãi để kinh doanh hoa quả sạch. Mặt bằng này chỉ rộng 20m2 và có giá thuê 20 triệu đồng/ tháng.
“Một tháng thuê phải trả 20 triệu đồng nhưng tôi phải nộp trước 12 tháng là 240 triệu đồng. Chưa kể nếu sau 1 năm thì chủ nhà còn có thể tăng thêm giá thuê”. Anh Hậu cũng cho biết tình hình kinh doanh của mình phải có sự thay đổi vì số vốn lớn đã trả vào tiền thuê mặt bằng.
Anh Trần Văn Cương (Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay, trước dịch anh có thuê một mặt bằng diện tích 50 m2 tại phố Nam Dư với giá thuê 5 triệu đồng/ tháng để mở cửa hàng buôn bán phụ kiện điện thoại. Tới khi đại dịch bùng nổ thì công việc kinh doanh ngày càng kém đi và buộc phải trả lại mặt bằng. Mới đây, anh Cương tiếp tục đi tìm mặt bằng để mở cửa hàng trở lại nhưng giá thuê đang cao gấp đôi giai đoạn trước. Căn nhà cấp 4 mặt phố Nam Dư, Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng có diện tích khoảng 15 - 20m2 đang có mức thuê từ 8 - 12 triệu đồng/ tháng.
“Giá thuê mặt bằng trên phố bỗng cao hơn nhiều so với trước khi có dịch Covid - 19. Hơn nữa, các chủ nhà đều yêu cầu đóng trước 6 tháng đến 1 năm càng gây khó khăn cho những người đi thuê” - anh Cương lo lắng.
Cũng trong trường hợp này, anh Trần Duy Thế (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, anh đã đi tìm nhà cho thuê vài tháng nay để mở cửa hàng ăn uống. Tuy nhiên, càng tìm lại càng khó vì giá thuê mặt bằng giờ tăng quá cao. Hơn nữa, chủ cửa hàng cũng ràng buộc, bắt ép người thuê trả trước tiền nhiều tháng.
“Để mở một cửa hàng ăn thì tôi phải thuê mặt bằng diện tích từ 100 - 200m2. Mặt bằng cho thuê có diện tích này tại khu vực Định Công (Hoàng Mai) đều có mức giá trên 30 - 50 triệu đồng/ tháng, tùy vị trí. Với mức giá này, để kinh doanh có lợi nhuận là khá khó, chưa kể dịch bệnh có thể sẽ tiếp diễn trong tương lai” - anh Thế nói.