Góc nhìn chuyên gia: Nếu đưa ra một quy đổi vượt quá giá thị trường thì sẽ khó chấp nhận, khó thanh khoản
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia nhận định: Cơ hội tốt để mua cổ phiếu với giá thấp, nhưng cần chọn lọc vì "định giá rẻ vẫn có thể rẻ hơn"Chuyên gia nói gì về hiện tượng nhà đầu tư mạnh tay giảm giá BĐS nhưng vẫn chật vật tìm khách mua?Chuyên gia nhận định: Chênh lệch tỷ giá cho ngay cả nguyên phụ liệu đầu vào, doanh nghiệp không cẩn thận chưa làm đã lỗTừ đầu năm đến nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã liên tục bất ổn
Hiện nay, áp lực đáo hạn trái phiếu cũng tiếp tục đè nặng lên các doanh nghiệp. Và theo số liệu của Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cho thấy, đến năm 2023 - 2024 ước tính có khoảng 790.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn. Chủ tịch HoREA - ông Lê Hoàng Châu cho biết: “Đây là điểm khác biệt "cần xử lý thỏa đáng".
Thông tin về trái phiếu doanh nghiệp, vào ngày 14/11, Bộ Tài chính cũng đã cho biết đối với doanh phát hành phải có trách nhiệm tự cân đối dòng tiền để có thể đảm bảo các nghĩa vụ đã cam kết với nhà đầu tư khi tiến hành phát hành trái phiếu.
Văn bản của Bộ Tài chính cho biết: “Trong trường hợp có khó khăn về tình hình tài chính thì phải chủ động xây dựng phương án trả nợ cụ thể và làm việc thống nhất với các nhà đầu tư để có thể đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, đảm bảo được uy tín của doanh nghiệp ví dụ như cơ cấu lại nợ và đàm phán hoán đổi trái phiếu, xử lý tài sản đảm bảo, thỏa thuận thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác của doanh nghiệp, trong trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ xử lý theo quyết định của tòa án”.
Chuyên gia nhận định: Sự sụt giảm niềm tin sẽ gây rất nhiều rủi ro cho cả doanh nghiệp, thị trường và nền kinh tế
Có thể thấy, thanh khoản chậm, hàng tồn kho nhiều đã đẩy thị trường vào giai đoạn ngủ đông. Cũng có ý kiến cho rằng, một số phân khúc và khu vực đang rơi vào tình trạng “đóng băng”."Nút thắt" thanh khoản chưa thể sớm gỡ bỏ, chuyên gia bật mí 3 nhóm ngành dược đánh giá cao trong thời gian tới
Dựa trên những kinh nghiệm tư vấn cũng như nghiên cứu chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam, chuyên gia bật mí 3 nhóm ngành mà nhà đầu tư cần chú trong thời gian tới.Và cũng theo Bộ Tài chính, đối với các nhà đầu tư thì khi doanh nghiệp phát hành có khó khăn về thanh toán, nhà đầu tư có thể chủ động làm việc với doanh nghiệp phát hành. Văn bản của Bộ Tài chính nêu rõ: “Các nhà đầu tư cần cẩn trọng để phân tích và phân loại các trái phiếu đang sở hữu để có quyết định phù hợp, không nghe tin đồn thất thiệt”.
Trên thực tế cho thấy, từ đầu năm đến nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã liên tục bất ổn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong 3 quý đầu năm 2022 giảm mạnh, cùng với đó là số lượng trái phiếu được doanh nghiệp mua vào trước hạn tăng mạnh.
Theo thống kê từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) cho thấy, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành có xu hướng giảm dần như quý 1 đạt mức 134.800 tỷ đồng còn quý 2 đạt 122.400 tỷ đồng, bước sang đến quý 3 còn 65.900 tỉ đồng và tháng 10 ghi nhận là 5.800 tỷ đồng. Trong khi đó thì lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2022 cho thấy tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại ghi nhận là 142.209 tỷ đồng và chiếm khoảng 11,8% dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp vào cuối năm 2021. Và trong 2 tháng cuối năm còn 58.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ đến hạn thanh toán. Trong đó có đến 35.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ của nhóm ngành bất động sản phải tiến hành đáo hạn.
Đến thời điểm hiện tại, có nhiều lô trái phiếu lớn của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản lớn cũng đã đến thời điểm đáo hạn. Mặc dù vậy thì do thị trường bất động sản gặp khó khăn cùng với chính sách siết tín dụng nên có nhiều doanh nghiệp bất động sản đã rơi vào tình trạng chậm thanh khoản và không thể xoay xở trả được cho các nhà đầu tư.
Cũng theo đó, một số doanh nghiệp bất động sản lớn ở trên thị trường đã sử dụng phương án chuyển nợ thành sản phẩm bất động sản cùng nhiều cam kết kèm theo các ưu đãi cho trái chủ. Còn trong trường hợp khách hàng không muốn chuyển nợ thành sản phẩm bất động sản cùng nhiều cam kết kèm theo các ưu đãi cho trái chủ. Trong trường hợp khách hàng không muốn chuyển nợ thành sản phẩm bất động sản thì có thể tiếp tục gia hạn trái phiếu từ 1 - 2 năm với mức cam kết lợi nhuận lên đến tối thiểu bằng hay là lớn hơn gói trái phiếu vừa đến hạn. Đây cũng được xem là khoảng thời gian vô cùng hợp lý để cho các doanh nghiệp có thẻ thương lượng, làm việc với các bên liên quan để cân đối dòng tiền và có thanh khoản ổn định.
Chuyên gia nhận định: Nếu như nhà đầu tư có tiền mà chưa có việc gì cấp bách thì có thể đầu tư khi thấy hợp lý
Một doanh nghiệp bất động sản lớn ở trên thị trường cho hay: “Trong 10 tháng đầu năm, chúng tôi đã mua trước hạn hàng chục nghìn tỷ trái phiếu. Mặc dù vậy thì thời điểm cuối năm do những ảnh hưởng từ chiến tranh Nga - Ukraine cùng với bất ổn của nền kinh tế trên thế giới, thị trường bất động sản đóng băng đã khiến cho việc trả toàn bộ tiền trái phiếu đến hạn cho các nhà đầu tư bị chậm”.
Vị này cho biết thêm: “Chúng tôi mong các nhà đầu tư cảm thông cũng như hết sức tin tưởng vào doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này. Phương án hoán chuyển nợ thành sản phẩm cho nhà đầu tư với những cam kết chặt chẽ chính là những nỗ lực tốt nhất hiện tại. Đây cũng chính là cơ hội nhà đầu tư mua rẻ tài sản”.
Bàn về giải pháp để có được nguồn vốn cho doanh nghiệp bất động sản khi trái phiếu đáo hạn, nhà sáng lập Công ty Tư vấn quản lý tài sản FIDT - ông Huỳnh Minh Tuấn từng chia sẻ rằng kinh nghiệm từ các nước cho thấy, để có thể có nguồn tiền trả nợ trái phiếu đến hạn thì các doanh nghiệp sẽ phải bán các tài sản có tính thanh khoản để thu tiền về ví dự như tài sản đầu tư và tiền gửi tiết kiệm. Ông Huỳnh Minh Tuấn nói rằng: “Một cách giải quyết khác đối với lượng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn đang được một số nước trên thế giới áp dụng là chuyển nợ thành sản phẩm, nghĩa là các trái chủ sẽ được mua sản phẩm như bất động sản của doanh nghiệp với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giá thành hợp lý hơn so với giá thị trường”.
Đưa ra đánh giá về vấn đề chuyển nợ thành sản phẩm của các doanh nghiệp bất động sản lớn hiện nay, Luật sư Trương Thanh Đức cho hay, hình thức đơn vị phát hành cho phép trái chủ hoán đổi trái phiếu sang nhà, đất ở các dự án mà họ đang phát triển hay áp dụng các chính sách tương đương là được phép, hợp pháp, hợp lệ cũng như không vi phạm pháp luật. Song song với đó, luật sư cũng đánh giá rằng đây là bài toán đánh đổi rất hợp lý và thể hiện công ty phát hành có năng lực, có trách nhiệm cũng như có tài sản.
Vị chuyên gia luật cũng lý giải rằng, nếu như nhà đầu tư có tiền mà chưa có việc gì cấp bách thì có thể đầu tư khi thấy hợp lý, giá cả tiềm năng thì chuyển sang đầu tư và đảm bảo tính an toàn chắc chắc hơn bởi vì chúng ta mua tài sản chứ không phải cam kết là giấy tờ nữa. Mặc dù vậy thì việc này sẽ phụ thuộc vào quan điểm, tính lâu dài cũng như tùy sản phẩm.
Bên cạnh đó, Luật sư Trương Thanh Đức cũng nhấn mạnh rằng, nếu như đưa ra một quy đổi vượt quá giá thị trường thì sẽ khó chấp nhận và khó thanh khoản. Còn nếu như quy đổi bình thường thì hình thức trái chủ hoán đổi trái phiếu sang nhà đất cũng được đánh giá là phương án nên xem xét và nhiều tiềm năng để lựa chọn.