sapo-1675616276.jpg
 
sub-1-1675616275.jpg
 

Các chuyên gia cho rằng lạm phát của Việt Nam trong năm 2023 có thể vượt qua ngưỡng 4,5%. Lý do chính là vì độ trễ của gói phục hồi, phát triển kinh tế xã hội và lạm phát ở các nền kinh tế đối tác quan trọng có thể vẫn ở mức cao trong năm tới. 
Trao đổi với phóng viên, PGS-TS Ngô Trí Long cho rằng, Quốc hội đặt chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng khoảng 4,5%. Đây là quyết tâm cao của Quốc hội, tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu CPI của năm 2023 sẽ không dễ dàng. 
Lý do, theo ông Long, Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở cao, có độ liên thông nhiều với nền kinh tế thế giới nên những biến động bên ngoài đều có ảnh hưởng và tác động khá lớn đến nền kinh tế Việt Nam. 
Trong khi đó, năm 2023 bối cảnh khu vực và quốc tế sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp và rất khó lường; bất ổn địa chính trị và phân mảnh thương mại có thể dẫn đến làn sóng gián đoạn sản xuất mới với giá cả cao hơn, đối với hàng hóa được giao dịch trên toàn cầu và biến đổi khí hậu gây ra chi phí đáng kể.

a1-1675675323.jpg
 

Ngoài ra, kinh tế thế giới suy thoái nhẹ, thu hút FDI và huy động nguồn lực bên ngoài của Việt Nam khó khăn hơn và chậm lại; rủi ro tài chính, tiền tệ, thanh khoản bất động sản vẫn ở mức cao, tác động đến thị trường tài chính – tiền tệ, bất động sản trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
“Như vậy, năm 2023, dự báo tình hình kinh tế thế giới tiếp tục biến động rất phức tạp, thậm chí khó khăn hơn; lạm phát duy trì mức cao trên toàn cầu; chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài đi kèm suy giảm giá trị đồng tiền tại nhiều khu vực và quốc gia làm suy giảm sản xuất của nhiều ngành, lĩnh vực”, chuyên gia Ngô Trí Long nói.
Ngoài ra, theo ông Long, rủi ro nhập khẩu lạm phát vào Việt Nam năm 2023 cũng là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh giá nguyên liệu hàng hóa thế giới vẫn neo ở mức cao, các nền kinh tế đối tác thương mại lớn, quan trọng hàng đầu như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc… đều dự báo lạm phát vẫn ở mức đáng lo ngại.
Ông Long cũng cho rằng, lạm phát Việt Nam còn tăng do độ trễ vì nhập khẩu nhiều, lượng cung tiền lớn hơn theo thời vụ cuối năm 2022; năm 2023 lương cơ bản tăng, thời điểm phải chấp nhận tăng giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý (giá điện, y tế, giáo dục); áp lực lãi suất, tỷ giá tăng vẫn còn lớn và đang là thách thức với điều hành kinh tế vĩ mô.

a2-1675675323.jpg
 

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh - Học viện Tài chính cho rằng, năm 2023 tác động của lạm phát của Việt Nam sẽ bộc lộ rõ hơn do tác động vòng 2, vòng 3 bởi độ trễ của lượng tiền tệ được đưa vào thị trường trong các năm trước. Lạm phát các tháng cuối năm 2022 so với tháng 12/2021 và cùng kỳ năm 2021 tăng cao đến 4,55% và 4,52% đang cho thấy khả năng lạm phát tăng cao trong năm 2023.
Thêm nữa, theo ước tính, nếu Trung Quốc mở cửa hoàn toàn vào giữa năm 2023, giá năng lượng đứng trước nguy cơ tăng thêm 20% và theo đó, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ có thể tăng trở lại mức 5,7%. Trong kịch bản này, FED có thể duy trì mức lãi suất cao hơn với thời gian dài hơn so với kỳ vọng của thị trường.

box-1-1675675873.jpg
 
sub-2-1675616275.jpg
 

Các chuyên gia cho rằng năm 2023, ngành bất động sản nhìn chung sẽ gặp khó khăn khi Việt Nam phải thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lại khủng hoảng lạm phát toàn cầu thông qua tăng lãi suất và hạn chế tín dụng, trái với giai đoạn nới lỏng năm 2015.
Theo dự báo của Công ty Chứng khoán FPTS, lãi suất cho vay trung bình đã tăng 1,5 điểm phần trăm trong năm 2022 và dự kiến tăng khoảng 1-2 điểm phần trăm trong năm 2023. 
Môi trường lãi suất tăng đặc biệt tiêu cực với cả khách hàng lẫn doanh nghiệp bất động sản. Theo đó, đối với các khách hàng đã mua, tiền trả góp mua nhà hàng tháng có thể tăng khoảng 5,5% với mỗi điểm phần trăm lãi suất tăng. 
Báo cáo chiến lược của Chứng khoán Mirae Asset cũng nhận định mức lãi suất điều hành của Việt Nam mới chỉ ngang bằng so với trước đại dịch. Hơn nữa, FED vẫn đang có kế hoạch tăng lãi suất điều hành trong năm 2023 với mức đỉnh kỳ vọng 5,1%. Vì vậy, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong nước nhằm ổn định tỷ giá.

a3-1675675932.jpg
 

PGS-TS Ngô Trí Long nêu quan điểm, thị trường bất động sản vốn đã ảm đạm, việc lãi suất tăng sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng này, bởi lãi suất tăng kéo theo chi phí tăng theo. 
“Doanh nghiệp bất động sản vốn tự có rất ít, phần lớn là vốn đi vay. Do đó, lãi suất tăng cao thì chi phí vốn lớn, giá sản phẩm cũng phải tăng. Không chỉ làm chi phí tài chính tăng, lãi suất còn trực tiếp hạn chế nhu cầu bất động sản khi các khách hàng tiềm năng sẽ lùi quyết định mua nhà lại”, ông Long nói. Cũng theo chuyên gia này, các báo cáo thống kê cho thấy trong quý 3, 2 lý do chính khiến khách hàng chưa mua bất động sản là không vay được vốn (chiếm 23%) và lo ngại thị trường bất động sản tiêu cực (48%).

box-2-1675676224.jpg
 

Chia sẻ với phóng viên, TS. Lê Bá Chí Nhân, chuyên gia kinh tế cho rằng, lãi suất hiện nay đang quá cao và đó là một gánh nặng đối với doanh nghiệp.
Ông Nhân dẫn chứng, Singapore lãi suất năm chỉ khoảng 2%, các nước châu Âu, Mỹ lãi suất cũng khá thấp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn, còn ở Việt Nam hiện nay lãi suất tiền gửi cũng đã 8-9%, lãi suất cho vay rất cao. Điều này dẫn đến rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, phải có giải pháp hạ lãi suất cho người dân và những doanh nghiệp có uy tín, đóng thuế đầy đủ, có dự án tốt… vay vốn.
Không chỉ khó khăn từ lãi suất cao, các doanh nghiệp cũng gặp khó bởi việc thắt chặt tín dụng, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn giảm từ 34% xuống 30%, hạn chế tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống. Điều này tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp bất động sản hơn cả việc thắt chặt pháp lý từ năm 2019 tới nay vì việc này hạn chế nhu cầu mua sản phẩm mới.

sub-3-1675616275.jpg
 

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%, lạm phát tiêu dùng bình quân 4,5%, cùng các mục tiêu khác, các chuyên gia nhận định sẽ là thách thức rất lớn.
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, cần tiếp tục giữ vững ổn định giá trị VND, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế. 
“Tăng trưởng kinh tế sẽ là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho việc giữ ổn định nền kinh tế, giúp tránh được tâm lý hoài nghi của các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư, tránh tình trạng “lạm phát do tâm lý”, ông Thịnh nói.
PGS-TS Ngô Trí Long nhấn mạnh, cần dự báo sát tình hình thực tiễn trong và ngoài nước, chủ động đưa ra giải pháp phù hợp cho cả trước mắt và lâu dài. “Những con số phân tích và dự báo tránh chủ quan duy ý chí, thổi phồng thành tích để có được giải pháp hiệu quả”, TS. Ngô Trí Long nói.

a4-1675676443.jpg
 

Theo ông Long, Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý; phối hợp hài hòa các chính sách kinh tế vĩ mô, cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá, giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng, giữa hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và cân đối ngân sách trước mắt và lâu dài; tháo gỡ vướng mắc, nhất là về pháp lý và vốn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư... 
“Tất cả đó đều đòi hỏi thái độ dám chịu trách nhiệm trong điều hành”, ông Long nêu.
Ông Long cũng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ, thực hiện hài hoà chính sách tài khoá và tiền tệ. Sử dụng chính sách tiền tệ đúng liều lượng, hợp lý để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng.
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, cần từng bước giảm lãi suất, tạo thanh khoản cho nền kinh tế, phân bổ dòng vốn ngắn hạn, một phần nguồn vốn trung và dài hạn cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế... để tăng khả năng kiểm soát lạm phát năm 2023 dưới mức 4,5% như Quốc hội đề ra.
Ở một góc nhìn khác, TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh nhiều ngành sản xuất bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế thế giới, rất cần các chính sách kích hoạt sự phát triển của thị trường bất động sản. Điều này sẽ làm đòn bẩy thúc đẩy cho các ngành sản xuất đang bị đình trệ như vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, vận tải…thậm chí ngành hàng điện tử, tiêu dùng…phục vụ cho người dân mua sắm khi về nhà mới.

a5-1675676583.jpg
 

Theo VNDIRECT, câu hỏi trọng yếu của giới đầu tư trong năm 2023 là khi nào thì các Ngân hàng Trung ương sẽ ngưng thắt chặt các điều kiện tài chính? Câu trả lời phần lớn phụ thuộc vào khả năng ngân hàng trung ương các nước có thể đưa tỷ lệ lạm phát về mức chấp nhận được hay không. 
“Hiện có khá nhiều dự báo trái chiều về việc khi nào lãi suất sẽ đạt đỉnh, chúng tôi cho rằng Fed dừng lại sau khi đưa lãi suất lên mức 5% trong khoảng nửa đầu năm 2023 và có thể đợt cắt giảm nhẹ 25 điểm cơ bản sẽ rơi vào quý 1/2024. Theo các diễn biến trong quá khứ, xác suất đợt giảm lãi suất đầu tiên thường xảy ra cách lần tăng cuối cùng khoảng 7 tháng”, VNDIRECT nêu.

box-3-1675676780.jpg
 
tac-gia-1675616275.jpg
 
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

1 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

1 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

1 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

2 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

2 ngày trước