Eurozone vẫn “đau đầu” hạ nhiệt cơn bão lạm phát
BÀI LIÊN QUAN
Chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại sau báo cáo lạm phátYếu tố này đang khiến lạm phát mãi không chịu dừngKhủng hoảng giá điện tại châu Âu: Thị trường xe EV đi về đâu?Theo Báo Tin Tức, châu Âu đã thoát khỏi những khó khăn của dịch bệnh Covid 19 - một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất lịch sử, nhờ sức mạnh và tinh thần đoàn kết. Thế nhưng, “lục địa già” lại tiếp tục rơi vào vòng xoáy mới trong bối cảnh các biện pháp hồi phục kinh tế còn chưa ghi nhận kết quả. Đời sống kinh tế và hàng hóa tiêu dùng đã bị ảnh hưởng bởi những hệ lụy từ xung đột tại Ukraine. Hậu quả là lạm phát đã tăng cao chưa từng thấy tại Eurozone (khu vực sử dụng đồng tiền chung euro). Đa số các dự báo đều chỉ ra rằng châu Âu đang cận kề suy thoái.
Những gói cứu trợ trăm tỷ euro
Giá năng lượng đã liên tục tăng phi mã dù chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã diễn ra hơn 9 tháng. Theo đó, đa số các nước châu Âu vốn phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga đều rơi vào trạng thái vô cùng khó khăn và buộc họ phải đưa ra những chính sách đặc biệt nhằm bảo vệ nền kinh tế quốc gia.
Hàng trăm tỷ euro đã được giải ngân tại Liên minh châu Âu EU nhằm ứng phó với khủng hoảng năng lượng. Các chính phủ đã cố gắng đưa ra những giải pháp chưa từng có, từ hạn chế giá điện, giá khí đốt đến giải cứu các doanh nghiệp năng lượng đang gặp khó hoặc hỗ trợ cho các hộ gia đình trực tiếp.
Dù EU đã tích một núi nợ để cứu nền kinh tế thoát khỏi đại dịch nhưng chi tiêu công vẫn tiếp tục. Theo đó, việc cứu trợ hàng trăm tỷ euro cho cuộc khủng hoảng năng lượng đã khiến chi phí sinh hoạt và lạm phát tăng cao, ngoài ra còn làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế.
Lạm phát tại Eurozone liên tục lập kỷ lục trong nhiều tháng. Trong tháng 10 vừa qua, lạm phát tại đây là khoảng 10,7%, vượt quá mức 9,9% của tháng 9. Trong khi đó, 9,9% là mức cao nhất trong 23 năm của khu vực.
Xe điện Trung Quốc có thể chiếm 18% thị phần xe điện châu Âu trong 3 năm tới
Xe điện Trung Quốc ngày càng được người dân châu Âu ưa chuộng. Theo dự đoán của Fitch Solutions, đến năm 2025 cứ 6 xe điện được bán ra ở châu Âu sẽ có 1 chiếc là đến từ các thương hiệu Trung Quốc.Chứng kiến giá khí đốt lao dốc, kho chứa lại sắp đầy, châu Âu đứng trước quyết định khó
Châu Âu lâm cảnh tiến thoái lưỡng nan khi giá khí đốt bất ngờ giảm mạnh. Với tình trạng kho chứa gần đầy, họ không biết nên giữ hay nên bán đi.Giá khí đốt tại châu Âu giảm gần đáy: Thương nhân để tàu trôi dạt ngoài bờ chờ giá phục hồi
Khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã giảm giá tới 70% so với cuối tháng 8 vì châu Âu đã lấp đầy các kho dự trữ và thời tiết không còn quá khắc nghiệt. Việc này khí thị trường năng lượng lại rơi vào thế khó mới.Thậm chí Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) còn công bố đỉnh cáo lạm phát mới vượt xa mức dự báo 10,2% mà các chuyên gia kinh tế đã đưa ra và đẩy tốc độ tăng giá hàng tiêu dùng trong khu vực cao gấp 5 lần so với mục tiêu giữ lạm phát ở mức 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Nền kinh tế lớn nhất Eurozone, Đức, đã chứng kiến lạm phát 10,4% trong tháng 10/2022, cao hơn mức kỷ lục 70 năm chỉ cách đó 1 tháng. Đức đã bỏ ra hơn 100 tỷ euro cho những gói hỗ trợ năng lượng và tiêu dùng vốn chiếm 2,8% GDP nhằm giúp tình hình không tồi tệ hơn. Vừa qua, Đức cũng đã thông qua gói hỗ trợ tiêu dùng và năng lượng có trị giá 200 tỷ euro.
Theo Giám đốc kinh doanh Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (IFO) Timo Wollmershäuser, mặc dù chưa có thông tin kế hoạch chi tiết nhưng việc tăng giá dự kiến hầu hết các mặt hàng của các nhà bán lẻ thực phẩm sẽ tiếp tục đẩy tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng ở mức 2 con số. Ngoài ra, một kịch bản khác có thể xảy ra là sức mua của người tiêu dùng Đức sụt giảm vì giá cả tiếp tục tăng cao, dẫn đến một cuộc suy thoái mùa Đông.
Ý ghi nhận mức lạm phát cao nhất trong vòng 4 thập kỷ là 11,9% trong tháng 10, cũng đã bỏ ra 59,2 tỷ euro (3,3% GDP) trong 2 tháng nhằm bảo vệ doanh nghiệp và các hộ gia đình né được những hậu quả của việc giá nhiên liệu tăng cao.
Đứng thứ 3 về gói hỗ trợ là Pháp khi quốc gia này chi 53,6 tỷ euro (2,2% GDP). Tổng cộng các quốc gia EU đã chi 314 tỷ euro nhằm đối phó với khủng hoảng năng lượng.
Các chính phủ tung ra những gói cứu trợ hàng trăm tỷ euro để ứng phó lạm phát, nhưng người tiêu dùng tại khu vực này có vẻ như vẫn chật vật khi bão giá liên tục ảnh hưởng đến đời sống buộc họ phải thay đổi thói quen mua sắm - điều chưa từng xảy ra kể từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80.
Triển vọng kinh tế khu vực vẫn chưa thể cải thiện
Người tiêu dùng buộc phải thắt chặt chi tiêu, kiểm soát chi phí nhằm hạn chế những ảnh hưởng của lạm phát với các hoạt động mua sắm mỗi ngày trong bối cảnh chịu sức ép lạm phát gia tăng từ đầu năm 2022 vì giá năng lượng không ngừng biến động, thu nhập có thể giảm sút và chi phí đầu vào tăng cao do tình trạng nguồn cung khan hiếm…
Có khoảng 58% người tiêu dùng đã buộc phải cắt giảm nhu cầu cơ bản, trong đó có khoảng 35% người tiêu dùng phải dùng tiền tiết kiệm hoặc vay nợ để chi trả các hóa đơn.
Sau đại dịch Covid 19, những khoản tiền tiết kiệm đã được rút bớt để đáp ứng chi phí sinh hoạt hàng ngày. Ngân sách của các hộ gia đình trên khắp châu Âu đang chịu ảnh hưởng vì giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao, trong khi nguồn cung năng lượng thiếu hụt buộc người dân và các doanh nghiệp phải chật vật đối mặt với tình trạng có thể mất điện vào mùa Đông này.
Theo đó, nhiều người đã chuyển sang mua hàng tại các cửa hàng tạp hóa giảm giá, mua đồ nhãn hiệu bình dân thay vì thương hiệu có tiếng như trước. Ngoài ra, một số khảo sát cũng cho thấy có hơn 50% người được hỏi cho biết họ ít đặt đồ ăn hơn, và 47% nói rằng sẽ hạn chế đến nhà hàng, quán cà phê hay quán bar.
Ngành hàng tiêu dùng nhanh ghi nhận tăng trưởng doanh số giảm từ 3% của cùng kỳ còn 1,5%. Sự đóng góp vào tăng trưởng này xuất phát từ nhu cầu mua sắm vốn bị giai đoạn dịch bệnh dồn nén cũng đã sụt giảm.
“Do khả năng giá tăng cao hơn vì chi phí đầu vào cao và giá năng lượng chưa ổn định, mức độ sẵn sàng chi tiêu của người tiêu dùng đang bị ảnh hưởng và xu hướng du lịch có thể giảm”, theo chuyên gia Ananda Roy thuộc Công ty Phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường Mỹ (IRI).
Eurostat đã công bố số liệu thống kê cho thấy nền kinh tế Eurozone đang tiếp tục suy yếu mặc dù ECB tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm lên mức 2% lần thứ 3 liên tiếp nhằm chống lại tình trạng lạm phát leo thang và tuyên bố có thể đưa ra những đợt tăng lãi suất tiếp theo.
Theo dự báo của ông Ken Wattret, Trưởng Bộ phận phân tích kinh tế châu Âu của S&P Global Market Intelligence, những khó khăn liên quan đến năng lượng đối với các hoạt động kinh tế vào mùa Đông sẽ gây nên một cuộc suy thoái ngắn nhưng sâu. Theo ông, GDP của Eurozone ở đợt suy thoái này sẽ giảm khoảng 1% trong vòng 3 tháng cuối của năm và quý I năm 2023.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hơn một nửa số quốc gia Eurozone trong mùa đông năm nay sẽ rơi vào tình cảnh suy thoái kỹ thuật với ít nhất 2 quý suy giảm sản lượng kinh tế liên tiếp và sẽ giảm trung bình khoảng 1,55. Theo các nhà phân tích, sản lượng kinh tế và thu nhập của châu Âu trong năm tới sẽ giảm gần 500 tỷ euro so với mức trước xung đột tại Ukraine. đây là một bằng chứng rõ ràng cho thấy những tổn thất kinh tế lớn mà Eurozone phải gồng gánh vì ảnh hưởng của cuộc xung đột địa chính trị.
Các nhà hoạch định chính sách châu Âu hiện đang gặp khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn chính sách nhằm đối phó với những tác động của tăng trưởng yếu đi kèm với lạm phát cao. Việc thắt chặt chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kìm hãm lạm phát hay thực hiện các biện pháp hỗ trợ hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương ứng phó với cuộc khủng hoảng là điều cần thiết.
Cần sẵn sàng điều chỉnh chính sách theo cả 2 hướng trong bối cảnh phức tạp như hiện nay để phản ứng kịp thời với diễn biến cụ thể, phục thuộc vào những số liệu chỉ ra rằng lạm phát cao hơn hay cuộc suy thoái sâu hơn.
Việc tiếp tục tăng lãi suất hiện cũng là một chính sách bảo hiểm chống lại rủi ro, bao gồm giảm lạm phát kỳ vọng. Việc ECB tăng lãi suất lần thứ 3 cho thấy họ sẵn sàng giải quyết những sức ép lạm phát của châu Âu.
Thế nhưng, với quan điểm ban đầu là nâng lãi suất lên mức trung tính, nghĩa là mức mà không thúc đẩy và không hạn chế sự tăng trưởng, một số nhà hoạch định chính sách nhận định rằng ECB hành động chưa đủ mạnh để kìm hãm lạm phát cao.