meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Việt Nam sẽ đi đầu về phát triển nền kinh tế internet khu vực Đông Nam Á

Thứ hai, 28/02/2022-18:02
Theo báo cáo E-Conomy SEA 2021 của Google, Việt Nam đang phát triển kinh tế Internet rất tốt so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Được kỳ vọng trở thành một trong những nền kinh tế Internet nhanh nhất trong 10 năm tiếp theo.

E-Conomy SEA 2021 là một chương trình nghiên cứu kéo dài nhiều năm do Google và Temasek phát động vào năm 2016; Năm 2019, Bain & Company đã tham gia chương trình với tư cách là đối tác nghiên cứu chính. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, thúc đẩy phân tích, xu hướng, phỏng vấn các chuyên gia và tổng hợp dữ liệu. Nhằm làm sáng tỏ và phân tích nền kinh tế internet khu vực Đông Nam Á. 

Trong báo cáo của E-Conomy, những thông tin, số liệu cho thấy Việt Nam sẽ là quốc gia có tiềm năng phát triển nền kinh tế internet một cách nhanh nhất ở Đông Nam Á trong thời gian tới. Các chuyên gia đã phân tích rõ, kể từ đại dịch bắt đầu đến nửa đầu năm 2021, đã có 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới tại Việt Nam. Trong đó 55% đến từ các thành phố, địa phương phát triển. Mức độ chấp nhận khá cao khi việc sử dụng kỹ thuật số đã trở thành một cách sống mới trong bối cảnh hiện đại hóa. 


Dự kiến vào năm 2025, toàn bộ nền kinh tế Internet Việt Nam sẽ đạt giá trị 57 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) đạt 29%
Dự kiến vào năm 2025, toàn bộ nền kinh tế Internet Việt Nam sẽ đạt giá trị 57 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) đạt 29%

Một cuộc khảo sát chi tiết cho thấy, 97% người dùng mới đang sử dụng các nền tảng kỹ thuật số hiện tại, 99% đồng ý tiếp tục sử dụng lâu dài ít nhất là 5 năm tiếp theo. Không chỉ vậy, 30% các thương gia kỹ thuật số cho biết, nhờ việc sử dụng kỹ thuật số trong bối cảnh sống mới đã giúp họ vượt qua giai đoạn đại dịch Covid - 19.

Tổng quan lại, hầu hết các lĩnh vực trực tuyến đều có sự phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng ổn định qua từng năm. Cụ thể, năm 2021, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam ước đạt 21 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2020. Dự kiến đến năm 2025, toàn bộ nền kinh tế Internet sẽ đạt mức 57 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 29%.

Được biết, trong giai đoạn 2020 - 2021, ngành du lịch trực tuyến đã giảm 45% tổng giá trị hàng hóa (GMV). Tuy nhiên, dự kiến vào năm 2025, lĩnh vực này sẽ lại tăng ở mức 44%. Trong khi đó, các ngành thương mại điện tử, vận tải, thực phẩm, phương tiện truyền thông trực tuyến đều ghi nhận mức tăng trưởng GMV trong cùng giai đoạn. Những ngành này được kỳ vọng với mywcs tăng trưởng cao vào năm 2025. Theo báo cáo E-Conomy SEA 2021 của Google, Temasek và Bain E-Conomy, dự báo Việt Nam sẽ đạt mức 220 tỷ USD tổng giá trị giao dịch kỹ thuật số vào năm 2030, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia).

Có thể thấy, dịch bệnh căng thẳng đã khiến mức sử dụng của người dân tăng mạnh, mở đường cho dịch vụ kỹ thuật số ngày càng phát triển trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Trong 2 năm qua, nhu cầu mua hàng trực tuyến tăng cao, đặc biệt trong những giai đoạn cách ly xã hội. Từ đó, nhiều thương gia chấp nhận sử dụng các công cụ kỹ thuật số. Tại Việt Nam, 30% nhà bán hàng tin rằng nhờ các nền tảng thương mại dịch vụ đã giúp họ vượt qua đại dịch. Với ưu tiên về lợi nhuận, 99% nhà bán hàng chấp nhận áp dụng các phương thức thanh toán trực tuyến; 72% sử dụng các giải pháp cho vay thông qua kỹ thuật số. Nhiều doanh nghiệp nắm bắt tốt tình hình, kịp thời đưa vào sử dụng các công cụ kỹ thuật số để tương tác với khách hàng. 

Từ tháng 1 đến tháng 9/2021, Việt Nam đứng thứ ba khi thu hút 388 triệu USD tài trợ trong ngành công nghiệp công nghệ tài chính. Trong đó, người dùng gia tăng việc sử dụng các loại ví điện tử, thanh toán qua điện thoại thông minh và mã QR, nhu cầu mua hàng nhanh chóng tăng cao (như mua ngay trả sau) đã giúp cho việc thâm nhập fintech và ví điện tử đạt 56% trong năm 2021, tăng hơn 16% kể từ năm 2017.

Từ tháng 1 đến tháng 8/2021, ghi nhận tổng số giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 3,32% về số lượng; tăng 41,37% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Điều này là động lực thúc đẩy sự phát triển của các công ty phát triển ví điện tử như Momo, VNPay, Shopeepay, Zalopay. Nhà cung cấp giải pháp thanh toán di động cho các đơn vị tài chính, doanh nghiệp gần đây đã nhận vốn tài trợ lên tới 250 triệu USD; Ví điện tử lớn nhất tại Việt Nam - Momo cũng nhận tài trợ 100 triệu USD.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Trước mắt, ngành fintech này đang có sự phát triển vượt bậc trong một vài năm gần đây. Tuy nhiên vẫn đặt ra những khó khăn nhất định. Tại Việt Nam, phương thức thanh toán phổ biến và được ưa chuộng vẫn là tiền mặt, đặc biệt tại khu vực nông thôn còn hạn chế về việc tiếp cận công nghệ. Cùng với đó, các vấn đề về bảo mật, gian lận hay mạo danh đang là mối lo ngại lớn cho người dùng. Trong khi đó, chính phủ nghiệp vẫn chưa có chính sách cụ thể hay một môi trường pháp lý để các doanh nghiệp fintech có thể hoạt động an toàn.

Các chuyên gia nhận định, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và đang thu hút nguồn vốn toàn cầu liên tục đổ vào.Trong nửa đầu năm 2021 ghi nhận mức tăng trưởng của các khoản đầu tư và giao dịch lên mức kỷ lục 1,37 tỷ USD. Vượt qua các khoản đầu tư trong những năm trở lại đây. Các công ty khởi nghiệp kỹ thuật số trong lĩnh vực thương mại điện tử, fintech và edtech đang được thúc đẩy phát triển rất tốt.

Đặc biệt tại ngành Edtech (công nghệ giáo dục), khi toàn quốc áp dụng việc học trực tuyến đã thúc đẩy ngành công nghiệp Edtech của Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Với nhiều công ty khởi nghiệp khác nhau đã thu hút sự quan tâm của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước.

Đặt mục tiêu đến năm 2030, 90% trường đại học sẽ áp dụng các phương thức giáo dục và tài liệu học tập kỹ thuật số. 80% các trường trung học, cơ sở giáo dục hay cơ sở dạy nghề sẽ thực hiện quản lý, dạy và học trong môi trường kỹ thuật số. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam vẫn chưa có công ty Edtech lớn. Để phát huy tính cạnh tranh hiệu quả, các công ty khởi nghiệp Edtech cần tích hợp công nghệ đột phá với mục đích trọng tâm tăng trưởng bền vững để mở rộng quy mô kinh doanh.

Theo phân tích của Tiến sĩ Lucy Cameron, Cố vấn Nghiên cứu Cấp cao tại Data61 của CSIRO, Việt Nam đang trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất tại Đông Nam Á. Làn sóng tiếp theo của công nghệ kỹ thuật số - trí tuệ nhân tạo, Internet of Things, blockchain, các nền tảng và dịch vụ dựa trên đám mây sẽ khiến Việt Nam trở thành nền kinh tế có hiệu suất thuộc "Top" cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Từ đó, nâng cao mức sống của người dân Việt Nam. Song song với đó, Việt Nam cần thận trọng để nắm bắt cơ hội này một cách phù hợp.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước