Làm gì có công bằng tài chính ở châu Âu khi... Premier League là một thế lực siêu giàu
BÀI LIÊN QUAN
Neymar và những dinh thự triệu đô khiến khách... quên cả lối vềMessi, ông trùm danh hiệu và trùm… bất động sảnĐỉnh cao kiếm tiền như Messi: Để mua một căn nhà tại Pháp chỉ mất chưa đến 24 giờ làm việc trên sân cỏCác nhà kinh tế tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự báo kinh tế Anh bắt đầu rơi vào suy thoái vào cuối năm nay. Mới đây, cuộc khủng hoảng phí sinh hoạt ở xứ sương mù ngày càng thêm trầm trọng bởi tình trạng lạm phát đã ở mức báo động từ lâu.
Thế nhưng Premier League như thể hoạt động ở vũ trụ khác. Theo số liệu được cung cấp từ công ty tài chính Deloitte, vài ngày trước khi thị trường chuyển nhượng khép lại, các đội bóng Anh đã chi ra 1,82 tỷ bảng trong mùa hè 2022, xô đổ và bỏ xa kỷ lục 1,4 tỷ bảng được thiết lập năm 2017. Sau ngày cuối cùng, tổng số tiền họ bỏ ra cán mốc 2 tỷ bảng, một con số khủng khiếp.
Tất cả đều biết Premier League là một giải đấu xa hoa, nhưng chênh lệch giàu nghèo chưa bao giờ rõ ràng đến thế. 8 trong số 10 CLB chi tiêu nhiều nhất châu Âu trong mùa hè này đến từ nước Anh. 5 trong số đó thậm chí không được tham dự Champions League 2022/23, gồm Nottingham Forest, MU, West Ham, Arsenal và Wolverhampton. Những đội này đã chi nhiều hơn Real, nhà đương kim vô địch Champions League.
1 – Tốp 20 CLB chi tiêu nhiều nhất châu Âu trong mùa hè 2022
19 CLB Premier League, không kể Leicester City hiện chưa chi tiêu, đã hoàn thành 60 vụ chuyển nhượng trị giá từ 10 triệu bảng trở lên. Theo Transfermarkt, trang web chuyên về chuyển nhượng, hơn một nửa trong số 100 vụ chuyển nhượng lớn nhất hè này được thực hiện bởi các đội bóng Anh.
Choáng ngợp trước khối bất động sản của siêu sao bóng đá Cristiano Ronaldo: Căn đắt đỏ nhất lên tới 480 tỷ đồng
Với những thành tích lẫy lừng trên sân cỏ, không có gì khó hiểu khi Cristiano Ronaldo được Forbes gọi tên là vận động viên kiếm tiền nhiều thứ 3 thế giới, số tiền lên tới 115 triệu USD, tương đương với hơn 2,6 nghìn tỷ đồng. Với số tiền khổng lồ này, CR7 đủ khả năng chi trả cho những bất động sản đắt đỏ có trị giá lên tới hàng triệu USD.Binance công bố hợp tác độc quyền với ngôi sao bóng đá Cristiano Ronaldo
Sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới Binance công bố hợp tác, phát hành NFT cho ngôi sao bóng đá người Bồ Đào Nha Cristiano RonaldoKhông chỉ những CLB hàng đầu, nhiều đội bóng khiêm tốn cũng tham gia tích cực vào cuộc chạy đua vũ trang. Leeds United, sau khi thoát khỏi viễn cảnh xuống hạng, đã chi ra 89 triệu bảng để tăng cường lực lượng. West Ham tuy chẳng dư dả gì cũng cố gắng xoay sở để ném 115 triệu bảng vào thị trường. Nhưng gây kinh ngạc nhất vẫn là Nottingham Forest. Vừa mới gia nhập Premier League, đội bóng đã dành 33 năm qua để chơi ở các hạng đấu cấp thấp tiêu tốn tới 140 triệu bảng để mang về 16 cầu thủ mới, đắt nhất là Morgan Gibbs-White 42,5 triệu bảng.
Chi tiêu trung bình của Premier League rơi vào khoảng 80 triệu bảng cho mỗi CLB. Con số này thậm chí có thể đạt 90 triệu bảng vào cuối kỳ chuyển nhượng khi nhiều thương vụ bom tấn hoàn tất.
2 – MU vừa hoàn tất bản hợp đồng trị giá 86 triệu bảng với Antony
Ở châu Âu, chỉ có một vài đội có thể sánh với người Anh về mức độ tiêu tiền. Đó là Bayern (115,5 triệu bảng), Barca (129 triệu) hay PSG (89,8 triệu). Bayern buộc phải đại tu đội hình sau sự ra đi của Robert Lewandowski trong khi PSG hướng đến những bản hợp đồng tiềm năng giá rẻ. Còn Barca, để có tiền mua sắm, Chủ tịch Joan Laporta đã phải “bán máu”, hay theo cách gọi của ông ta, là “đòn bẩy tài chính”. Cho đến nay Barca đã thực hiện 4 đòn bẩy, tức bán các gói bản quyền truyền hình trong tương lai cùng cổ phần của Barca Studios.
Vậy phần còn lại của châu Âu thì sao? Có thể nhìn vào Champions League, giải đấu quy tụ những đội bóng tốt nhất của Lục địa già. Trong số 28 CLB lọt vào vòng bảng mùa giải 2022/23 (dĩ nhiên không kể 4 đội bóng Anh) đã chi trung bình 42,6 triệu bảng cho các cầu thủ mới. Nếu sợ rằng các đội bóng nhỏ khiến con số sai lệch, vậy chỉ tính 13 đội đến từ 3 nền bóng đá lớn Tây Ban Nha, Đức và Italia. Ngay cả vậy, mức chi trung bình cũng dừng ở mức 58 triệu bảng.
Đánh giá thường niên về Tài chính Bóng đá 2022 của Deloitte, được công bố vào tuần trước, chỉ ra rằng doanh thu tập thể của các CLB Premier League trong giai đoạn 2020-21 đã trở lại quỹ đạo tăng sau COVID-19, ở mức gần 4,58 tỷ bảng. Con số này gần gấp đôi Bundesliga của Đức (2,53 tỷ bảng) và La Liga của Tây Ban Nha (2,49 tỷ), bỏ xa Italia (2,13 tỷ).
3 – Để có được những bản hợp đồng mới, Barca phải bán thu nhập trong tương lai
Deloitte cũng dự đoán doanh thu của Premier League trong năm tài chính 2022-23 có thể lên tới 6 tỷ bảng nhờ các hợp đồng bản quyền truyền hình mới ở nước ngoài. Thị phần của Premier League trên thị trường truyền thông toàn cầu hiện là 44%, tăng từ 40%. La Liga dự kiến đạt doanh thu 3,7 tỷ bảng mùa này, cao nhất phần còn lại của châu Âu, nhưng cũng chỉ bằng một nửa doanh thu của Premier League, vốn vượt xa thu nhập kết hợp của Bundesliga và Serie A.
Tim Bridge, đối tác hàng đầu của Sports Business Group tại Deloitte, nói: “Khoảng cách về sự giàu có của Premier League so với phần còn lại là rất lớn. Một phần vì các đội bóng Anh vượt qua đại dịch với tình trạng tài chính tốt hơn nhiều CLB ở châu Âu. Điều này mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh trên diện rộng”.
Cách đây không lâu, cựu Tổng giám đốc AC Milan, Adriano Galliani, người hiện đang lãnh đạo CLB Monza vừa thăng lên Serie A than thở: “Monza nhận được 28 triệu bảng từ bản quyền truyền hình. Chúng tôi lại còn phải trích ra 2,5 triệu bảng đưa lại cho Serie B. Thế nhưng Nottingham Forest vừa thăng hạng ở Anh lại nhận được 135 triệu bảng. Vậy thì làm thế nào chúng tôi có thể cạnh tranh với họ?”.
Với nhiều đội châu Âu, việc dự Champions League mang đến cho họ cơ hội đổi đời bởi nguồn thu khổng lồ nhận lại. Còn các CLB Premier League, họ đến với giải đấu này vì khát khao cải thiện danh tiếng và tầm vóc, không phải tiền bạc. Ví dụ mùa 2020/21, Chelsea vô địch Champions League và nhận 100 triệu bảng. Cùng lúc, Sheffield United thu về 97,5 triệu bảng dù rớt hạng ở Premier League. Số tiền này đủ cho họ "ăn tiêu thoải mái" để cạnh tranh ngôi đầu ở giải Championship, tương đương hạng Nhất Anh.
Vậy nên như Sheffield, ít đội bóng rớt hạng Premier League mà không súng sung sướng
4 – Vừa lên hạng, Nottingham Forest đã chi 140 triệu bảng để tăng cường lực lượng
Với mục đích kiềm chế sự bành trướng của người Anh và tìm kiếm chút công bằng trong bóng đá, từ mùa sau, UEFA quy định rằng các CLB chỉ được dành 70% doanh thu trong một năm dương lịch cho chuyển nhượng. Thật ra điều này không mang đến nhiều khó khăn cho Premier League, bởi doanh thu của họ không ngừng được cải thiện.
Ví dụ, các giao dịch bản quyền truyền hình ở nước ngoài của Premier League hiện mang lại nhiều hơn thị trường trong nước. Tổng cộng chúng có giá trị ước tính khoảng 10,5 tỷ bảng Anh trong ba năm tới, tăng 16% so với trước. Điều này khiến đội vô địch Premier League mùa này sẽ kiếm được ít nhất 180 triệu bảng trong khi đội đứng cuối vẫn được đảm bảo một khoản thu nhập lớn hơn 100 triệu bảng.
Nhưng chưa hết, để các CLB không suy giảm tính cạnh tranh vì ràng cuộc công bằng tài chính của UEFA, Ban tổ chức Premier League sẽ đưa ra các quy tắc tương tự nhưng với tỷ lệ phần trăm cao hơn. Các đội bóng Anh được phép thua lỗ 105 triệu bảng trong ba năm, đồng thời vẫn chưa đưa ra đề xuất nào về khung hình phạt cho các đội vi phạm.
Khoảng cách tiền bạc vốn đã lớn giữa Premier League và phần còn lại ở châu Âu vốn đã lớn, sẽ còn lớn hơn nữa trong tương lai. Còn tiền bạc có thể quy đổi ra danh hiệu hay không, đó là một phạm trù khác.