meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá gạo toàn cầu biến động mạnh, không riêng gì dầu hay khí đốt

Thứ ba, 20/09/2022-15:09
Tại khu vực châu Á, Indonesia và Philippines là những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất vì lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ gần đây.

Mới đây, quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - Ấn Độ đã công bố lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm. Mặt hàng này được những quốc gia nghèo tại châu Phi nhập khẩu để dùng làm thức ăn dù đó là loại gạo thường làm thức ăn chăn nuôi.

Không những thế, Ấn Độ cũng áp dụng mức thuế 20% với một số loại gạo khác để đảm bảo nguồn cung và hạ nhiệt giá gạo nội địa sau khi thời tiết thiếu mưa gây ảnh hưởng đến sản lượng. Theo dự kiến, lệnh này sẽ có hiệu lực từ ngày 9/9.

Hiện Ấn Độ chiếm hơn 40% lượng gạo xuất khẩu trên thế giới và đang cạnh tranh với những nước như Myanmar, Pakistan, Việt Nam và Thái Lan. Gạo của Ấn Độ được xuất khẩu tới hơn 150 quốc gia và việc giảm xuất khẩu của nước này có thể khiến giá lương thực toàn cầu biến động mạnh.


Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo, điều này gây nên những ảnh hưởng không đồng đều tại châu Á
Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo, điều này gây nên những ảnh hưởng không đồng đều tại châu Á

Năm ngoái, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt kỷ lục với 21,5 triệu tấn, nhiều hơn tổng lượng hàng mà 4 quốc gia Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ cộng lại. Thế nhưng, so với cùng kỳ năm trước kể từ ngày 2/9, sản lượng đã giảm 4,6%. Đó là vì lượng mưa đã ảnh hưởng đến việc thu hoạch.

Theo Sonal Varma, nhà kinh tế trưởng của công ty dịch vụ tài chính, tháng 7 và tháng 8 là những tháng quan trọng nhất tại Ấn Độ vì nước này sẽ dựa vào lượng mưa để xác định lúa được gieo. Các đợt mưa gió mùa năm nay không đều đã khiến sản lượng giảm đi.

Tây Bengal, Bihar và Uttar Pradesh là những bang sản xuất gạo lớn của Ấn Độ ghi nhận lượng mưa thấp hơn từ 30-40%. Dù cuối tháng 8 ghi nhận lượng mưa tăng lên, tuy nhiên nguy cơ năng suất sẽ thấp hơn vì gieo sạ bị trì hoãn.

Hồi đầu năm, các nước Nam Á đã hạn chế xuất khẩu đường và lúa mì để kìm hãm giá trong nước tăng do mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine.

Những nước bị ảnh hưởng

Chính phủ Ấn Độ gần đây đã đưa ra thông báo về sản lượng gạo trong mùa gió Tây Nam có thể giảm từ 10-12 triệu tấn. Như vậy, so với cùng kỳ năm trước, năng suất cây trồng có thể giảm tới 7,7%.

Một báo cáo của Nomura được công bố gần đây cho thấy: “Có thể thấy ảnh hưởng từ lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ thông qua các quốc gia nhập khẩu từ Ấn Độ và các nhà nhập khẩu gạo, và giá gạo toàn cầu cũng sẽ bị tác động”.

Theo kết quả từ Nomura, với mức tăng giá ở thị trường bán lẻ khoảng 9,3% vào tháng 7 so với cùng kỳ năm trước, giá gạo vẫn ở mức cao năm nay. Tính đến tháng 7, lạm phát giá tiêu dùng CPI đối với gạo cũng tăng vọt 3,6%, tăng từ mức 0,5%.

Philippines là nhà nhập khẩu hàng hóa lớn nhất châu Á với mức nhập khẩu hơn 20% nhu cầu gạo. Trong chỉ số CPI, gạo và các sản phẩm từ gạo chiếm 25% thị phần, đây cũng là tỷ trọng cao nhất khu vực của Philippines. Do đó, Nomura cho biết quốc gia này có nguy cơ đối mặt với mức giá tăng mạnh nhất.


Ấn Độ chiếm tới 40% sản lượng gạo xuất khẩu của cả thế giới
Ấn Độ chiếm tới 40% sản lượng gạo xuất khẩu của cả thế giới

Tại quốc gia này, lạm phát đạt 6,3% trong tháng 8, cao hơn so với mục tiêu 2-4% của ngân hàng trung ương. Bởi vậy, Philippines sẽ chịu đòn đau trước lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ.
Bên cạnh đó, Indonesia cũng gặp nhiều khó khăn vì lệnh cấm này, và cũng có thể là thị trường bị ảnh hưởng nặng thứ 2 ở khu vực châu Á.

Theo báo cáo của Nomura, quốc gia này nhập khẩu với 2,1% nhu cầu gạo. Statista cho biết trong CPI, gạo chiếm khoảng 15%.

Thế nhưng, cơn đau có thể chỉ ở mức thấp nhất với một số nước khác tại châu Á.

Năm 2021, Singapore nhập khẩu 28,07% số gạo từ Ấn Độ, đây là quốc gia nhập khẩu toàn bộ gạo của mình. Tuy nhiên, không giống như Indonesia hay Philippines, trong CPI của Singapore, tỷ trọng gạo chỉ chiếm một phần nhỏ.

Một số nước có thể hưởng lợi

Nhiều khả năng, Việt Nam và Thái Lan sẽ được hưởng lợi từ lệnh cấm của quốc gia tỷ dân. Bởi lẽ cả hai đều là những ông lớn xuất khẩu gạo trên toàn cầu. Cả hai nước sẽ có cơ hội trở thành lựa chọn thế chỗ cho Ấn Độ trong việc xuất khẩu gạo.

Một báo cáo được công bố vào tháng 7 của công ty nghiên cứu Global Information cho thấy vào năm 2021, Việt Nam ghi nhận tổng sản lượng gạo đạt 44 triệu tấn, với xuất khẩu đạt 3,133 tỷ USD. 

Theo dữ liệu từ Statista, năm 2021, sản lượng gạo của Thái Lan đạt 21,4 triệu tấn, tăng 2,18 triệu tấn so với năm 2020.


Thái Lan và Việt Nam là những thị trường xuất khẩu gạo lớn trên thế giới 
Thái Lan và Việt Nam là những thị trường xuất khẩu gạo lớn trên thế giới 

Giá gạo sẽ chịu áp lực vì lệnh cấm của Ấn Độ. Nhìn chung, giá trị xuất khẩu nói chung sẽ tăng và điều này tốt cho cả Thái Lan và Việt Nam.

Varma nói: “Bất kỳ nhà nhập khẩu nào từ Ấn Độ cũng sẽ tìm cách tiếp cận và nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan”.

Nikkei cho biết đầu tháng 10 tới sẽ có chuyến thăm tới Việt Nam của người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan. Hai bên sẽ hội đàm về việc tăng giá xuất khẩu gạo.

Theo ghi nhận, sau khi Ấn Độ áp thuế, giá gạo xuất khẩu đã bắt đầu tăng lên. Dữ liệu từ Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) trước đó cho thấy giá gạo xuất khẩu tháng 8 của Thái Lan đạt 446 USD/ tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó, giá gạo Việt Nam đạt mức 385 USD/ tấn.

Các mặt hàng gạo nguyên liệu trong nước cũng ghi nhận đi lên. Giá gạo nguyên liệu IR 504 hôm 15/9 ở mức 8.250 - 8.300 đồng/kg, gạo thành phẩm IR 504 8.850 - 8.900 đồng/kg. Giá cám khô 7.750 - 7.850 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg trong khi giá tấm cũng tăng 50 đồng/kg khi ở mức 8.400 - 8.500 đồng/kg.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

1 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

1 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

1 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

1 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

2 ngày trước