meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá gạo Việt Nam vẫn duy trì được mức cao bất chấp thị trường gạo thế giới hạ nhiệt, gạo Thái Lan liên tục “lao dốc”

Thứ bảy, 22/10/2022-20:10
Có thể thấy, trong khi thị trường gạo thế giới đang hạ nhiệt và gạo Thái Lan liên tục lao dốc thì giá gạo Việt Nam vẫn duy trì được mức cao và đang đứng đầu trên toàn thế giới.

Giá gạo Việt Nam cao hơn Thái khoảng 15 USD/tấn

Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) cho thấy, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang cao hơn khoảng 15 USD/tấn ở thời điểm hiện tại. Diễn biến của thị trường trong khoảng thời gian 1 tháng qua cũng cho thấy, trong khi gạo Thái Lan liên tục rớt giá thì gạo Việt Nam vẫn ổn định và đang ở mức cao nhất. Diễn biến này cũng đi ngược với thời điểm trước đó. Còn nhớ vào cuối tháng 9, giá gạo 5% tấm của Thái Lan ghi nhận ở mức 226 USD/tấn và cao nhất thế giới cũng như cao hơn gạo Việt Nam khoảng 20 USD/tấn. Vậy nhưng sau đó thì gạo Thái Lan đã liên tục giảm, cho đến hiện tại chỉ còn 413 USD/tấn. Các loại gạo đặc sản ví dụ như Hom Mali cùng gạo thơm Jasmine cũng giảm khoảng 20 - 25 USD/tấn. Trái lại, gạo 5% tấm Việt Nam từ mức 415 USD/tấn hồi cuối tháng 9 đã tăng lên mức 428 USD/tấn. Còn các loại gạo 5% tấm của Pakistan đứng thứ 3 với 393 USD/tấn.



Có thể thấy, trong khi thị trường gạo thế giới đang hạ nhiệt và gạo Thái Lan liên tục lao dốc thì giá gạo Việt Nam vẫn duy trì được mức cao và đang đứng đầu trên toàn thế giới
Có thể thấy, trong khi thị trường gạo thế giới đang hạ nhiệt và gạo Thái Lan liên tục lao dốc thì giá gạo Việt Nam vẫn duy trì được mức cao và đang đứng đầu trên toàn thế giới

Có thể thấy, thị trường gạo đã có nhiều thay đổi bởi vì trong hơn một tháng qua, từ khi Ấn Độ công bố chính sách mới với mặt hàng gạo thì thị trường thế giới cũng đã có nhiều biến động về giá. Chi tiết, từ ngày 15/9, Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với các loại gạo trắng ngoại trừ Basmati. Mặc dù vậy thì lệnh cấm cũng liên tục được nới lỏng bằng hình thức gia hạn thời điểm áp dụng đối với các hợp đồng đã ký. Thời gian mới nhất, Reuters cho biết Ấn Độ vừa cho phép xuất khẩu trên 397.000 tấn gạo tấm đã có hợp đồng trước ngày 8/9. Số lượng này là khá nhỏ so với lượng gạo bị mắc kẹt tại các cảng được thông báo hơn 1 triệu tấn trước đó. Các chuyên gia cho rằng, những động thái nới lỏng sau lệnh cấm của Ấn Độ đã phần nào giúp cho thị trường thế giới “bớt sốt” như thời điểm giữa tháng 9. 

Cũng theo đó, có nhiều thương nhân xuất khẩu gạo ở Nam Bộ cho biết, gạo trắng của Việt Nam và Thái Lan chất lượng tốt hơn và có thể được xem là một phân khúc nên mức giá luôn cao hơn gạo của Ấn Độ và Pakistan. Và sau lệnh cấm từ Ấn Độ thì giá gạo của cả hai nước này cũng đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn không thể ngang giá với Việt Nam và Thái Lan. Còn đối với diễn biến ngược chiều nhau giữa gạo Việt Nam và Thái Lan, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) - ông Nguyễn Văn Đôn giải thích rằng: “Do Thái Lan đang vào chính vụ thu hoạch lúa mùa và sản lượng dồi dào nên mức giá giảm. Một điều nữa là do trước đây thương nhân họ đã chào giá cao nên khó tiêu thụ nên buộc lòng phải điều chỉnh lại mức giá”.

Ông Đôn cũng nói thêm rằng trong khi đó, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã kết thúc mùa vụ thu hoạch và doanh nghiệp không còn hàng tồn kho nên giá vẫn duy trì ở mức cao. Hơn thế, vụ sản xuất mới cũng đã bị chậm lại bởi vì mưa bão, triều cường và lũ thượng nguồn. Mặc dù giá tăng cũng như ổn định nhưng hiện tại những người nông dân cũng không còn gạo để bán. Ở chiều hướng khác, với mức giá hiện tại so với chi phí đầu tư thì người làm lúa cũng không có lời. Đây cũng chính là lý do khiến cho giá gạo của Việt Nam vẫn duy trì được ở mức cao. 


Thị trường gạo đã có nhiều thay đổi bởi vì trong hơn một tháng qua, từ khi Ấn Độ công bố chính sách mới với mặt hàng gạo thì thị trường thế giới cũng đã có nhiều biến động về giá
Thị trường gạo đã có nhiều thay đổi bởi vì trong hơn một tháng qua, từ khi Ấn Độ công bố chính sách mới với mặt hàng gạo thì thị trường thế giới cũng đã có nhiều biến động về giá

Nhu cầu và thị trường gạo vẫn rất tốt

Có thể thấy, giá gạo cao nhưng không hẳn đã thuận lợi. Các doanh nghiệp cho biết, trong lúc tình hình kinh tế trên thế giới khó khăn mà giá gạo Việt Nam cao cũng có ít nhiều ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo. Minh chứng là thời gian gần đây lượng khách hàng tìm mua gạo của Việt Nam có giảm so với vài tuần trước. Mặc dù vậy thì trong dài hạn các thương nhân xuất khẩu gạo cũng đều tỏ ra vô cùng lạc quan. Giám đốc Công ty Hiệp Quang Agro ở TP. Hồ Chí Minh - ông Trần Vũ Khánh cho biết: “Ấn Độ vẫn đang áp dụng chính sách thuế xuất khẩu là 20% với mặt hàng gạo trắng cũng như chưa dỡ bỏ lệnh cấm đối với xuất khẩu gạo tấm. Điều này cũng tiếp tục gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên quy mô toàn cầu và thị trường bớt sức cạnh tranh. Chính vì thế mà các nước xuất khẩu khác, trong đó có Việt Nam cũng được hưởng lợi. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tìm lại được một số khách hàng truyền thống tại thị trường châu Phi mặc dù không nhiều bởi vì giá gạo Việt Nam cao so với nhu cầu tiêu dùng của khu vực này”. 

Cũng cùng quan điểm này, Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) - ông Phạm Thái Bình cho biết thêm, thời điểm cuối năm, phần lớn các doanh nghiệp đều cạn kho nên mức giá tăng. Chi tiết, giá FOB gạo Đài thơm đang giữ ở mức 470 - 480 USD/tấn còn gạo IR 5451 cũng 460 - 470 USD/tấn, so với đầu tháng 9 cao hơn 15 - 20%. Mặc dù vậy thì triển vọng của ngành xuất khẩu lúa gạo trong dài hạn cũng có nhiều lạc quan về lượng lẫn về giá. Đầu tiên đó chính là chính sách hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ chưa cũng như ít có khả năng được dỡ bỏ khi mà nước này đang tiếp tục gánh chịu nhiều hiện tượng thời tiết cực quan. Mặt khác là một nước xuất khẩu quan trọng như Pakistan cũng vừa phải trải qua trận lũ lụt lịch sử làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung. 


Các doanh nghiệp cho biết, trong lúc tình hình kinh tế trên thế giới khó khăn mà giá gạo Việt Nam cao cũng có ít nhiều ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo, minh chứng là thời gian gần đây lượng khách hàng tìm mua gạo của Việt Nam có giảm so với vài tuần trước
Các doanh nghiệp cho biết, trong lúc tình hình kinh tế trên thế giới khó khăn mà giá gạo Việt Nam cao cũng có ít nhiều ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo, minh chứng là thời gian gần đây lượng khách hàng tìm mua gạo của Việt Nam có giảm so với vài tuần trước

Điều thứ hai chính là ngoài lệnh cấm của Ấn Độ thì nhu cầu lương thực của thế giới vẫn đang cao bởi đối mặt với chiến tranh và thiên tai nghiêm trọng ở khắp nơi. Chi tiết, ví dụ như hạn hán gay gắt ở Mỹ, châu  u và đặc biệt là Trung Quốc - đây là nước có nhu cầu tiêu thụ gạo lớn nhất trên thế giới. Trong khi đó thì điều kiện sản xuất lương thực của Việt Nam trong thời gian qua cũng tương đối thuận lợi cũng như sản lượng dồi dào. Cục diện cho thấy, trong những tháng cuối năm cũng như cả năm 2023, đầu ra của sản phẩm gạo Việt Nam cũng đang lạc quan. 

Có liên quan đến thị trường gạo lớn nhất trên thế giới đó là Trung Quốc cũng có nhiều thông tin quan trọng. Theo một số thông tin cho thấy, nước này cũng đã có kho dự trữ gạo luôn xoay quanh mốc 100 tấn. Và trong một vài năm gần đây, Trung Quốc cũng đã tích cực thu mua cũng như tồn trữ một lượng lớn gạo với sản lượng lên đến 113 triệu tấn vào cuối năm 2021. Chính vì thế mà dù đang phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng làm cho sản lượng lương thực sản xuất có phần sụt giảm nhưng Trung Quốc vẫn không vội vã nhập khẩu mà đang sử dụng nguồn dự trữ bù vào phần thiếu hụt. Mặc dù vậy thì có thể trong năm 2023 cùng một số năm tiếp theo, Trung Quốc sẽ tăng cường thu mua để có thể bù lại nguồn dự trữ, Cũng vì thế mà nhu cầu gạo cũng sẽ gia tăng và đây cũng là lợi thế đối với các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam. 

Trung Quốc tiến hành tăng nhập khẩu nhóm hàng gạo chất lượng cao từ Việt Nam

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2022, lượng gạo xuất khẩu của cả nước ghi nhận đạt gần 5,4 triệu tấn, tương đương với gần 2,6 tỷ USD, so với 9 tháng năm 2021 tăng gần 18% về khối lượng, tăng gần 8% về kim ngạch. Mặc dù vậy thì giá trung bình đạt gần 485 USD/tấn, ghi nhận giảm 8,4%. Có thể thấy, mục tiêu ban đầu của ngành nông nghiệp trong năm 2022 xuất khẩu từ 6,3 - 6,5 tấn gạo, mặc dù vậy thì sau khi Ấn Độ giảm xuất thì có nhiều khả năng Việt Nam có thể xuất đến 6,7 triệu tấn gạo. 

Và phần lớn các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đều tăng trưởng mạnh trong năm 2022. Cụ thể như Philippines cũng tiếp tục đứng đầu đạt gần 2,5 triệu tấn và trên 1,1 tỷ USD, tương đương 46% về lượng và đạt 44% về giá trị. Nếu so với cùng kỳ năm 2021 thì tăng 35% về lượng và 22% về giá trị. Đáng chú ý, thị trường Bờ biển Ngà xếp thứ ba đạt gần 547.000 tấn, ghi nhận tăng gần gấp đôi về lượng và tăng đến 71% về giá trị.



Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2022, lượng gạo xuất khẩu của cả nước ghi nhận đạt gần 5,4 triệu tấn, tương đương với gần 2,6 tỷ USD, so với 9 tháng năm 2021 tăng gần 18% về khối lượng, tăng gần 8% về kim ngạch
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2022, lượng gạo xuất khẩu của cả nước ghi nhận đạt gần 5,4 triệu tấn, tương đương với gần 2,6 tỷ USD, so với 9 tháng năm 2021 tăng gần 18% về khối lượng, tăng gần 8% về kim ngạch

Còn riêng thị trường Trung Quốc, mặc dù đứng thứ hai nhưng ghi nhận chỉ đạt mức 626.000 tấn và 319 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước giảm đến 26% về lượng và gần 25% về giá trị. Mặc dù vậy thì điều đáng chú ý ngay lúc này đó là giá bình quân nhập khẩu ghi nhận đạt trên 510 USD/tấn, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 1,8%. Điều này cũng cho thấy rằng trong năm nay Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu hàng gạo chất lượng cao từ Việt Nam. Và theo các nhà xuất khẩu, một trong những mặt hàng đang được thị trường Trung Quốc tăng nhập khẩu từ Việt Nam trong những tháng gần đây chính là gạo nếp. Vào thời điểm cuối tháng 8, giá gạo nếp ghi nhận khoảng 480 USD/tấn thì ở thời điểm hiện tại đã tăng lên mức 570 USD/tấn. Giá gạo nếp cũng đã tăng mạnh bởi năm ngoái giá thấp và nông dân giảm diện tích gieo trồng đã làm cho sản lượng sụt giảm. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

20 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

20 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

20 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

20 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước