meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hàng loạt "ông lớn" bung hàng, mặt bằng bán lẻ TP. Hồ Chí Minh khởi sắc

Thứ năm, 28/04/2022-10:04
Trong quý I/2022, hàng loạt doanh nghiệp địa ốc đang liên tục thông báo mở bán dự án bất động sản bán lẻ với số lượng lớn ở TP. Hồ Chí Minh, báo hiệu một sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường trong thời gian tới.

Nhiều ông lớn “bung hàng”

Ngay từ đầu năm 2022, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bán lẻ đã bắt đầu trở lại cuộc đua. Hàng loạt dự án mới được khởi công xây dựng, nhiều sản phẩm được tung ra trong thời gian qua đã giúp thị trường của phân khúc bất động sản này có nhiều chuyển biến tích cực về cả cung và cầu.


Thị trường mặt bằng bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh phục hồi mạnh mẽ trong quý I/2022.
Thị trường mặt bằng bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh phục hồi mạnh mẽ trong quý I/2022.

Theo báo cáo của Savills Việt Nam, trong quý I/2022, tổng nguồn cung bán lẻ của toàn thị trường TP. Hồ Chí Minh đạt 1,5 triệu m2, giữ ổn định theo quý và theo năm. Trước đà phục hồi của nền kinh tế, các chủ đầu tư đang tăng tốc xây dựng để đón đầu cơ hội phát triển. Dự kiến trong chín tháng tới, thành phố sẽ có thêm 90.000 m2 diện tích bất động sản bán lẻ đến từ 7 dự án được đưa vào hoạt động, trong đó có 74% là các dự án ở ngoài trung tâm.

Một số ông lớn như AEON và Emart đang có kế hoạch mở rộng diện tích kinh doanh từ TP. Hồ Chí Minh sang các vùng lân cận. Cụ thể, AEON dự tính sẽ mở thêm một trung tâm thương mại tại huyện Hóc Môn, Thaco cũng sẽ phát triển thêm 2 dự án Emart tại quận 2 và Gò Vấp.


Công suất và giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh từ năm 2018 đến hết quý 1/2022.
Công suất và giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh từ năm 2018 đến hết quý 1/2022.

Giới chuyên gia của Savills Việt Nam dự kiến, nguồn cung bán lẻ đến năm 2025 sẽ đạt gần 400.000 m3 đến từ 24 dự án. Các thương hiệu quốc tế lớn như Columbia, Arabica, Ain & Tulpe sẽ đổ bộ vào Việt Nam, Các nhãn hàng quốc tế vốn bị trì hoãn vì dịch bệnh trong năm 2021 như Bath & Body Works, Prima Donna và Sports Direct đang có kế hoạch hoạt động tại Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội tiếp tục là điểm đến của khách thuê mới.

Dù nguồn cung tăng nhanh nhưng công suất lấp đầy các mặt bằng kinh doanh ở TP. Hồ Chí Minh vẫn duy trì ở mức cao. Báo cáo của Savills cho biết, công suất cho thuê trung bình của thành phố đạt 92%. Và chính động thái gia nhập và mở rộng diện tích kinh doanh của các thương hiệu nổi tiếng đã hỗ trợ cho công suất này.

Trong quý I/2022 còn ghi nhận đà tăng giá mặt bằng bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh. Theo số liệu của Savills, giá chào thuê trung bình của mặt bằng kinh doanh ở vùng ven thành phố là 1,2 triệu đồng/ m2/ tháng, tăng 3% so với quý trước và năm 2021. Đặc biệt, những dự án nằm trong trung tâm thành phố có giá chào thuê chạm mốc 3 triệu đồng/ m2/ tháng.


Dự kiến nguồn cung mặt bằng bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh trong tương lai.
Dự kiến nguồn cung mặt bằng bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh trong tương lai.

Các chủ nhà cho thuê đặt nhiều kỳ vọng vào đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Vì vậy, họ đã tung ra nhiều chính sách ưu đãi và giảm giá. Đồng thời, thời gian cho thuê tối thiểu cũng được nâng lên và chính sách tăng giá hàng năm cũng lên tới 10%.

Thách thức từ sự phát triển của thương mại điện tử

Có thể thấy, việc các ông lớn địa ốc liên tục tung hàng trong thời gian gần đây đã tạo nên tín hiệu hồi phục tích cực cho thị trường bất động sản bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, sự phục hồi của nền kinh tế đã giúp các hoạt động kinh doanh, bán lẻ hàng hóa ở TP. Hồ Chí Minh được hoạt động trở lại. Từ đó thúc đẩy nhu cầu thuê mới và mở rộng diện tích kinh doanh của khách hàng.

Ông Troy Griffiths – Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam nhận định, thị trường bất động sản bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh đang phục hồi mạnh mẽ. Phân khúc này phục hồi nhanh khi khách thuê đều có doanh thu tốt và nhiều thương hiệu quốc tế mới đang tham gia vào thị trường.


Thị trường mặt bằng bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh phục hồi nhanh chóng nhờ nhu cầu thuê mới và mở rộng diện tích kinh doanh đang tăng cao sau dịch.
Thị trường mặt bằng bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh phục hồi nhanh chóng nhờ nhu cầu thuê mới và mở rộng diện tích kinh doanh đang tăng cao sau dịch.

Theo Asian Development Outlook 2022, tăng trưởng GDP Việt Nam dự kiến năm 2022 là 65% cao thứ hai trong khu vực châu Á. Riêng TP. Hồ Chí Minh đạt mức tăng trưởng dương là 1,9% sau hai quý liên tiếp phải chịu mức tăng trưởng âm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa lên đến 161 nghìn tỷ đồng, tăng 5% theo năm và chiếm 60% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. Đây là những tín hiệu tích cực cho đà phục hồi của thị trường bất động sản bán lẻ của TP. Hồ Chí Minh và cả nước.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản bán lẻ ở TP. Hồ chí Minh vẫn còn gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của thương mại điện tử, vốn được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh và “thanh trừng” thị trường bán lẻ truyền thống trong tương lai.

Hiện tại, ngành thương mại điện tử ở Việt Nam đang có tốc độ phát triển nhanh. Theo thống kê của của Google Temasek and Bain & Company, trong năm 2021, ngành thương mại điện tử Việt Nam đạt 13 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng 59% theo năm. Đà tăng trưởng này chủ yếu đến từ sự thay đổi thói quen mua sắm do ảnh hưởng của dịch bệnh của người tiêu dùng.


Sự bùng nổ của thương mại điện tử đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng, đặt ra một thách thức lớn cho thị trường bán lẻ.
Sự bùng nổ của thương mại điện tử đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng, đặt ra một thách thức lớn cho thị trường bán lẻ.

Dự kiến, đến năm 2025, ngành thương mại điện tử của Việt Nam sẽ tăng trưởng trung bình 32% mỗi năm, cao nhất trong các nước ở Đông Nam Á. Sự tăng trưởng của ngành thương mại điện tử sẽ khiến khách hàng có xu hướng chọn những mặt bằng có diện tích nhỏ, nằm ngoài trung tâm thành phố để tiết kiệm chi phí vận hành.

Bên cạnh đó, theo số liệu của Bộ Công Thương, hơn 50% dân số Việt Nam hiện nay đang sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến. Shopee, Điện Máy Xanh, Lazada và Tiki là những nền tảng mua sắm trực tuyến đang dẫn đầu thị trường. Những nền tảng này có hơn 42 triệu lượt truy cập mỗi tháng và có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 30% theo năm. Sự phát triển bùng nổ của nền tảng thương mại điện tử này đang đặt ra một thách thức lớn cho thị trường bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh và cả nước.

Thiên Vân
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

Chung cư tiếp tục dẫn đầu giao dịch trên thị trường bất động sản

Ồ ạt bỏ cọc sau khi trúng giá cao: Chuyên gia đề xuất "thuốc đặc trị"

Đưa tình trạng ngập úng vào tiêu chí định giá đất: Một số “khu nhà giàu” có trở nên bớt "nóng"?

“Tắc” hồ sơ đất đai: Ai sẽ chịu trách nhiệm?

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

Đất RSX là gì? Điểm đặc biệt trong quy định sử dụng đất RSX

Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục chạm đáy trong tháng 8

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước