meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Gạo Việt “chiếm sóng” trên thị trường quốc tế, đang dần thế chỗ gạo Thái

Thứ hai, 31/10/2022-14:10
Gạo Việt hiện đang tự mình quyết định giá bán thay vì nhìn vào gạo Thái để định giá xuất khẩu, thường rẻ hơn 10-50 USD/ tấn. Hiện nay, gạo Việt Nam đã chiếm lĩnh được nhiều thị trường của gạo Thái Lan.

Nhiều giống gạo chất lượng cao đang ngày càng được đưa vào sản xuất với giá thành cạnh tranh và hưởng lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do. Trên thị trường cao cấp, gạo Việt được các doanh nghiệp đang tích cực đưa vào nhiều hơn.

Dần thay thế gạo Thái

Thông tin từ Bộ NN&PTNT cho thấy giá gạo 5% tấm của Việt Nam trong tháng 10 là 425-430 USD/ tấn. Đây là mức cao nhất tính từ tháng 11 năm 2021 đến hiện tại. Theo đó giá gạo 5% tấm của Việt Nam cao hơn so với giá cùng loại của Thái Lan 18-27 USD/ tấn và của Ấn Độ 48-51 USD/ tấn. Nhờ đó, xuất khẩu gạo đạt hơn 6 triệu tấn, thu về gần 3 tỷ USD, tăng hơn 17% và hơn 7% tương ứng về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Các doanh nghiệp cho rằng đó không phải là lần đầu tiên giá gạo Việt cao hơn so với gạo Thái Lan (đây là đối thủ lớn nhất trong xuất khẩu cùng phân khúc gạo của Việt Nam). Trên thực tế, việc gạo Việt bán cao hơn gạo Thái đã dần trở thành chuyện bình thường trong khoảng 2 năm trở lại đây. Đó là điều mà những năm trước đó rất ít xảy ra vì gạo Việt thường tham chiếu giá gạo Thái để giảm từ 10-50 USD/ tấn để chào hàng mỗi khi xuất khẩu. 


Gạo Việt không còn "tham chiếu" giá gạo Thái trước khi xuất khẩu
Gạo Việt không còn "tham chiếu" giá gạo Thái trước khi xuất khẩu

Hiện gạo Việt đang dần thay thế gạo Thái cả ở sân nhà lẫn trên thị trường quốc tế đến mức Thái Lan cũng phải thay đổi chiến lược vì sự lớn mạnh của gạo Việt.

Theo ông Nguyễn Duy Thuận, tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời, người tiêu dùng Việt trước đây thường ra chợ mua các loại gạo nhập khẩu từ thái Lan vì gạo Thái dẻo thơm hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội địa những năm gần đây đã nghiên cứu ra nhiều loại gạo ngon, do đó người bán lấy gạo Việt để bán tuy nhiên, vẫn nói gạo Thái theo thói quen.

Trong khi, theo ông Phạm Thái Bình, tổng giám đốc Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), gạo Việt giống Japonica (Nhật) của Công ty Trung An không chỉ xuất khẩu sang châu Âu mà còn được xuất khẩu sang Thái Lan. Ông Bình cho biết: “Một số loại gạo Việt cùng loại gạo Thái có giá cao hơn và các thương nhân Thái cũng đang e ngại trước sức cạnh tranh của gạo Việt, có thể chiếm sóng gạo Thái”.

Mới đây, gạo Việt cũng tạo dấu ấn bởi món cơm chiên lần đầu sử dụng gạo ST25 đến từ Việt Nam trở thành bữa trưa đặc biệt ở Văn phòng Nội các Nhật Bản. Trong khi đó, thương hiệu “Cơm Việt Nam” được bày bán trên kệ 4.000 siêu thị ở Pháp.

Giá thành và độ tươi mới giúp tăng sức cạnh tranh

Theo ông Phạm Thái Bình, thị trường châu Âu đang rất chuộng các loại gạo chất lượng cao của Việt Nam. Doanh nghiệp của ông có được nhiều đơn hàng lớn, tuy nhiên phải từ chối bớt vì khả năng cung ứng không đủ. Ông chia sẻ: “Giá gạo xuất sang thị trường châu Âu rất cao, dao động từ 700 - 1.250 USD/tấn. Hàng tháng, chúng tôi xuất khoảng 30 container gạo sang thị trường này”.

Ông Bình cho biết nông dân, ngành nông nghiệp và doanh nghiệp Việt qua nhiều năm nỗ lực đã có một số loại gạo bán giá cao hơn gạo Thái. 

Ông nhìn nhận rằng một số gạo cấp trung bình thì gạo Việt Nam có chất lượng cao hơn, dù gạo Thái cùng chủng loại nhưng chưa phải gạo mới do tồn kho.

Gạo Việt “chiếm sóng” trên thị trường quốc tế, đang dần thế chỗ gạo Thái - ảnh 2

Doanh nghiệp Thái thường mua gạo của dân vào chính vụ rồi xay xát để đưa vào kho xuất khẩu. Trong khi đó, do mùa vụ tại Việt Nam linh động nên doanh nghiệp mua gạo từ dân rồi xay xát và xuất khẩu ngay. Do vậy, so với gạo Thái, gạo Việt tươi mới hơn nhiều.

Theo ông Thuận, Việt Nam và Thái Lan hiện nay sản xuất tương đồng nhau, ví dụ về đa dạng các giống lúa như gạo trắng, gạo dẻo, gạo thơm, gạo hạt dài, hạt ngắn… về thương hiệu, chất lượng. Quốc gia nào cũng có những sản phẩm đoạt giải cao ở các cuộc thi uy tín trên thế giới.

Ông Thuận cho biết: “Tuy nhiên về năng suất, nông dân Việt sản xuất lúa có năng suất cao hơn gấp đôi so với Thái Lan. Gạo trắng Việt những năm gần đây có giá bán cao hơn gạo trắng Thái. Và vì không thể cạnh tranh với Việt Nam nên Thái Lan đã quyết định từ bỏ phân khúc gạo trắng, và tập trung vào gạo thơm. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, gạo thơm Việt Nam cũng đã đoạt giải ngon nhất nhì thế giới”.

Chủ tịch Viện Nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên Nhật Bản Akio Shibata nói với tờ Nikkei Asia rằng năng suất lúa của Thái thấp hơn nhiều so với Việt Nam khi trung bình đạt 454kg/rai (0,16ha) so với con số 803kg/rai của Việt Nam.

Chiến lược đang đi đúng hướng

Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết trong những năm gần đây, ngành gạo Việt đang có sự dịch chuyển từ gạo ở phân khúc thấp sang phân khúc cao.

Cơ cấu chủng loại gạo trong nửa đầu năm nay tiếp tục có sự chuyển biến tích cực phù hợp với định hướng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu đã được thông qua. Tỉ lệ xuất khẩu gạo trắng hiện ở mức 44,7%, gạo thơm các loại là khoảng 33,4%.

Theo đó, xuất khẩu gạo tới những thị trường khó tính tăng trưởng mạnh. Ví dụ như 8 tháng năm nay, thị trường Mỹ tăng hơn 84%, thị trường EU tăng hơn 82%.

Gạo Việt “chiếm sóng” trên thị trường quốc tế, đang dần thế chỗ gạo Thái - ảnh 3

Theo ông Nguyễn Sĩ Lâm, giám đốc Sở NN&PTNT An Giang, hiện có hơn 20 doanh nghiệp đang liên kết tiêu thụ theo chuỗi cánh đồng lớn ở An Giang nên chất lượng và giá trị lúa gạo ngày càng tăng.

Ông Lâm nhận định rằng: “Doanh nghiệp tổ chức vùng nguyên liệu, cấp mã vùng trồng thông qua hợp tác xã, diện tích liên kết tăng lên và sản xuất theo quy trình kỹ thuật. Bà con đều đáp ứng toàn bộ tiêu chuẩn khắt khe để xuất khẩu vùng trồng, theo đó chất lượng gạo ngày một đi lên. 

Giá tốt lên đồng nghĩa với thị trường tốt lên. Gạo chất lượng cao sẽ xuất hiện thế chỗ cho gạo chất lượng không gao. Bà con vừa qua đã bán lúa tươi hơn 7.000 đồng/ kg, lúa hạt tròn của Nhật. Do đó, tôi cho rằng xuất khẩu gạo Việt tăng lên về giá trị, đi ngang với Thái Lan là điều hiển nhiên”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

17 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

17 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

17 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

17 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước