Gần 3.000 cuộc tấn công mạng đã xảy ra tại Việt Nam từ đầu năm 2022
BÀI LIÊN QUAN
Starlink - Vệ tinh Internet đã được ông trùm công nghệ Elon Musk kích hoạt tại UkraineViệt Nam sẽ đi đầu về phát triển nền kinh tế internet khu vực Đông Nam ÁMeey Land chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA)Theo thông tin từ Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong 2 tháng đầu năm nay đã tiếp nhận và hướng dẫn xử lý tới 1.260 cuộc tấn công mạng, tạo ra sự cố nặng nề vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Trong đó, số sự cố tấn công cài mã độc được ghi nhận là nhiều nhất với 961 sự cố. Sau đó là sự cố tấn công lừa đảo qua mạng và tấn công thay đổi giao diện vào các cổng thông tin ở Việt Nam trong 2 tháng đầu năm là 181 và 118 sự cố.
So với tháng 1 năm nay, tổng số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam được biết đã giảm xuống mức 8.99%. Lý giải của chuyên gia Cục An toàn thông tin, cho biết rằng do tháng 2/2022 trùng vào thời gian nghỉ lễ Tết , Chính phủ và các bộ, nghành tại địa phương đều đã nâng cao cảnh giác, tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng và trật tự và an ninh xã hội.
Vì vậy, các đối tượng tấn công mạng cũng khó khăn hơn trong việc tấn công và phát tán những nguồn mã độc, gây lây nhiễm mã độc nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt và phá hoại những thông tin cá nhân của người dùng hoặc của tổ chức.
Nếu chỉ tính riêng hai tháng đầu năm nay, tổng số các cuộc tấn công mạng vào những cổng thông tin trực tuyến tại Việt Nam được thống kê lên tới 2.643 sự cố, 2.022 cuộc tấn công cài mã độc, 378 cuộc tấn công lừa đảo và tới 243 cuộc tấn công thay đổi giao diện.
Theo thống kế, nếu tính trung bình trong hai tháng đầu năm nay, mỗi ngày có tới 44,7 sự cố tấn công mạng nhắm vào các hệ thống thông tin Việt Nam, tăng cao gấp 1,6 lần so với năm ngoái. Trong năm ngoái, số sự cố tấn công mạng mà các hệ thống thông tin trong nước hiện phải đối mặt và hứng chịu mỗi ngày lên tới 26,6.
Theo IoT Analytics thống kế, số lượng thiết bị IoT vạn vật (Internet vạn vật) đuợc kết nối trên khắp thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng 9%, đạt tới 27 tỷ kết nối Internet vạn vật vào năm 2025 tới. Từ sự gia tăng ấn tượng của những thiết bị được kết nối, nhu cầu bảo mật cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Trên thực tế cho thấy, Gartner cho rằng trong ba năm trở lại đây, gần 20% các tổ chức đã nhận thấy rằng các cuộc tấn công mạng đã xuất hiện trên các thiết bị IoT trong mạng của họ.
CEO của Aprotech - Andrey Surovov cho biết - Các chuyên gia trên khắp toàn cầu đã và đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hiệu quả các dự án Internet vạn vật, bao gồm các nhà sản xuất thiết bị và các nhà sản xuất phần mềm tới từ các nhà cung cấp dịch vụ hoặc các doanh nghiệp triển khai và sử dụng các giải pháp.
Lên tới 2/3 các tổ chức trên toàn cầu (khoảng 64%) sử dụng các giải pháp Internet vạn vật (IoT), còn lại 43% không bảo vệ chúng hoàn toàn. Điều này có nghĩa là đối với một số dự án Internet vạn vật - mọi thứ được kết nối từ trạm sạc EV tới các thiết bị y tế thì các doanh nghiệp không sử dụng bất kì các công cụ bảo vệ nào.
Trong báo cáo gần đây của Kaspersky về "thúc tiến các giới hạn: Cách giải quyết các nhu cầu an ninh mạng và cụ thể là Internet vạn vật" cho biết 43% cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp hiện vẫn chưa có bất kỳ biện pháp bảo vệ cơ sở hạ tầng nào. Trong khi đó, những rào cản chính đối với việc triển khai các dự án Internet vạn vật của nhiều doanh nghiệp được xem là nguy cơ vi phạm an ninh mạng và xâm phạm dữ liệu thông tin.
Theo các chuyên gia an ninh mạng, lý do có thể là do sự đa dạng của các thiết bị và hệ thống Internet vạn vật, không phải lúc nào cũng tương thích với các giải pháp bảo mật an ninh mạng hiện nay. Gần một nửa doanh nghiệp hiện nay, lo sợ rằng các sản phẩm an ninh mạng có thể ảnh hưởng tới hiệu suất của Internet vạn vật hoặc họ sẽ rất khó khăn trong việc tìm ra giải pháp phù hợp.