meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Biện pháp siết chặt xuất khẩu gạo của Ấn Độ có tác động trực tiếp đến Việt Nam?

Chủ nhật, 02/10/2022-21:10
Có thể thấy, lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với một số loại gạo khác của Ấn Độ được cho là sẽ có ảnh hưởng đến một số nhà nhập khẩu gạo từ nước này, trong đó có Việt Nam - đây là khách hàng mua gạo tấm lớn thứ ba của Ấn Độ.

Việt Nam sẽ chịu tác động trực tiếp bởi biện pháp siết chặt xuất khẩu gạo của Ấn Độ

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, để có thể kiểm soát giá trong nước thì Ấn Độ - đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm và áp thuế 20% đối với một số loại khác tính từ ngày 9/9. Động thái này cũng được cho là sẽ có tác động trực tiếp đến một số nhà nhập khẩu, trong đó có Việt Nam. 

Số liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ cho thấy, Việt Nam đã gia nhập 399.397 tấn gạo từ Ấn Độ trong thời gian 7 tháng đầu năm 2022, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 36,7%. Mặc dù vậy thì hơn một nửa trong số đó là gạo 100% tấm - đây là loại gạo mà Ấn Độ đã cấm xuất khẩu trong thời gian gần đây. 


Để có thể kiểm soát giá trong nước thì Ấn Độ - đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm và áp thuế 20% đối với một số loại khác tính từ ngày 9/9
Để có thể kiểm soát giá trong nước thì Ấn Độ - đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm và áp thuế 20% đối với một số loại khác tính từ ngày 9/9

Cùng với đó là Việt Nam cũng là nước nhập khẩu gạo tấm lớn thứ 3 của Ấn Độ, chỉ đứng sau Trung Quốc và Senegal, chiếm khoảng 7% thị phần với 210.753 tấn. 

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, trong khi Senegal tiến hành nhập khẩu gạo tấm như nguồn ăn thiết yếu thì Trung Quốc và Việt Nam lại nhập khẩu gạo tấm giá rẻ của Ấn Độ để có thể thay thế ngô, lúa mì và đậu tương làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và làm thực phẩm chế biến khác ở trong bối cảnh giá các mặt hàng này tăng mạnh. 

Còn theo như thông tin từ phía các doanh nghiệp, thuế nhập khẩu tấm ở mức thấp nên nhập khẩu tấm từ Ấn Độ về chế biến cũng có nhiều lợi thế bởi giá gạo của Ấn Độ thấp hơn nhiều so với mức giá gạo của Việt Nam. 

Bên cạnh đó, trong thời gian vài năm trở lại đây, Việt Nam chủ trương giảm diện tích lúa chất lượng thấp và trung bình đồng thời cũng tăng diện tích lúa thơm, lúa chất lượng cao nê phân khúc gạo, tấm phục vụ cho chế biến đang thiếu. 



Nguồn ảnh: Tổng hợp
Nguồn ảnh: Tổng hợp

Chính vì thế mà dù là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế giới nhưng từ năm 2201 trở lại đây Việt Nam đã tiến hành nhập khẩu một lượng gạo tấm từ Ấn Độ. 

Không những có gạo 100% tấm mà Việt Nam còn là một trong những nước nhập khẩu nhiều gạo trắng thường (HS 10063090) từ Ấn Độ - đây là loại gạo mà nước này vừa áp thuế 20%. Chi tiết, trong 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã tiến hành nhập khẩu 178.839 tấn gạo trắng thường từ Ấn Độ, chiếm 6% thị phần xuất khẩu của nước này. 

Không những thế, giá gạo trắng thường mà Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ đạt bình quân là 329 USD/tấn nhưng hiện nay đã cộng thêm 20% thuế thì cũng sẽ lên đến mức 394 USD/tấn, không thấp hơn nhiều so với giá gạo nội địa của Việt Nam cũng như các nhà cung cấp khác. Có một số chuyên gia cho rằng, điều này cũng có thể khiến cho các nhà nhập khẩu phải tìm kiếm cho mình những phương án mới trong thời gian tới. 

Các chuyên gia cho rằng, các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ sẽ có ảnh hưởng đến gần như toàn bộ lượng gạo mà Việt Nam đang nhập khẩu từ thị trường này. Bởi vì xét trong cơ cấu nhập khẩu thì có đến 53% khối lượng sẽ cấm nhập khẩu và 44% bị nâng thuế lên mức 20%. 

Bên cạnh đó, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) - bà Trần Kim Liên cho rằng, lệnh cấm nhập khẩu gạo tấm của Ấn Độ còn ảnh hưởng đến một số công ty chuyên làm thương mại. Các công ty nhập khẩu gạo tấm giá rẻ từ Ấn Độ sau đó tái xuất sang các quốc gia khác. 



Nguồn ảnh: Tổng hợp
Nguồn ảnh: Tổng hợp

Biến động mạnh ở thị trường trong nước

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, động thái hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự báo tạo hiệu ứng đẩy giá gạo toàn cầu lên cao. Song song với đó là việc cấm xuất khẩu gạo tấm - đây là nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng sẽ đẩy giá thức ăn chăn nuôi tăng lên, đáng chú ý là tại các thị trường nhập khẩu chính loại sản phẩm này là Trung Quốc và Việt Nam. 

Chính vì thế mà Thương vụ khuyến nghị các doanh Việt Nam đã ký hợp đồng đối với các đối tác Ấn Độ cần nhanh chóng liên hệ với người bán để có thể kiểm tra tình trạng giao hàng cũng như đàm phán lại hợp đồng với những lô hàng chưa xuất khẩu. 


Nguồn ảnh: Tổng hợp
Nguồn ảnh: Tổng hợp

KBSV nhận định, việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm cũng sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá gạo nhưng không quá mạnh. Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hoàn toàn có thể quay trở lại sử dụng các loại lương thực thay thế trên và nhất là khi giá các mặt hàng này đã giảm đáng kể so với vùng đỉnh. 

Ở thị trường trong nước, giá lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt là gạo phẩm cấp thấp đã tăng mạnh sau động thái siết chặt xuất khẩu gạo của Ấn Độ. 

Đến hiện tại, giá gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm IR 504 đã tăng lên mức 8.700 đồng/kg và 9.300 đồng/kg, so với trước đó tăng lần lượt 700 đồng/kg và 450 đồng/kg. Cũng tương tự, giá tấm IR cũng ghi nhận tăng vọt 800 đồng/kg lên 9.100 đồng/kg; cám khô tăng 650 đồng/kg lên 8.300 đồng/kg.



Nguồn ảnh: Tổng hợp
Nguồn ảnh: Tổng hợp

Trái ngược hoàn toàn với các doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu gạo được cho là sẽ được hưởng lợi từ những biện pháp hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ. Giá chào bán của Việt Nam ở trên thị trường quốc tế ghi nhận đã tăng 30 USD/tấn lên mức 423 USD/tấn - đây là mức cao nhất trong 3 tháng qua. 

Số liệu của Tổng Cục Hải quan cho thấy, lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 9 Việt Nam đã tiến hành xuất khẩu hơn 5 triệu tấn gạo với trị giá là 2,4 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 19% về lượng và tăng 8,6% về giá trị.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Tin mới cập nhật

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

1 giờ trước

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

1 giờ trước

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

7 giờ trước

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

7 giờ trước

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

7 giờ trước