meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo: Cơ hội mới cho Việt Nam, giá gạo tăng cao, nông dân hồ hởi

Thứ hai, 19/09/2022-21:09
Theo như ghi nhận vào ngày 15/9, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang được chào bán với giá 410 USD/tấn, so với tuần trước đã tăng khoảng 20 USD. Đây là mức tăng khá ấn tượng sau hơn 1 tháng gạo Việt liên tục lao dốc. Thực tế này đã đẩy giá lúa gạo ở trong tước tăng theo, giúp người dân “trúng giá” vì vừa mới thu hoạch vụ Hè Thu.

Thời điểm hiện tại, gạo của Ấn Độ được chia ra làm 3 nhóm: gạo tấm, Basmati cùng với các loại khác. Ấn Độ hiện đang cấm xuất khẩu đối với gạo tấm. Đây chính là loại gạo chất lượng thấp. Còn các loại gạo khác gồm có gạo trắng và gạo lứt sẽ bị áp mức thuế suất 20%, riêng gạo Basmati không chịu ảnh hưởng. Nguyên nhân chính là bởi Ấn Độ đang lo ngại về nguồn cung bị suy giảm cùng với lạm phát gia tăng.

Giá lúa gạo trong nước tăng cao, nông dân “trúng giá”

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, khối lượng xuất khẩu gạo trong 7 tháng đầu năm của Việt Nam đạt trên 4 triệu tấn. Trong số đó, có đến hơn 1,5 triệu tấn gạo thơm và khoảng 2 triệu tấn gạo trắng chất lượng cao; ngoài ra còn có các giống gạo nếp, gạo hữu cơ, gạo lứt và gạo giống Nhật. 

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thành - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Thành IV, cho biết Việt Nam chủ yếu bán gạo dẻo và gạo thơm thì Ấn Độ lại bán nhiều gạo khô cơm, đây là giống gạo cấp thấp, tương đương như IR50404 của Việt Nam). Dù mỗi quốc gia xuất khẩu một loại gạo khác nhau, thế nhưng việc Ấn Độ áp thuế xuất khẩu gạo 20% cũng đã khiến giá gạo Việt Nam sôi động trở lại.


Ấn Độ hiện đang cấm xuất khẩu đối với gạo tấm - loại gạo chất lượng thấp, nguyên nhân chính là bởi Ấn Độ đang lo ngại về nguồn cung bị suy giảm cùng với lạm phát gia tăng. Ảnh minh họa
Ấn Độ hiện đang cấm xuất khẩu đối với gạo tấm - loại gạo chất lượng thấp, nguyên nhân chính là bởi Ấn Độ đang lo ngại về nguồn cung bị suy giảm cùng với lạm phát gia tăng. Ảnh minh họa

Theo bà Đặng Thị Liên - Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Thực phẩm Long An, việc Ấn Độ ban hành chính sách mới để ứng phó những rủi ro về an ninh lương thực đến từ tình trạng hạn hán xảy ra ở quốc gia này. Hiện tại, vẫn chưa biết Ấn Độ sẽ duy trì chính sách này trong bao lâu, thế nhưng động thái này đã khiến sản phẩm gạo của nước này càng khó cạnh tranh hơn trước. 

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Cty TNHH Việt Hưng khẳng định, việc Ấn Độ áp thuế lên đến 205 đối với gạo xuất khẩu, đồng thời tạm dừng việc xuất khẩu gạo tấm đang khiến thị trường gạo trên thế giới biến động mạnh. Thời gian gần đây, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã gia tăng liên tục, so với tháng 9 đã tăng khoảng hơn 30 USD/tấn. Ông Đôn cho biết: “Doanh nghiệp Việt Nam rất phấn khởi bởi hợp đồng xuất khẩu được giá. Mấy ngày gần đây, giá thu mua của các doanh nghiệp cũng tăng dần”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định: “Mới đây, Việt Nam và Thái Lan đã cùng nhau thảo luận giải pháp nhằm nâng giá gạo, giúp người nông dân có được lợi nhuận. Chính vì thế, động thái áp thuế 20% đối với gạo xuất khẩu của Ấn Độ mở ra cơ hội lớn cho gạo Việt Nam, Thái Lan. Trong thời gian tới, giá gạo có thể tăng thêm”.

Còn theo ông Đôn, doanh nghiệp đã tăng việc mua lượng lúa gạo dự trữ trong vụ Hè Thu vừa qua, thế nên đây chính là thời điểm vàng để các doanh nghiệp có thể xuất khẩu. Để thay thế lượng gạo Ấn Độ hạn chế xuất khẩu, nhiều đối tác nước ngoài đã nhanh chóng chuyển hướng sang thị trường Việt Nam và Thái Lan. Điều này cũng gia tăng kỳ vọng có thêm nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp, đồng thời thị trường gạo trên thế giới từ nay cho đến cuối năm nhiều khả năng vẫn còn tăng. 

Theo như ghi nhận vào ngày 15/9, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang được chào bán với giá 410 USD/tấn, so với tuần trước đã tăng khoảng 20 USD. Đây là mức tăng khá ấn tượng sau hơn 1 tháng gạo Việt liên tục lao dốc. Thực tế này đã đẩy giá lúa gạo ở trong tước tăng theo, giúp người dân “trúng giá” vì vừa mới thu hoạch vụ Hè Thu.


Theo như ghi nhận vào ngày 15/9, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang được chào bán với giá 410 USD/tấn, so với tuần trước đã tăng khoảng 20 USD. Ảnh minh họa
Theo như ghi nhận vào ngày 15/9, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang được chào bán với giá 410 USD/tấn, so với tuần trước đã tăng khoảng 20 USD. Ảnh minh họa

Nhận định về tình hình này, ông Huỳnh Văn Danh, Giám đốc Công ty TNHH Vinh Hiển cho biết, giá lúa doanh nghiệp thu mua từ nông nhất và các hợp tác xã thời điểm hiện tại đang ở mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Nếu như so sánh với vài năm trước đó, giá của các loại lúa gạo đã cao hơn khoảng 1.000 đồng/kg. Ông Huỳnh Văn Danh cho biết, nguyên nhân khiến giá lúa gạo tăng lên là nhờ thị trường xuất khẩu khởi sắc cộng thêm tiêu thụ nội địa cũng tăng ấn tượng. Điều này khiến nông dân vô cùng phấn khởi, chú trọng vào việc đẩy mạnh gieo trồng những giống lúa cao sản. 

Ông Danh cũng bổ sung, trong vụ Đông Xuân sắp tới, Công ty TNHH Vinh Hiển sẽ liên kết thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn, diện tích rơi vào khoảng 400 ha. Mô hình này chủ yếu sản xuất những giống lúa như: ST24, Nàng hoa 9, VD20. Thời điểm hiện tại, công ty đã nhận được sự hợp tác vô cùng tích cực từ người dân.

Tăng áp lực lên giá lương thực thế giới

Các doanh nghiệp cho biết, việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo được coi là thông tin bất ngờ. Đồng thời, điều này cũng đã mở ra cơ hội mới cho các quốc gia “đối thủ” cùng chú trọng vào việc xuất khẩu gạo. Mới cách đây không lâu, Ấn Độ mới khẳng định rằng, nước này không có kế hoạch siết chặt đối với việc xuất khẩu gạo bởi lượng dự trữ vô cùng dồi dào.

Theo ông Phạm Thái Bình - Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, lượng gạo Ấn Độ xuất khẩu sang các quốc gia khác trên thế giới từ trước đến nay luôn ở mức lớn hơn so với sản lượng gạo từ những nước đang xuất khẩu nhiều như Việt Nam và Thái Lan cộng lại. Chính vì thế, việc Ấn Độ sụt giảm số lượng gạo xuất khẩu sẽ khiến áp lực lên giá lương thực thế giới ngày càng gia tăng, nhất là trong bối cảnh thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ tình trạng hạn hạn cùng với cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine.


Các doanh nghiệp cho biết, việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo được coi là thông tin bất ngờ, mở ra cơ hội mới cho các quốc gia “đối thủ” cùng chú trọng vào việc xuất khẩu gạo. Ảnh minh họa
Các doanh nghiệp cho biết, việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo được coi là thông tin bất ngờ, mở ra cơ hội mới cho các quốc gia “đối thủ” cùng chú trọng vào việc xuất khẩu gạo. Ảnh minh họa

Cũng theo ông Bình, việc Ấn Độ tạm dừng xuất khẩu gạo đang khiến giá gạo trên thế giới tăng mạnh. Tuy nhiên, nếu xét từ những đơn hàng thực tế, có thể Việt Nam không hề được hưởng lợi nhiều như thế. Nguyên nhân bởi, thị trường gạo của Ấn Độ chủ yếu là ở các quốc gia châu Phi. Trong khi đó, chi phí vận chuyển từ Việt Nam sang các thị trường này là vô cùng cao. Chính vì thế, ông Bình cho biết, các doanh nghiệp hiện tại vẫn đang nghe ngóng thêm tình hình, chưa vội vàng ký thêm hợp đồng mới. 

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng đánh giá, gạo Việt Nam từ trước đến nay vẫn luôn bị cạnh tranh với gạo Ấn Độ và Thái Lan về giá cả. Nếu như trước đây, Ấn Độ mỗi năm xuất khẩu từ 8 cho đến 9 tấn gạo; thế nhưng vài năm trở lại đây, lượng gạo xuất khẩu của nước này đã ghi nhận mức tăng lên gấp đôi, đỉnh điểm năm 2021 là 21 triệu tấn. Điều này đã khiến cho giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới bị giảm sút đáng kể. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

10 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

10 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

10 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

10 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước