meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ấn Độ đang cân nhắc xem có ủng hộ xuất của G7 về việc áp trần giá đối dầu thô của Nga hay không

Thứ năm, 08/09/2022-11:09
Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Ấn Độ cho biết thêm, hiện vẫn chưa rõ những quốc gia nào sẽ hợp tác với G7 để áp trần giá đối với sản phẩm dầu thô của Nga cùng với những tác động tiềm năng về việc đề xuất đối với thị trường năng lượng.

Hiện vẫn đang cân nhắc

Theo thông tin ngày 5/9, ông Shri Hardeep Singh Puri - Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Ấn Độ cho biết, hiện nước này vẫn đang thận trọng cân nhắc về việc xem có nên ủng hộ đề xuất của G7 về việc áp trần giá đối với sản phẩm dầu thô của Nga hay không. Cụ thể, chia sẻ với CNBC tại Milan (Italy), ông Purin cho biết: "Chúng tôi vẫn đang tích cực thảo luận vì có rất nhiều yếu tố khác liên quan".

Đồng thời, khi được hỏi về việc Ấn Độ có bắt tay với G7 hay không, ông Puri đã nói về nền kinh tế thế giới hiện vẫn đang điều chỉnh để có thể chống lại những tác động của dịch bệnh Covid-19 cùng với xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine. Ông Purin cho biết: "Thời điểm hiện tại, đề xuất của G7 có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế? Vì thế, chúng tôi sẽ xem xét thật cẩn thận".


Hệ thống kích bơm dầu tại một mỏ dầu gần thành phố Almetyevsk, Tatarstan của Nga. Ảnh: Getty Images
Hệ thống kích bơm dầu tại một mỏ dầu gần thành phố Almetyevsk, Tatarstan của Nga. Ảnh: Getty Images

Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Ấn Độ cho biết thêm, hiện vẫn chưa rõ những quốc gia nào sẽ hợp tác với G7 để áp trần giá đối với sản phẩm dầu thô của Nga cùng với những tác động tiềm năng về việc đề xuất đối với thị trường năng lượng. Mới cuối tuần trước, các bộ trưởng tài chính đại diện 7 nền kinh tế trên thế giới đã nhất trí đối với kế hoạch thực hiện một cơ chế về việc giới hạn giá đối với dầu mỏ xuất khẩu từ Nga. Việc thiết kế ra sáng kiến này nhằm hạn chế nguồn tài chính mà Nga tài trợ cho cuộc chiến tại Ukraine và bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh giá năng lượng đang tăng đột biến.

Thế nhưng, các nhà phân tích vẫn tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả của việc đề xuất này. Đồng thời, họ cũng cảnh báo về việc chính sách này có thể phản tác dụng nếu như thị trường tiêu thụ năng lượng quan trọng như Trung Quốc và Ấn Độ quyết định không tham gia.

Phủ nhận bị 'mâu thuẫn đạo đức' khi mua hàng của Nga

Kể từ sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã "tranh thủ" tăng cường nhập khẩu dầu mỏ của Nga nhờ hưởng lợi từ mức chiết khấu cao. Theo ông Purin, Ấn Độ đã tiêu thụ khoảng 5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Đáng chú ý, lượng dầu này chủ yếu đến từ các quốc qua bao gồm Iraq, Arab Saudi, Kuwait và UAE. Cũng theo vị bộ trưởng này, tính đến cuối tháng 3 năm nay, Nga chỉ chiếm khoảng 0,2% lượng dầu nhập khẩu tại Ấn Độ. Đồng thời, ông cũng đề cập đến việc một số người đã lên tiếng chỉ trích Ấn Độ vì đã đẩy mạnh việc mua dầu của Nga sau khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ. 


Kể từ sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã tăng cường nhập khẩu dầu mỏ của Nga nhờ hưởng lợi từ mức chiết khấu cao
Kể từ sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã tăng cường nhập khẩu dầu mỏ của Nga nhờ hưởng lợi từ mức chiết khấu cao

Liên quan đến vấn đề này, ông Puri nhấn mạnh: “Tôi tin rằng người châu Âu mua lượng dầu khí của Nga trong một buổi chiều còn nhiều hơn cả lượng dầu khí mà Ấn Độ mua trong một quý… Thực tế, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Nga. Và đúng là chúng tôi sẽ mua từ bất cứ nơi nào có hàng”.  

Bên cạnh đó, khi phóng viên hỏi về việc, liệu ông Puri có cảm thấy bị mâu thuẫn đạo đức khi mua sản phẩm dầu thô của Nga trong thời điểm mà nước này vẫn đang tấn công Ukraine hay không; ngay lập tức, vị bộ trưởng này đã đáp lại rằng: “Không, chúng tôi hoàn toàn không có bất kỳ mâu thuẫn nào”.

“Tôi có nghĩa vụ đạo đức đối với người tiêu dùng. Với tư cách là một quan chức chính phủ được người dân tin tưởng và bầu chọn, liệu tôi có mong muốn những trạm xăng tại Ấn Độ cạn kiệt hay không? Mọi người hãy nhìn những điều đang xảy ra ở các quốc qua xung quanh Ấn Độ”, ông Puri bổ sung thêm.  

Trước đó không lâu, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã kêu gọi 2 quốc gia lớn là Trung Quốc cùng với Ấn Độ tham gia vào sáng kiến của G7 với mục đích làm suy giảm lợi nhuận từ việc bán dầu của Nga. Ông Kadri Simson - Ủy viên phụ trách năng lượng của EU cho biết, hai quốc gia tỷ dân vẫn sẵn sàng mua dầu mỏ của Nga; họ vẫn tự bào chữa cho mình rằng “điều này quan trọng với an ninh nguồn cung của mình. Tuy nhiên, thật bất công khi những quốc gia này vẫn không ngừng rót tiền vào ngân khố của Nga”. 


Ông Kadri Simson - Ủy viên phụ trách năng lượng của EU cho biết, hai quốc gia tỷ dân vẫn sẵn sàng mua dầu mỏ của Nga; họ vẫn tự bào chữa cho mình rằng “điều này quan trọng với an ninh nguồn cung của mình...". Ảnh minh họa
Ông Kadri Simson - Ủy viên phụ trách năng lượng của EU cho biết, hai quốc gia tỷ dân vẫn sẵn sàng mua dầu mỏ của Nga; họ vẫn tự bào chữa cho mình rằng “điều này quan trọng với an ninh nguồn cung của mình...". Ảnh minh họa

Thời điểm hiện tại, vẫn chưa rõ liệu G7 sẽ thực hiện kế hoạch áp trần giá đối với dầu thô của Nga ra sao. Dự kiến, trước đầu tháng 12 năm nay các chi tiết của đề xuất sẽ được hoàn thiện. Đây cũng là lúc mà những lệnh trừng phạt mới của EU dành cho hoạt động nhập khẩu dầu thô của Nga thông qua đường biển chính thức có hiệu lực. Liên quan đến kế hoạch của G7, phía Nga tuyên bố sẽ thực hiện những biện pháp trả đũa, đồng thời ngừng bán dầu thô cho những quốc gia tham gia áp đặt trần giá này. 

Cuối tuần trước, Bruno Le Maire - Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp trao đổi với CNBC và cho biết, nỗ lực áp trần giá đối với sản phẩm dầu thô của Nga; và điều này nếu như muốn thành công cần phải có sự hợp tác cũng như cam kết từ cộng đồng quốc tế. Mọi người nên xem đây là một biện pháp của riêng phương Tây và ông Le Maire cho rằng, nên thực hiện sáng kiến này như “một biện pháp toàn cầu chống lại cuộc chiến của Nga”.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

19 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

19 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

19 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

19 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

19 giờ trước