“Tắc” hồ sơ đất đai: Ai sẽ chịu trách nhiệm?
BÀI LIÊN QUAN
Giao dịch trái phiếu doanh nghiệp: Lo ngại quy định "siết" điều kiện nhà đầu tư tham gia sẽ làm "tắc" thị trườngYêu cầu nhà đầu tư chứng minh năng lực tài chính, hạn chế thời gian giao dịch để “dẹp loạn” đấu giá đất“Sóng” dừng mua nhà được đẩy lên cao, chung cư Hà Nội đang giao dịch thế nào?Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP. HCM đã đưa ra vào cuối tháng 7/2024 nhưng đến nay vẫn chưa ban hành, điều này gây ra không ít khó khăn cho người dân trong việc giải quyết các hồ sơ nhà đất. Theo dự kiến trước đó, bảng giá đất sẽ được ban hành trong khoảng thời gian từ 9 - 15/9.
Người dân rơi cảnh khóc dở mếu dở
Hiện, UBND TP đã chỉ đạo Sở tổng hợp, tiếp thu và giải trình các ý kiến góp ý thu thập được tại các hội nghị vào hồ sơ trình thẩm định phê duyệt bảng giá đất. Dự kiến, trong tháng 9 Sở TN&MT sẽ hoàn tất nội dung trình bổ sung để Hội đồng thẩm định bảng giá đất thẩm định, sau đó trình UBND thành phố quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định sớm nhất có thể.
Xác định việc điều chỉnh bảng giá đất là cần thiết, nhưng việc này lại khiến cho một lượng giao dịch bất động sản “khổng lồ” trên địa bàn TP. HCM bị ách tắc. Điều này khiến người dân và cả doanh nghiệp sốt ruột mong sớm được gỡ vướng khi rơi vào tình trạng “khóc dở, mếu dở”.
Anh Nguyễn Nam Giang (31 tuổi, TP Thủ Đức) chia sẻ, đang bán một căn hộ để mua một căn khác và đặt cọc 100 triệu đồng từ tháng 8/2024. Tuy nhiên, việc hoàn tất thủ tục mua bán gặp trở ngại vì hồ sơ bị kẹt ở cơ quan thuế, khiến anh đứng trước nguy cơ mất khoản tiền cọc nếu không kịp hoàn tất thủ tục trước hạn vào cuối tháng 9.
Tương tự, ông Vũ Minh Tuấn (quận 12) cũng rơi vào tình cảnh khó xử khi vừa bán nhà mà người mua vay ngân hàng gần 5 tỉ đồng. Tuy nhiên, chuyển nhượng chưa hoàn thành do “tắc” ở khâu tính thuế, người mua yêu cầu ông phải trả lãi ngân hàng thay họ, nếu không sẽ hủy hợp đồng.
Còn ông Nguyễn Văn Lâm (quận 9) thì cho biết đã bán nhà và hỗ trợ người mua vay ngân hàng, nhưng do chưa hoàn tất khâu thuế, tiền bán nhà bị phong tỏa trong tài khoản để chờ sang tên sổ hồng. Tuy nhiên, ngay sau khi bán nhà ông Lâm đã đặt cọc mua căn hộ khác mà người bán chỉ giữ cọc trong 30 ngày, nếu đến ngày 27/9 chưa xong các thủ tục sẽ mất cọc. Hiện gia đình ông đang phải đi ở trọ, mất thêm tiền trọ hàng tháng.
Doanh nghiệp “đứng ngồi không yên”
Không chỉ người dân mà doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn khi không được tính nghĩa vụ tài chính. Đơn cử như trường hợp ông Trần Đức Thuận – giám đốc một sàn giao dịch bất động sản tại quận 7 cho biết, hiện doanh nghiệp này có gần 20 hồ sơ mua bán nhà đất đang bị tắc nghẽn ở khâu đóng thuế.
Cũng theo ông Thuận, ban đầu phía đơn vị thuế nói rằng chỉ 1-2 tuần là sẽ có bảng giá đất mới làm cơ sở để tính thuế chuyển nhượng, nhưng đến đã hơn 1,5 tháng mà vẫn chưa có tiến triển gì. Vậy, ai sẽ chịu trách nhiệm về những thiệt hại này?
Tương tự, bà Trần Thị An – Phó giám đốc Công ty CP Đầu tư bất động sản An Gia cho biết, hoạt động kinh doanh của công ty tại TP.HCM gần như “bất động” trong hơn 1 tháng nay. Hiện, doanh nghiệp đang phân phối đất nền và căn hộ cho một số dự án ở TP Thủ Đức (khu vực quận 9 cũ).
Bà An cho biết, việc tìm khách hàng trong thời điểm này đã khó nhưng việc làm thủ tục để hoàn tất giao dịch còn khó hơn. Tất cả các hồ sơ nộp lên cơ quan thuế đều tắc không đóng thuế được, cũng không thể thực hiện thủ tục sang tên cho khách hàng.
Trường hợp của An Gia hay sàn giao dịch tại quận 7 nói trên chỉ là ví dụ điển hình cho tình trạng chung đang xảy ra tại TP.HCM. Trước đó, để có cơ sở tính nghĩa vụ tài chính về đất đai cho các hồ sơ phát sinh từ ngày 1/8, Cục Thuế TP. HCM đã kiến nghị sớm ban hành quyết định điều chỉnh bảng giá đất, đồng thời áp dụng phương pháp tính thuế tạm thời.
Các thành viên của thị trường bất động sản đều cho rằng, để xử lý các tồn đọng, việc áp dụng bảng giá đất theo nguyên tắc thị trường như quy định tại Luật Đất đai 2024 là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi điều chỉnh bảng giá đất theo giá thị trường, các hộ gia đình, cá nhân được công nhận và chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ bị ảnh hưởng.
Do đó, cần xem xét kỹ lưỡng việc xây dựng và áp dụng bảng giá đất mới để cân bằng lợi ích của tất cả các bên, đặc biệt phải ưu tiên đảm bảo quyền lợi cho người dân. Bên cạnh đó, các phương pháp được áp dụng để xác định giá đất còn chưa đồng bộ, đơn giản, một số khu vực có giá trị cao.