Giá gạo tiếp tục tăng mạnh đến giữa năm 2023 vì thiên tai, thời tiết bất lợi
BÀI LIÊN QUAN
Điểm sáng xuất khẩu gạo: Dự báo đạt hơn 6 triệu tấn cả năm 2022Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo: Cơ hội mới cho Việt Nam, giá gạo tăng cao, nông dân hồ hởiViệt Nam và Thái Lan sẽ hưởng lợi vì Ấn Độ đánh thuế xuất khẩu gạo?Theo đó, trong báo cáo nhập nhật triển vọng trong ngành gạo mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán Yuanta đã dự báo giá gạo sẽ tăng mạnh từ nay cho đến niên vụ năm 2022 - 2023. Xét về cung - cầu gạo ở trên thế giới, nhu cầu tăng trưởng ổn định trong khi nguồn cung có thể giảm trong năm sắp tới. Và nguồn cung trong năm 2022 - 2023 dự báo sẽ giảm chủ yếu do sản lượng thấp từ Ấn Độ. Cũng theo đó, nguồn cung gạo tập trung vào một số nước, cụ thể top chiếm 80% và Top 5 chiếm 73% còn Top 2 chiếm 49% tổng giá trị xuất khẩu gạo trên toàn cầu.
Trong khi đó thì các nước nhập khẩu gạo lớn nhất cũng đang bị áp lực. Trung Quốc cũng bị hạn hán nghiêm trọng tại 7 tỉnh đã khiến giảm lượng gạo và dự kiến sẽ phải tăng nhập khẩu gạo lên mức kỷ lục khoảng 6 triệu tấn niên vụ năm 2022 - 2023. Philippines cũng cố gắng tăng dự trữ gạo cho an ninh lương thực. Còn Bangladesh cũng bị lũ lụt đã làm giảm năng suất.
Sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, thị trường gạo thế giới trở nên bấp bênh
Trong thời gian sắp tới, những biện pháp siết chặt xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể khiến giá ngũ cốc trên thị trường quốc tế tăng cao. Liên quan đến vấn đề này, bà Sabrin Chowdhury - Giám đốc hàng hóa tại Fitch cảnh báo, nguồn cung sụt giảm và nhu cầu thế giới đã đạt đến ngưỡng kỷ lục sẽ là những yếu tố khiến cho giá cả leo thang, lạm phát lương thực.Biện pháp siết chặt xuất khẩu gạo của Ấn Độ có tác động trực tiếp đến Việt Nam?
Có thể thấy, lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với một số loại gạo khác của Ấn Độ được cho là sẽ có ảnh hưởng đến một số nhà nhập khẩu gạo từ nước này, trong đó có Việt Nam - đây là khách hàng mua gạo tấm lớn thứ ba của Ấn Độ.Cũng theo đó, thời tiết bất lợi đã làm giảm dự báo sản lượng gạo năm 2022 - 2023 cho Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan. Như thế, tổng nguồn cung xuất khẩu gạo của 3 nước này ghi nhận chiếm 49% tổng xuất khẩu gạo của cả thế giới.
Có thể thấy, xuất khẩu gạo của các nước đang có sự cạnh tranh về giá cũng như về chất lượng. Vào ngày 8/9/2022, Ấn Độ cũng cấm xuất khẩu gạo tấm và đánh thuế 20% đối với gạo lứt và gạo trắng (trừ đi basmati và gạo đồ). Như thế, tổng các phần chịu ảnh hưởng của thuế mới là 40 - 60% giá trị xuất khẩu. Dự báo xuất khẩu của Ấn Độ cũng sẽ giảm.
Hơn thế, mưa gió mùa không đều ở miền Đông Ấn Độ cũng làm gia tăng lo ngại về sản lượng. Sản lượng lúa gieo sạ vụ hè của Ấn Độ dự kiến sẽ giảm 6% trong niên vụ năm 2022 - 2023, và theo dự báo mới nhất của Chính phủ, bởi vì mưa gió mùa loang lổ ở phía đông nước này đã làm ảnh hưởng đến năng suất gieo trồng và cây trồng.
Còn với Pakistan, dự báo xuất khẩu gạo cũng sẽ có chiều hướng giảm. Lũ lụt ở các tỉnh Punjab và Sindh quan trọng của Pakistan cũng có khả năng ảnh hưởng đến sản lượng gạo, bông, lúa mì của nước này ở trong năm thị trường 2022 - 2023 đã đe dọa đến kho dự trữ hàng hóa trên toàn cầu. Sản lượng của vụ năm 2022 - 2023 của Pakistan dự kiến cũng sẽ giảm 0,92 triệu tấn (-10% YoY).
Ở chiều hướng ngược lại, xuất khẩu gạo của Thái Lan cũng sẽ tăng. Và hiện tượng thời tiết La Nina cũng sẽ giúp cho sản lượng mưa dồi dào và nguồn cung cấp nước cho nông dân trồng lúa tại Thái Lan, sản lượng gạo dự kiến trong năm 2022 - 2023 cũng sẽ đạt 20 triệu tấn, so với năm 2021 - 2022 tăng 2%.
Phía USDA dự báo xuất khẩu gạo trong năm 2022 ở mức 8 triệu tấn và tăng 31% so với mức 6.1 triệu tấn năm 2021. Chính sự suy yếu của đồng baht Thái Lan cũng đã khiến cho giá gạo xuất khẩu của Thái Lan cũng trở nên hấp dẫn và cạnh tranh. Đồng baht Thái hiện cũng đã mất giá so với USD mạnh nhất trong 15 năm qua.
Còn ở thị trường Việt Nam, USDA cho biết, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở trong giai đoạn từ tháng 6/2021 đến tháng 2/2022 luôn thấp hơn so với Thái Lan nhưng lại cao hơn Ấn Độ và Pakistan. Mặc dù vậy thì từ đầu tháng 2/2021, giá gạo của Việt Nam cũng đã cao hơn một chút so với giá gạo của Thái Lan.
Theo dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng sẽ tăng. Cũng theo đó, sản lượng sản xuất tích cực trong niên vụ năm 2022 - 2-23 nhờ thuận lợi về thời tiết. Còn các vùng trọng điểm lúa nước không bị các khó khăn hạn hạn hay mưa bão. Trong 8 tháng năm 2022, Việt Nam cũng đã xuất khẩu 4,7 triệu tấn gạo, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 19%. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Việt Nam dự kiến sẽ xuất khẩu 6,5 – 6,7 triệu tấn vào năm 2022, tăng 5% - 8%.
Cũng theo đó, giá gạo có xu hướng tăng từ sau đại dịch COVID-19 đến hiện tại là do các áp lực ví dụ như chi phí vận tải hay giá phân bón, lao động tăng. Cả 3 nước đang chịu áp lực nhập khẩu gạo nhiều hơn bao gồm Trung Quốc, Philippines, Bangladesh và chiếm 16% trong tổng nhu cầu nhập khẩu cũng sẽ tăng nhu cầu nhập khẩu trong tương lai.
Như thế, thời tiết bất lợi cũng đã làm giảm đi dự báo sản lượng gạo năm 2022 - 2023. Trong đó, Việt Nam và Thái Lan là hai nước được hưởng lợi chính. Mặc dù vậy thì Thái Lan cũng dự kiến sẽ hưởng lợi hơn Việt Nam bởi đồng baht Thái đã mất giá mạnh nhất trong thời gian 15 năm so với đồng USD đã tạo sức cạnh tranh về giá.
Yuanta đánh giá, cổ phiếu Pan sẽ được hưởng lợi trong chu kỳ tăng giá gạo này. Hiện tại, Pan đang nắm nhiều công ty đầu ngành trong mảng nông nghiệp và thực phẩm. Mảng nông nghiệp cũng đóng góp 20% vào tổng doanh thu và 39% vào tổng lợi nhuận gộp nên Pan cũng sẽ được hưởng lợi khi mà giá gạo và việc xuất khẩu tăng tốt.