meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhờ kế hoạch chống khủng hoảng của EU, giá khí đốt Châu Âu bất ngờ quay đầu giảm mạnh

Thứ hai, 05/09/2022-14:09
Theo đó, giá bán buôn khí đốt tại thị trường Châu Âu đã giảm khi kế hoạch với mục đích ngăn chặn tình trạng khủng hoảng năng lượng của Ủy ban Châu Âu (EC) cũng dần được định hình.

Guardian cho biết, giá khí đốt bán buôn giao ngay hôm thứ sáu (2/9) tại thị trường Anh ghi nhận đã giảm đến 21% so với mức vào hôm thứ 4 (31/8) còn 320 pence/đơn vị nhiệt so với mức ban đầu là 405 pence/đơn vị nhiệt. 

Giá bán buôn khí đốt giao trong tuần cũng giảm đến hơn 9% còn 350 pence/đơn vị nhiệt. Trong khi đó, giá khí đốt giao vào tháng sau cũng giảm 6% còn 431 pence/đơn vị nhiệt. Cú giảm này đã diễn ra sau khi Ủy ban Châu Âu (EC) xác nhận đang thiết lập các biện pháp khẩn cấp và Chính phủ Đức cũng thông báo rằng họ đã sẵn sàng cho mùa đông sắp đến. 


Ngoài việc xây dựng kế hoạch giá trần cho mùa đông năm 2022, các nước Châu Âu cũng đang đẩy nhanh tiến độ tích trữ khí đốt dù cho nguồn cung từ Nga giảm xuống mức thấp
Ngoài việc xây dựng kế hoạch giá trần cho mùa đông năm 2022, các nước Châu Âu cũng đang đẩy nhanh tiến độ tích trữ khí đốt dù cho nguồn cung từ Nga giảm xuống mức thấp

Cần gấp rút tìm biện pháp khắc phục

Theo đó, EC đang gấp rút tìm cách hoàn thiện một chương trình khẩn cấp về năng lượng đồng thời cũng xem xét thêm về việc cải cách cơ cấu thị trường điện. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng đang cân nhắc các lựa chọn thiết lập giá trần cho năng lượng đồng thời cũng hạn chế nhu cầu tiêu thụ điện. 

Cụ thể, hai biện pháp này được dự kiến là những biện pháp chủ chốt trong đề xuất mà EC đưa ra để có thể ứng phó với đà tăng phi mã của giá năng lượng. 

Quan chức phụ trách vấn đề năng lượng của EC - ông Mechthild Worsdorfer cho biết EC đã sẵn sàng khi phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Năng lượng thuộc Quốc hội Châu Âu, cụ thể: “Chúng tôi đang lên các biện pháp khẩn cấp về giá điện và đưa ra các chính sách để cắt giảm nhu cầu điện”. Dự kiến vào ngày 14/9, Chủ tịch EC là bà  bà Ursula von der Leyen sẽ tiến hành công bố các ý tưởng chính thức của Ủy ban về việc áp giá trần cho năng lượng. 

Nguồn dự trữ vượt kế hoạch

Ngoài việc xây dựng kế hoạch giá trần cho mùa đông năm 2022, các nước Châu Âu cũng đang đẩy nhanh tiến độ tích trữ khí đốt dù cho nguồn cung từ Nga giảm xuống mức thấp. Trong số đó, Đức chính là nước đối mặt với rủi ro cao nhất khi Nga tiến hành cắt giảm nguồn cung đồng thời nền kinh tế của nước này đang bị đánh giá sẽ chìm sâu trong suy thoái nếu như bị cắt khí đốt hoàn toàn. 

Dù vậy thì Bộ trưởng Kinh tê Đức Robert Habeck thời gian gần đây đã tuyên bố rằng nước Đức đã có những sự chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng cho mùa đông. 


Guardian cho biết, giá khí đốt bán buôn giao ngay hôm thứ sáu (2/9) tại thị trường Anh ghi nhận đã giảm đến 21% so với mức vào hôm thứ 4 (31/8) còn 320 pence/đơn vị nhiệt so với mức ban đầu là 405 pence/đơn vị nhiệt
Guardian cho biết, giá khí đốt bán buôn giao ngay hôm thứ sáu (2/9) tại thị trường Anh ghi nhận đã giảm đến 21% so với mức vào hôm thứ 4 (31/8) còn 320 pence/đơn vị nhiệt so với mức ban đầu là 405 pence/đơn vị nhiệt

Thời gian trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã chia sẻ rằng chính phủ nước này đã đưa ra những quyết định khó khăn một cách rất nhanh chóng và quyết liệt. Đến thời điểm hiện tại, bình quân lượng khí đốt dự trữ của các nước trong Liên minh Châu Âu (EU) hiện tại đạt gần 80% công suất. Mục tiêu của EU chính là đến ngày 1/11, dự trữ của tất cả các nước thành viên trong khối đạt ít nhất 80% lượng yêu cầu. 

Còn theo dự báo của Wood Mackenzie, giá khí đốt cao cũng sẽ khiến cho nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Châu Âu giảm khoảng 7% so với mức bình quân 5 năm trước. Nếu như dự báo này trở thành hiện thực thì công ty này ước tính mức dự trữ khí đốt của Châu Âu sẽ còn dư ít nhất 31% khi mùa đông kết thúc. 

Bên cạnh đó, chuyên gia của Massimo Di Odoardo cho hay, việc Châu Âu đẩy mạnh nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) cùng khí đốt tự nhiên qua các nguồn khác ngoài Nga chính là lý do khiến cho khí đốt của khu vực được làm đầy nhanh. 

Vị chuyên gia này tự tin chia sẻ rằng: “Chúng tôi ước tính rằng mức dự trữ sẽ đạt 86% vào đầu tháng 10. Nếu Nord Stream 1 được nối lại sau 3 ngày bảo dưỡng, Châu Âu sẽ vượt qua được mùa đông năm nay mà không cần phải cắt giảm nhu cầu”. 

Kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng như thế nào khi giá khí đốt biến động?

Có thể thấy, triển vọng lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu đang có sự phụ thuộc rất lớn vào triển vọng của giá năng lượng. Chính vì thế mà biến động gần đây trên thị trường khí đốt tự nhiên đang gây ra mối lo ngại về sức khỏe của kinh tế thế giới. 

Hồi tháng 8, giá khí đốt tại thị trường Châu Âu đóng cửa ở mức cao kỷ lục khi Nga đã bất ngờ tuyên bố sẽ khóa ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 trong 3 ngày vào cuối tháng 8 để bảo trì.  Nếu như so với cùng thời điểm năm ngoái, giá khí đốt ở Châu Âu hiện đã tăng gấp khoảng 10 lần. Tại thị trường Mỹ, đây là một cường quốc khí đốt của thế giới, giá nhiên liệu này đang còn mềm hơn so với Châu Âu nhưng cũng đang tăng rất nhanh.

Giá khí đốt bị đẩy lên cao bởi hiện tượng thời tiết khô nóng hoành hành tại Mỹ và Châu Âu cũng đã làm tăng mạnh nhu cầu sử dụng điều hòa không khí. Bên cạnh đó, các nước Châu Âu cũng đang chạy đua làm đầy dự trữ khí đốt để có thể chuẩn bị cho mùa đông sắp đến gần trong khi đó nguồn cung khí đốt từ Nga đã giảm xuống ở mức thấp. Châu Âu cũng đang lo sợ rằng Nga sẽ cắt hoàn toàn việc cung cấp khí đốt trong khu vực mùa đông này để trả đũa các biện pháp trừng phạt đã áp đặt lên Nga liên quan đến chiến sự với Ukraine. 


Có thể thấy, nhu cầu năng lượng tăng cao cùng nguồn cung hạn chế cũng đang đẩy giá khí đốt leo thang đối với khách mua tại khu vực Châu Á
Có thể thấy, nhu cầu năng lượng tăng cao cùng nguồn cung hạn chế cũng đang đẩy giá khí đốt leo thang đối với khách mua tại khu vực Châu Á

Chuyên gia kinh tế Salomon Fiedler của Berenberg Bank trao đổi với trang CNN Business rằng việc giá khí đốt tăng vọt đã khiến cho ông tin rằng Châu Âu đang rơi vào một cuộc suy thoái kinh tế. 

Chỉ số quản trị mua hàng của S&P Global - đây là một thước đo về hoạt động của ngành dịch vụ và sản xuất cho thấy các hoạt động kinh doanh ở khu vực 19 nước sử dụng đồng EURO đã giảm tháng thứ 2 liên tiếp. Dù vậy thì có một lý do để lạc quan, S&P Global nói rằng đang có nhưng dấu hiệu cho thấy sức ép lạm phát ở các doanh nghiệp đã qua đỉnh với tốc độ tăng của giá cả đầu vào và đầu ra đều chịu đi trên diện rộng. 

Mặc dù vậy, ông Fiedler đã nói rằng sự giải tỏa áp lực lạm phát này có thể không duy trì lâu. Ông nói rằng: “Với giá năng lượng tăng mạnh trong thời gian gần đây và nhất là giá bán buôn khí đốt cũng như lạm phát có thể tiếp tục tăng trong thời gian còn lại của năm”. 

Đây không chỉ là tin xấu đối với khu vực Eurozone, phía ngân hàng Citigroup cũng dự báo lạm phát ở Anh có thể vượt 18% vào đầu năm 2023, so với mức lạm phát mục tiêu của ngân hàng Trung ương Ang cao gấp 9 lần. 

Có thể thấy, nhu cầu năng lượng tăng cao cùng nguồn cung hạn chế cũng đang đẩy giá khí đốt leo thang đối với khách mua tại khu vực Châu Á. Các nước Châu Á hiện nay phải đối mặt với cuộc chiến tranh mua khí đốt hóa lỏng (LNG) với các nước Châu Âu mà phần thắng sẽ thuộc về người trả giá cao hơn. 

Và khi hóa đơn năng lượng ngày càng khủng thì người tiêu dùng trên toàn cầu sẽ buộc phải cắt giảm nhu cầu đối với hàng hóa cũng như dịch vụ khác. Song song với đó, chi phí đầu vào gia tăng đặt ra sức ép lớn lên doanh nghiệp. Các ngân hàng trung ương không thể nào kiểm soát được giá năng lượng và chỉ có cách tăng lãi suất để có thể chống lại lạm phát càng lúc càng dâng cao cho dù việc tăng lãi suất mạnh tay có thể hạ gục tăng trưởng kinh tế bất kỳ lúc nào. 

Và một tín hiệu khả quan chính là giá dầu thô đã giảm nhiệt trong thời gian gần đây. Cụ thể, giá dầu thô Brent giao sau ở thị trường London - giá tham chiếu của thị trường toàn cầu đã giảm 16% tính từ đầu tháng 7. Giá dầu WTI giao sau ở New York cũng đã giảm 15% trong cùng khoảng thời gian. Còn có một yếu tố khác đang chi phối bộ phận này của thị trường năng lượng và đó cũng là việc các nhà giao dịch lo ngại sự giảm tốc của nền kinh tế trên toàn cầu tiêu thụ dầu. Dù vậy thì giá dầu có nhiều biến động trong những tháng tới. Và trong một cuộc phỏng vấn hãng tin Bloomberg, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Saudi Araiba Abdulaziz bin Salman cho biết diễn biến giá dầu gần đây đã có sự gián đoạn khỏi các yếu tố nền tảng cũng như Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng với đồng mình OPEC+ cũng có thể phải cắt giảm sản lượng để ngăn đà suy giảm của dầu. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

1 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

2 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

2 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

2 ngày trước

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

2 ngày trước