meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giới tỷ phú Nga quay cuồng tìm cách tránh bị tịch thu tài sản

Thứ sáu, 18/03/2022-14:03
Sau khi bị chú ý sau cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine, nhiều người trong nhóm giàu nhất nước Nga hiện đang có động thái tái cấu trúc các tài sản chủ chốt của họ

Các tỷ phú tại Nga hiện đang gấp rút chuyển quyền sở hữu cổ phiếu và rút khỏi các vị trí trong hội đồng quản trị, từ bỏ quyền kiểm soát doanh nghiệp từ đó tránh lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây.

Vào đêm 4/3, cảnh sát tại cảng Imperia, khu vực Ligurua, Italy đã bao vây siêu duy thuyền dài tới hơn 65m của tỷ phú giàu thứ tư tại Nga - Alexey Mordashov. Hiện ông Mordashov đã bị Liên minh châu Âu (EU) liệt vào danh sách trừng phạt vào hôm 28/2 vừa qua, chỉ vài ngày sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Tài sản của ông tại châu Âu bao gồm chiếc du thuyền 65m trên có thể đang trong tình trạng bị phong toả bởi các nhà chức trách các nước châu Âu.


Tài sản của ông tại châu Âu bao gồm chiếc du thuyền 65m trên có thể đang trong tình trạng bị phong toả bởi các nhà chức trách các nước châu Âu.
Tài sản của ông tại châu Âu bao gồm chiếc du thuyền 65m trên có thể đang trong tình trạng bị phong toả bởi các nhà chức trách các nước châu Âu.

Ngay sau khi bị đưa vào danh sách bị trừng phạt, vị tỷ phú này đã có động thái nhằm bảo vệ tài sản của mình. Ngay ngày hôm đó, ông đã chuyển quyền kiểm soát với toàn bộ số cổ phần có giá trị lên tới 1,1 tỷ USD của ông tại hãng khai khoáng Nordgold - có trụ sở tại London (Anh) cho vợ là bà Marina Mordashova.

Ông cũng đã có động thái chuyển nhượng số cổ phần trị giá tới 1,7 tỷ USD tại hãng du lịch TUI AG từ một công ty cổ phần tại Cyprus sang một công ty khác được đăng ký kinh doanh tại British Virgin Islands.

Khi giới chứ trách trên toàn thế giới vẫn đang gia tăng áp lực lên giới tỷ phú Nga, nhằm gây thêm áp lực cho Tổng thống Nga Vladimir Putin. Phía phương Tây hiện nhắm tới các duy thuyền, những bất động sản giá trị, câu lạc bộ thể thao cho thấy mọi nỗ lực trong những biện pháp của mình có hiệu quả.

Được biết siêu du thuyền thuộc sở hữu của những tỷ phú có mối liên hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin hiện đã được chuyển tới những nơi an toàn nhằm tránh bị tịch thu, theo CNBC vừa qua cho biết có ít nhất 4 siêu du thuyền của các tỷ phú Nga đã được chuyển tới Montenegro và Maldives kể từ khi lệnh trừng phạt được ban bố những ngày gần đây. Được biết hai quốc gia Montenegro và Maldives không có hiệp ước dẫn độ với Mỹ.


Tỷ phú giàu thứ tư tại Nga - Alexey Mordashov.
Tỷ phú giàu thứ tư tại Nga - Alexey Mordashov.

Theo Marine Traffic, Vagit Alekperov - Chủ tịch hãng năng lượng Lukoil của Nga đã di chuyển chiếc du thuyền của mình tới Montenegro và Barcelona, Tây Ban Nha. Siêu du thuyền của ông có tên gọi Galactica Super Nova, thuộc loại xa xỉ với nhiều tiện ích đắt đỏ, theo trang Forbes cho biết, hiện ông Alekperov đang sở hữu khối tài sản lên tới 25 tỷ USD.

Ngoài du thuyền của tỷ phú Alekpero, có tới ba du thuyền thuộc sở hữu của các tỷ phú Nga hiện đang chuẩn bị cập cảng tại Maldives, Ấn Độ Dương. Du thuyền của Oleg Deripaska - Chủ tịch Tập đoàn công nghiệp lớn nhất Nga cũng đã có mặt tại Maldives.

Andrew Lohsen - thành viên chương trình châu Âu, Nga và Á - Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết các tài sản như du thuyền, máy bay là những đối tượng bị tịch thu trong số các lệnh trừng phạt bổ sung của các nước phương Tây vào Nga. Nhưng một thách thức khác đặt ra đối với những quốc gia phương Tây đó là tìm ra được những khối tài sản khổng lồ này vì chúng đa phần đã được đăng ký thông qua các công ty vỏ bọc, khiến việc truy vết quyền sở hữu đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Theo một báo cáo gửi cơ quan chức năng tiết lộ rằng các tỷ phú Nga hiện đang chuyển quyền sở hữu cổ phiếu cũng như rút tên mình khỏi các vị trí quan trọng trong hội đồng quản trị, từ bỏ quyền kiểm soát các doanh nghiệp. Các tỷ phú đang trong tình trang tái cơ cấu tài sản ngay có thể, mọi thứ hiện đều đang nằm trong cuộc đua đi trước một bước so với các chính phủ Mỹ, Anh và Eu.


Ngoài du thuyền của tỷ phú Alekpero, có tới ba du thuyền thuộc sở hữu của các tỷ phú Nga hiện đang chuẩn bị cập cảng tại Maldives, Ấn Độ Dương.
Ngoài du thuyền của tỷ phú Alekpero, có tới ba du thuyền thuộc sở hữu của các tỷ phú Nga hiện đang chuẩn bị cập cảng tại Maldives, Ấn Độ Dương.

Tỷ phú Mikhail Fridman, cũng góp mặt trong danh sách trừng phạt của EU. Ông là người nằm trong danh sách trừng phạt của EU cùng Alexey Mordashov và cộng sự kinh doanh Petr Aven.

Một số báo cáo cho thấy Fridman đã có động thái nhượng lại quyền kiểm soát tại 3 công ty ở Anh - đất nước mà ông không bị trừng phát, hai ngày sau khi ông bị liệt vào danh sách trừng phạt của các nước phương Tây.

Hiện ông đã chuyển số cổ phần của mình tại 3 công ty này sang một nhân viên cũ ở LetterOne - công ty đầu tư do vị tỷ phú này đồng sáng lập.

Các tỷ phú khác như Vadim Moshkovich và Andrey Melnichenko hiện đang có động thái tườn tự khi ông Moshkovich đã giảm tỷ lệ sở hữu của mình tại Tập đoàn nông nghiệp Ros Argo Plc xuống dưới mức 50% trước khi các lệnh trừng phạt được áp dụng.

Tỷ phú Andrey Melnichenko đã rút tư cách thụ hưởng tổng số cổ phần trị giá tới 17 tỷ USD tại nhà sản xuất phân bón EuroChem và nhà cung cấp than Suek từ hôm 9/3 vừa qua, cũng chính là ngày mà ông cùng nhiều vị tỷ phú khác bị trừng phạt.

Những động thái trên đã không thể ngăn được giới chức trách Italy khỏi động thái tịch thu siêu du thuyền 580 triệu USD của Andrey Melnichenko tại Trieste, Italy. Theo hãng tin Bloomberg, một email gửi tới đây vào hôm 12/3 cho biết người đại diện của ông thấy rất vô lý khi Andrey Melnichenko bị đưa vào danh sách bị trừng phạt của các nước phương Tây, ông sẽ phản đối các lệnh trừng phạt vô lý này.


Các tài sản như du thuyền, máy bay là những đối tượng bị tịch thu trong số các lệnh trừng phạt bổ sung của các nước phương Tây vào Nga.
Các tài sản như du thuyền, máy bay là những đối tượng bị tịch thu trong số các lệnh trừng phạt bổ sung của các nước phương Tây vào Nga.

Một số biện pháp trừng phạt yêu cầu các nghành công nghiệp phải tuân thủ cũng như các công ty phải nhanh chóng tìm hiểu và nghiên cứu thêm những lớp sở hữu doanh nghiệp để đóng băng và báo cáo về những tài khoản có liên quan. Tại Mỹ, một số phát hiện mới đã được chia sẻ với Văn phòng Kiểm soát Tài sản nước ngoài (OFAC - The Office of Foreign Assets Control).

Theo Howard Mendelsohn - giám đốc phụ trách khách hàng tại Kharon, một công ty sử dụng công nghệ và chuyên gia để xây dựng nên mạng lưới quan hệ quanh những bên chịu sự trừng phạt. Các tổ chức tài chính có thể sẽ mất đi nhiều thời gian nhằm xác định các tài khoản có liên quan tới một số cá nhân bị trừng phạt không được biết đến rộng rãi.


Giới tỷ phú Nga quay cuồng tìm cách tránh bị tịch thu tài sản.
Giới tỷ phú Nga quay cuồng tìm cách tránh bị tịch thu tài sản.

Howard Mendelsohn cho biết những người bị trừng phạt có thể sẽ tận dụng được điều này để thuê luật sư thay đổi quyền sở hữu và một số các biện pháp khác nhằm tẩu tán tài sản. Ông nói rằng có thể mọi người vẫn đang nghĩ họ còn thời gian trước khi mọi có người phát hiện ra tất cả mọi công ty của họ, họ sẽ tung hoả mù, sẽ sang tên mọi tài sản giá trị cho vợ, con gái và các nhân viên. Ngay sau khi những tài liệu trên được công khai, họ đã không còn là chủ sở hữu của số cổ phần đó nữa.

Văn phòng Kiểm soát Tài sản nước ngoài (OFAC - The Office of Foreign Assets Control) quy định rằng tài sản và lợi ích kinh tế thuộc quyền sở hữu của cá nhân sẽ bị trừng phạt phong toả nếu như người đó nằm mọi quyền sở hữu trên mức 50%. Một số tỷ phú đã tận dụng quy định này triệt để, sau đó đã cố ý giảm tỷ lệ sở hữu của mình xuống dưới mức 50%.


Được biết siêu du thuyền thuộc sở hữu của những tỷ phú có mối liên hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin hiện đã được chuyển tới những nơi an toàn nhằm tránh bị tịch thu.
Được biết siêu du thuyền thuộc sở hữu của những tỷ phú có mối liên hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin hiện đã được chuyển tới những nơi an toàn nhằm tránh bị tịch thu.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên mà các tỷ phú Nga có động thái tẩu tán tài sản nhằm né tránh lệnh trừng phạt. Năm 2014, trong vụ sát nhập Crimea tại Ukraine của Nga, một vài ngày trước đó, ông vua dầu mỏ Gennady Timchenko đã có hành động bán tháo gần 50% số cổ phần của mình tại một nhà phân phối xăng dầu Thuỵ Điển.

Trường hợp của tỷ phú Oleg Deripaska đã bị Mỹ trừng phạt vào năm 2018. Ông muốn bảo vệ công ty nhôm En+ Group International PJSC của mình khỏi danh sách của Văn phòng Kiểm soát Tài sản nước ngoài bằng cách giảm tỷ lệ sở hữu của mình tại công ty này từ 70% xuống còn 45% qua hàng loạt các giao dịch đầy phức tạp. Từ việc bán đấu giá cổ phần cho một ngân hàng nhà nước cho tới chuyển nhượng số cổ phiếu và tiếp theo là quyên góp từ thiện.

Như tỷ phú Nga Dmitry Mazepin (53 tuổi) tuần này được biết đã bán số cổ phần của mình trong Uralchem - một trong những công ty sản xuất phân bón lớn nhất tại Nga, đồng thời từ chức CEO của công ty này.

Sau đó, Văn phòng Kiểm soát Tài sản nước ngoài (OFAC) đã gỡ bỏ lệnh trừng phạt lên công ty nhôm En+ Group International PJSC với lý do phần lớn số thành viên trong ban hội đồng quản trị đều là độc lập.

Hãng tin Reuters đã dẫn một số nguồn tin từ giới tài chính và luật sự tại Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cho biết, nhằm nè tránh các lệnh trừng phạt, giới tinh hoa Nga đang tìm cách chuyển tài sản của họ từ châu Âu sang Dubai.

Dubai ngoài được biết đến là một địa điểm du lịch toàn cầu mà còn là trung tâm thương mại của khu vực. Giới nhà giàu Nga càng có thêm lý do để chuyển tài sản từ châu Âu sang UAE nhằm né tránh lệnh trừng phạt, bởi quốc gia này mới đây đã từ chối lên án Nga trong việc phát động cuộc chiến tranh quân sự tại Ukraine trong cuộc họp của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.


Tỷ phú Roman Abramovich - chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Chelsea (Anh) vào hôm 2/3 vừa qua đã rao bán đội bóng này.
Tỷ phú Roman Abramovich - chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Chelsea (Anh) vào hôm 2/3 vừa qua đã rao bán đội bóng này.

Một số nguồn tin còn cho biết, công dân Nga hiện đang có động thái chuyển quỹ từ thuỵ Điển và Anh sang Dubai - ngay sau khi hai quốc gia này dùng biện pháp trừng phạt lên Nga, và đe doạ sẽ phong toả tài sản của giới tỷ phú nước này.

Một vài tỷ phú đã không may khi chưa kịp xử lý tài sản trước khi lệnh trừng phạt này ập tới như tỷ phú Roman Abramovich - chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Chelsea (Anh) vào hôm 2/3 vừa qua đã rao bán đội bóng này. Nhưng một tuần sau đó, Chính phủ Anh đã đưa tỷ phú này và 6 người Nga khác vào danh sách bị nhận lệnh trừng phạt sau đó đã khiến đội bóng này rơi vào tình thế khủng hoảng.

Theo thống kê của Bloomberg, giới tỷ phú Nga ước tính đã mất hơn 90 tỷ USD kể từ khi Moscow tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine vào hôm 24/2.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Khuôn viên là gì? Quy định của pháp luật về đất khuôn viên

15 giờ trước

Chủ đầu tư các dự án bất động sản được giảm bớt thủ tục

19 giờ trước

Bên cạnh nguồn cung giá rẻ, giải pháp nào có thể kéo giảm giá nhà?

19 giờ trước

Áp dụng bảng giá đất cũ để tính thuế: Một số nhóm đầu cơ có thể lợi dụng "kích" cầu mua bán

19 giờ trước

Dòng vốn ngoại hướng tới phân khúc nhà ở vừa túi tiền

19 giờ trước