Gạo ST25 Việt Nam được giới quan chức Nhật Bản ưa thích, giá đắt hơn gạo Thái Lan
Theo Nhịp sống Kinh doanh, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản thông tin, đại diện Công ty TNHH Spice House - Đơn vị phân phối gạo AAN ST25 tại Nhật Bản mới đây đã phối hợp với Ngân hàng Kiraboshi và Công ty Suntomi International - Một công ty nhập khẩu, để đưa sản phẩm gạo ST25 của Việt Nam - Loại gạo từng đạt danh hiệu “Gạo ngon nhất thế giới” vào năm 2019, tới với người tiêu dùng Nhật Bản.
Để được lưu hành chính thức tại thị trường này, gạo AAN ST25 đã vượt qua hơn 600 tiêu chuẩn khắt khe nhất của Chính phủ Nhật Bản và những yêu cầu rất cao của người tiêu dùng quốc gia này. Vì vậy, để đưa đào loại gạo đặc biệt này vào thị trường Nhật Bản đã đánh dấu bước thành công lớn cho nhà sản xuất cũng như các đơn vị thương mại.
Đối tác Nhật Bản đề nghị nhập thêm gạo Việt Nam
Tân Long Group là đơn vị đã xuất khẩu thành công gạo ST25 thương hiệu AAN của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Phó tổng giám đốc Nguyễn Chánh Trung cho biết, chủ trương ngay từ đầu của Tân Long và nhà nhập khẩu là đưa gạo AAN ST25 vào Văn phòng Nội các Nhật Bản. Bởi, nơi này sẽ kiểm tra chất lượng gạo ST25 của Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản cũng đã tài trợ một phần kinh phí để doanh nghiệp có thể đưa hàng sang đây như kinh phí kiểm định, đánh giá, kiểm tra và phân tích hóa chất tại phòng lab…
Xuất khẩu thủy sản trong tháng 8 tiếp tục hạ nhiệt
Sau khi liên tiếp duy trì ở mức trên 1 tỷ USD từ tháng 3 tới tháng 6, xuất khẩu thủy sản trong tháng 7 tại Việt Nam đã hạ nhiệt xuống dưới 1 tỷ USD và tiếp tục chiều hướng này trong tháng 8 với doanh số ở mức 917 triệu USD, thấp hơn 3% so với kim ngạch trong tháng 7.Trị giá xuất khẩu dệt may đạt trên 3 tỷ USD tháng thứ 5 liên tiếp
Từ tháng 3 đến tháng 7/2022, ngành dệt may Việt Nam liên tiếp ghi nhận trị giá xuất khẩu đều đạt trên 3 tỷ USD.Nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Đài Loan có thể phải đối mặt với biện pháp phòng vệ thương mại
Với tổng 15 báo cáo phản hồi hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam uy hiếp thị trường nội địa Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam đứng ở vị trí thứ 2, chiếm 14,6% tổng số báo cáo.Tại sự kiện ra mắt gạo AAN tại Nhật Bản, ông Nguyễn Chánh Trung chia sẻ: “Chi phí để kiểm định đưa gạo vào Nhật Bản rất đắt đỏ. Lô xuất khẩu vừa rồi cũng mất khoảng 13.000 USD. Mức phí này là rất lớn đối với ngành gạo, nhưng may mắn là chúng tôi được Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho khoản này”.
Ông cho biết thêm, bên đối tác cũng có kế hoạch đặt hàng lâu dài, nhận hàng rồi bảo quản trong khi mát để giữ chất lượng gạo ổn định trong vòng 6 tháng và phân phối tới các siêu thị, cửa hàng bán lẻ.
Sau khi nhập khẩu 100 tấn gạo đầu tiên, đối tác đã đề nghị tăng quy mô nhập khẩu gạo ST25 thương hiệu AAN. Con số sẽ tăng gấp nhiều lần tùy theo nhu cầu trên thị trường. Gạo ST25 tại thị trường Nhật Bản nằm trong phân khúc gạo cao cấp có giá cao hơn gạo Thái Lan. Theo kế hoạch, đầu năm 2023, Tân Long sẽ xuất khẩu đều đặn các lô gạo AAN ST25 sang thị trường Nhật Bản từ 100 - 200 tấn mỗi chuyến.
Mục tiêu tăng trưởng bền vững tại thị trường khó tính nhất
Tại thị trường Nhật Bản, gạo ST25 đang được phổ biến rộng rãi nhờ vào quan hệ kinh doanh của Gạo AAN - Tân Long với các đối tác Nhật Bản, đồng thời cũng thông qua Ban dự án của Ngân hàng Kiraboshi Nhật Bản tổ chức xúc tiến.
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản - Ông Tạ Đức Minh cũng rất quan tâm và thúc đẩy thương vụ lớn này bao gồm cả việc giới thiệu khách hàng cũng nhiều công ty phân phối tại Nhật, các công ty truyền thông, đưa tin về sự kiện…
Riêng hạng mục đưa gạo AAN vào Văn phòng Nội các Nhật Bản, ông Minh là người có công rất lớn. Cho tới bây giờ, Văn phòng Nội các Nhật Bản mới chấp nhận sử dụng gạo ST25 thương hiệu AAN.
Ngoài ra, có khoảng 1,5 triệu người dân từ các nước như Việt Nam (khoảng 450.000 người), Trung Quốc, Philippines… đang sinh sống tại Nhật Bản trong bấy lâu nay vẫn đang tìm kiếm các loại gạo thơm hạt dài của Việt Nam để sử dụng nhưng khá khó kiếm nên phải mua gạo Thái Lan. Do đó, khi gạo AAN ST25 chính thức vào thị trường Nhật đã được đông đảo người dân ủng hộ và có thể cạnh tranh với gạo nội địa.
Ông Trung cho biết: “Về lâu dài, nhu cầu cùng tiềm năng tăng trưởng gạo AAN ST25 trên thị trường Nhật là rất lớn. Tuy nhiên phải đi từng bước, phải đi vào thị trường từ 1.000 tấn, tương đương 200.000 túi gạo loại 5 kg, quy mô vào thị trường bán lẻ không hề nhỏ. Năm đầu tiên xây dựng thị trường như vậy là để đảm bảo an toàn, đáp ứng vừa đủ nhu cầu, tránh gây thừa thãi dẫn tới việc lưu trữ lâu làm hỏng chất lượng gạo.
Công ty sẽ để đối tác quyết định khối lượng nhập khẩu vì họ chịu trách nhiệm đầu ra. Khi tín hiệu thị trường tốt thì họ sẽ lên kế hoạch tăng nhập khẩu. Chúng tôi sẽ không kỳ vọng lớn vào số lượng mà mục tiêu là duy trì thị trường ổn định vì chất lượng mới là quan trọng nhất. Đối tác cũng hiểu ý của chúng tôi nên khi hàng về tới Nhật Bản, họ sẽ bảo quản trong kho mát để đảm bảo chất lượng không mất đi”.
Tiến tới thị trường mới
Hai dòng lúa mà Tân Long đang sản xuất là ST25: ST25 lúa - tôm theo hướng hữu cơ và ST25 thường. Gạo ST25 lúa - tôm hướng hữu cơ được đảm bảo các tiêu chí về hóa chất và kim loại nên công ty yên tâm xuất khẩu sang Nhật Bản - Thị trường có tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm hàng đầu thế giới.
Để có đủ nguồn cung gạo ST25 lúa - tôm xuất khẩu và tiêu thụ nội địa thì trong năm 2022, doanh nghiệp sẽ xuống giống khoảng 3.000ha. Với quy mô này sẽ đủ để phân phối cả thị trường nội địa và xuất khẩu sang Nhật Bản, thậm chí còn thâm nhập vào một số thị trường mới. Như vào tháng 10 tới, Tân Long sẽ đưa ST25 lúa - tôm tới hội chợ tại Paris (Pháp).
Tờ giới thiệu đặt tại Văn phòng Nội các Nhật Bản, gạo thơm ST25 được ghi thông tin là loại gạo thơm ngon nổi tiếng đến từ Việt Nam. Công ty TNHH Spice House đã thành công đưa gạo ST25 tới thị trường Nhật Bản sau hơn một năm đàm phán và kiểm định chất lượng. Gạo thơm ST25 được đảm bảo từ việc gieo trồng, theo dõi chất lượng, thu hoạch, đóng gói, bảo quản. Các quy trình này được kiểm soát rất chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng gạo tốt nhất, hạt cơm có vị ngọt tự nhiên.
Có thể thấy, việc gạo ST25 thành công xuất khẩu sang Nhật Bản là minh chứng cho thấy Việt Nam không chỉ xuất khẩu nhiều gạo mà gạo còn rất ngon, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất của thị trường Nhật Bản.