Ế khách quanh năm, doanh nghiệp dịch vụ ăn uống ở TP.HCM “nối đuôi nhau” trả mặt bằng
BÀI LIÊN QUAN
Tiềm năng nào cho thị trường BĐS bán lẻ trong năm 2022?Hàng loạt "ông lớn" bung hàng, mặt bằng bán lẻ TP. Hồ Chí Minh khởi sắcHà Nội: Thị trường văn phòng, bán lẻ khởi sắc, căn hộ đã hết ảm đạmTheo báo thị trường mặt bằng bán lẻ trong quý 1/2022 của Savills Việt Nam cho hay, TP HCM ghi nhận số lượng mặt bằng bị trả lại tại các khối đế bán lẻ và 27 trung tâm thương mại, có 43% diện tích là ngành hàng thời trang và 25% là ngành hàng ăn uống (F&B). Trong đó, các thương hiệu F&B trong nước bị ảnh hưởng lớn nhất và chiếm tới 58% diện tích mặt bằng ăn uống trả lại.
Cũng theo báo cáo từ CBRE Việt Nam, trong quý I, số lượng khách hàng hỏi thuê mặt bằng bán lẻ tại thị trường TP HCM ghi nhận sự sụt giảm đáng kể so với thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát. Trong đó, các ngành giảm yêu cầu thuê mạnh nhất là ở ngành hàng dịch vụ ăn uống, thời trang.
Nhiều khu ẩm thực nổi tiếng vốn là nơi thu hút giới trẻ nằm ở khu vực trung tâm TP.HCM như quận 1, quận 2, quận 10, Bình Thạnh vẫn còn số lượng lớn mặt bằng bỏ trống, phần lớn trong số đó là nhà mặt tiền và chưa thể lấp đầy đến đầu quý 2/2022. Trong số đó, có nhiều mặt bằng từng được các đơn vị F&B thuê, nhưng hiện đã bỏ trống 1-2 năm nay và chưa có động thái mở cửa hoặc cải tạo lại.
Đơn cử như tại quận 1, dọc tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ hiện nay vẫn có khá nhiều mặt bằng bị trống hơn một năm, đang có giá chào thuê 14.000-15.000 USD một tháng. Khu vực gần phố Tây Bùi Viện, quận 1, nhiều mặt bằng bán lẻ đôi (hai căn nhà ghép lại) hoặc căn góc nằm trên trục đường Nguyễn Thái Học và Phạm Ngũ Lão vốn rất được các đơn vị kinh doanh F&B ưa chuộng, hiện cũng đang trong tình trạng ế dài, có giá chào thuê 12.000-15.000 USD/tháng.
Những diễn biến ảm đạm này cho thấy mặt bằng bán lẻ cho thuê vẫn chưa có nhiều tiến triển trong quý đầu tiên của năm dù dịch bệnh đã được kiểm soát cơ bản và kinh tế đang dần phục hồi. Thậm chí, các mặt bằng bán lẻ ở khu vực xa trung tâm, ngoại thành vẫn chưa dứt xu hướng giảm giá thuê từ 10-20% so với các năm trước do khách hỏi thuê ít, vị trí không thuận lợi bằng các mặt bằng nằm trong trung tâm thành phố.
Nguyên nhân từ sự việc nói trên là do trong quý 1/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt khoảng 266.942 tỷ đồng, ghi nhận giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm chủ yếu tập trung ở nhóm ngành dịch vụ như ăn uống, du lịch, karaoke, vũ trường, massage. Đây là những nhóm ngành mở cửa hoạt động trở lại theo lộ trình, vì thế doanh thu không cao, vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài ra còn phải kể đến các nguyên nhân khác thói quen thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng thời hậu dịch, thu nhập giảm, giá cả một số hàng hóa tăng cao khiến sức mua chưa đạt như kỳ vọng.
Tuy nhiên, cả Savills và CBRE đều đưa ra dự báo doanh thu thương mại và dịch vụ trong những quý tiếp theo có thể sẽ đạt mức tăng trưởng dương trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố trở nên sôi động hơn và sức tiêu thụ của người dân tăng trở lại. Điều này có thể sẽ được kiểm chứng thông qua các kỳ nghỉ lễ dài, xu hướng mua sắm vui chơi của người dân tăng cao như trước khi dịch bệnh bùng phát.