Giá xăng dầu, giá gas đẩy CPI bình quân tăng 4,6%
BÀI LIÊN QUAN
Dự báo năm 2023 lạm phát tăng, thị trường bất động sản ảnh hưởng thế nào?Lạm phát được “kìm cương” 7 năm liên tiếpChuyên gia dự báo lạm phát 2023 vẫn ở mức caoTheo Báo Đầu tư, Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới cùng với giá nhà ở thuê tiếp tục tăng do nhu cầu lớn sau dịp Tết Nguyên đán là một trong những nguyên nhân chính khiến CPI có tăng.
Mức tăng CPI trong tháng 2/2023 là mức tăng khá cao trong vòng 5 năm trở lại đây. Bởi so với tháng 12/2022, CPI tăng 0,97% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,31%. Bình quân hai tháng đầu năm 2023, CPI tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2022. Từ năm 2019 trở lại đây, CPI bình quân hai tháng đầu năm tăng lần lượt là 2,6%; 5,91%; -0,14%; 1,68% và 4,6%.
Những con số này cho thấy, áp lực lạm phát tăng cao đang chực chờ. Điều này cũng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhắc tới trong các báo cáo gửi lên Chính phủ trong thời gian gần đây về áp lực trong điều hành giá cả thị trường, lạm phát tăng cao.
Lạm phát khiến doanh nghiệp bán lẻ "hụt hơi", hầu bao bị thắt chặt
Có thể thấy, trong bối cảnh lạm phát leo thang, xu hướng thắt chặt chi tiêu không chỉ diễn ra đối với các mặt hàng điện tử, điện thoại, laptop mà nó còn có tác động đến các mặt hàng thực phẩm thiết yếu.Thị trường bất động sản 2023 sẽ thế nào trước thách thức lạm phát và lãi suất tăng?
Diễn biến giá cả thị trường tháng 2/2023 cho thấy, có 5 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá. Nhóm tăng giá cao nhất là nhóm hàng giao thông, tăng 2,11%, chủ yếu do giá xăng dầu tăng. Tiếp đó, là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, tăng 1,81% do giá gas tăng 14,56%; giá điện sinh hoạt tăng 1,12%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,99%; giá thuê nhà tăng 0,28%. Ở chiều ngược lại, giá dầu hỏa giảm 1%; giá nước sinh hoạt giảm 2,06%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,12%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế - tăng 0,02%.
Về lạm phát cơ bản tháng 2/2023 đã tăng 0,25% so với tháng trước và tăng 4,96% so với cùng kỳ năm trước. Tính bình quân, lạm phát cơ bản tăng 5,08%, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,6%). Nguyên nhân do lạm phát cơ bản từ 7 - 12/2022 có mức tăng so với tháng trước cao hơn CPI chung, do giá xăng dầu đang là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng CPI trong những tháng này nhưng lại thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, lạm phát cơ bản tháng 2/2023 ở mức nền cao hơn CPI chung nên cũng có mức tăng so với cùng kỳ năm trước cao hơn.
Trong tháng 2/2023, chỉ số giá vàng cũng tăng 0,92% so với tháng trước đó và tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước. Tính bình quân hai tháng đầu năm 2023, chỉ số giá vàng trong nước tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá USD tháng 2/2023 cũng tăng 0,2% so với tháng trước do nguồn cung bảo đảm; tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân hai tháng đầu năm 2023, chỉ số giá USD trong nước tăng 3,42% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 2/2023, có tới 6 nhóm hàng giảm giá. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,17% (làm CPI chung giảm 0,05 điểm%), trong đó: Lương thực tăng 0,26%; thực phẩm giảm 0,49%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,45%. Nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,12% do giá rượu bia giảm 0,22% so với tháng trước; thuốc hút giảm 0,12%. Tuy nhiên, giá nước quả ép và nước tăng lực tăng lần lượt 0,47% và 0,34% do nhu cầu tiêu dùng cao khi người dân đi du xuân và lễ hội trong đầu năm.
Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,08%, do giá khăn mặt, khăn quàng, găng tay, bít tất giảm 0,12%; quần áo may sẵn giảm 0,13% khi nhu cầu tiêu dùng giảm sau Tết Nguyên đán. Ở chiều ngược lại, giá vải các loại tăng 0,07%; dịch vụ may mặc tăng 0,08% và dịch vụ giày dép tăng 0,22%.Giá của các nhóm hàng này giảm do nhu cầu tiêu dùng Tết tăng nên cũng đã đẩy giá lên cao trong tháng 1/2023, tuy nhiên đến tháng 2 tức là sau Tết Nguyên đán nhu cầu đã giảm xuống nhiều.
Nhóm giảm giá nhiều nhất trong tháng là nhóm giáo dục giảm 0,57%; nhóm bưu chính - viễn thông giảm 0,1%; nhóm văn hóa, du lịch và giải trí giảm 0,02%.