meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường giao đồ ăn Việt

Chủ nhật, 25/12/2022-23:12
Theo dữ liệu từ Market Report, Shopee Food hiện đang là cái tên dẫn đầu trong thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam khi chiếm đến 42% thị phần. Tiếp theo là Grab Food chiếm 40% thị phần, hai cái tên còn lại là Gojek và Baemin mỗi bên chiếm 9%. Điều đáng nói, tất cả những ứng dụng này đều thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

Mới đây, Báo cáo Xu hướng giao hàng thực phẩm cũng như hàng hóa tại Đông Nam Á năm 2022 của Grab cho thấy, cứ 10 người thì sẽ có khoảng 7 người dùng tại Đông Nam Á đánh giá dịch vụ giao hàng là một hoạt động thiết yếu của cuộc sống hậu Covid-19. Trong khi đó, cứ 10 đối tác nhà hàng trong khu vực thì có đến 8 người khẳng định đây là dịch vụ không thể thiếu đối với công việc kinh doanh.

Ngoài ra, có đến 88% người tiêu dùng biết đến một cửa hàng mới nhờ các ứng dụng giao hàng, trong khi có đến 74% người dùng lướt các ứng dụng giao hàng khi chưa biết được nên lựa chọn nhà hàng hay cửa hàng nào. 


Theo dữ liệu từ Market Report, Shopee Food hiện đang là cái tên dẫn đầu trong thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam khi chiếm đến 42% thị phần
Theo dữ liệu từ Market Report, Shopee Food hiện đang là cái tên dẫn đầu trong thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam khi chiếm đến 42% thị phần

Điều đáng nói, báo cáo này được công bố dựa trên kết quả khảo sát đối với hơn 60.000 người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn cũng như hàng hóa và khu vực Đông Nam Á cùng với dữ liệu từ Grab. 

Điều này cho thấy, những ứng dụng giao nhận đồ ăn đang ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người tiêu dùng Đông Nam Á nói chung và người tiêu dùng Việt Nam nói riêng. Đồng thời, thị trường giao nhận đồ ăn cũng ngày càng có sự cạnh tranh lớn hơn. 

Thị trường giao đồ ăn Việt như một miếng bánh hấp dẫn

Dữ liệu từ Statista cho thấy, doanh thu từ lĩnh vực giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2024 (dự kiến) đã và đang có xu hướng tăng dần, từ mức 102 triệu USD lên đến 557 triệu USD. Statista dự kiến rằng, doanh thu từ lĩnh vực giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam trong năm 2022 có thể đạt mức 446 triệu USD. 

Báo cáo từ Market Report cũng cho ra quan điểm tương tự. Cụ thể, thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam đang được đánh giá là thị trường ghi nhận sức tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm qua, thậm chí chưa từng có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong giai đoạn 2016-2020, quy mô của ngành giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng hàng năm lên đến khoảng 96,8% và được hỗ trợ bởi xu hướng trong đại dịch Covid-19. Đến giai đoạn 2021-2025, dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần xuống chỉ còn khoảng 35,8%/năm.

Tuy nhiên, nếu so sánh với những lĩnh vực khác, con số trên vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Đến năm 2025, dự báo quy mô thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam sẽ đạt mức 2,7 tỷ USD. 


Đến năm 2025, dự báo quy mô thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam sẽ đạt mức 2,7 tỷ USD. Ảnh minh họa
Đến năm 2025, dự báo quy mô thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam sẽ đạt mức 2,7 tỷ USD. Ảnh minh họa

Ngoài ra, báo cáo Xu hướng Đặt hàng Ăn uống tại Việt Nam năm 2022 của Q&Me cũng cho thấy, tỷ lệ người dùng các ứng dụng hoặc dịch vụ giao nhận đồ ăn trực tuyến trong số những người sử dụng internet trong giai đoạn 2020 – 2021 đã tăng từ 62% lên mức 83%. Đáng chú ý, có đến 85% số lượng người sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến để đặt đồ ít nhất một lần/tuần trong năm 2021, tăng đáng kể so với con số 80% của năm 2020. 

Những con số trên cho thấy, thị trường giao nhận đồ ăn tại Việt Nam đang là miếng bánh vô cùng hấp dẫn, còn nhiều dư địa để kiếm tiền và bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn tham gia vào “sân chơi” này. 

Hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường

Theo dữ liệu từ Market Report, Shopee Food hiện đang là cái tên dẫn đầu trong thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam khi chiếm đến 42% thị phần. Tiếp theo là Grab Food chiếm 40% thị phần, hai cái tên còn lại là Gojek và Baemin mỗi bên chiếm 9%. Điều đáng nói, tất cả những ứng dụng này đều thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

Nếu xét về doanh thu, GrabFood đang là cái tên dẫn đầu khi ghi nhận 3.759 tỷ đồng vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân ở mức 11,1%. Ngay phía sau là Now với doanh thu năm 2020 rơi vào khoảng 863 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân lên đến 66,3%. Dù sở hữu doanh thu thấp hơn, thế nhưng Beamin (doanh thu 441 tỷ đồng) và Go Food/Gojek (doanh thu 247 tỷ đồng) lại ghi nhận tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn Grab và Now, lần lượt ở mức 484% và 187%.

Đến năm 2021, ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến được khách hàng sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam lần lượt là GrabFood, Shopee Food, Baemin, Go Food/Gojek và Loship với tỷ lệ người sử dụng lần lượt được ghi nhận là 72%, 66%, 54%, 39% và 21%, theo Q&Me. Trong đó, GrabFood, thuộc hệ sinh thái của siêu ứng dụng Grab có trụ sở tại Singapore và đã gia nhập thị trường Việt Nam từ tháng 6/2018.


Nếu xét về doanh thu, GrabFood đang là cái tên dẫn đầu khi ghi nhận 3.759 tỷ đồng vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân ở mức 11,1%
Nếu xét về doanh thu, GrabFood đang là cái tên dẫn đầu khi ghi nhận 3.759 tỷ đồng vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân ở mức 11,1%

Now trước đây có tên là NowFood, được biết đến là một nhánh của Foody và bắt đầu kinh doanh kể từ năm 2015. Năm 2012, Foody chính thức ra đời bởi CEO Đặng Hoàng Minh dưới dạng trang cung cấp thông tin cũng như đánh giá các hàng quán tại Việt Nam. Sau một thời gian, Foody mới dần mở rộng sang dịch vụ đặt bàn và giao đồ ăn. Năm 2017, Sea Group - công ty mẹ của sàn thương mại điện tử Shopee (trụ sở tại Singapore) đã chi ra 64 triệu USD để nắm giữ 82% cổ phần Foody, hoàn toàn nắm quyền kiểm soát ứng dụng này.

Theo Q&Me, trong số 5 ứng dụng giao nhận đồ ăn phổ biến nhất tại Việt Nam thì chỉ có duy nhất Loship vẫn đang là một ứng dụng thuần Việt. Loship được ra mắt từ tháng 11/2017 và thuộc hệ sinh thái của Lozi. Đây là một công ty công nghệ Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ đăng bán. Tuy nhiên, số lượng người dùng của Loship còn quá ít ỏi khi so sánh với những ứng dụng ngoại trong cùng một thị trường. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước